Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Tôi nói gì con cũng bỏ ngoài tai, nhưng sau vài ngày quan sát đã tìm ra bí quyết tuyệt vời để các mẹ tham khảo đấy!


Tôi đã quyết định dành thời gian theo dõi con trong nhiều ngày, quan sát thật cặn kẽ và tôi phát hiện ra 3 điều.

Khi Trung tâm Nghiên cứu Pew ở Washington, DC, tổ chức một cuộc khảo sát về kỹ năng quan trọng nhất mà trẻ em cần để thành công, thì câu trả lời được nhiều bình chọn hơn cả toán học, khoa học, thậm chí tinh thần đồng đội chính là giao tiếp. Để có thể truyền đạt những suy nghĩ và ý định một cách rõ ràng cho mọi người là một kỹ năng cần thiết.

Thế nhưng một sự thật là các bậc phụ huynh đều gặp khó khăn trong việc giao tiếp với con cái, trong việc truyền đạt những điều họ muốn đến con để con thực sự hiểu và phản hồi.

Tôi còn nhớ lúc con còn nhỏ, khi tôi muốn nói chuyện với con, con sẽ có 1 trong 3 phản ứng sau:

- La hét

- Phớt lờ rồi tiếp tục tranh giành nhau món đồ chơi gì đó

- Ăn vạ

Còn tôi, tôi chỉ biết im lặng và đảo mắt qua lại nhìn phản ứng của con. Khi con lớn hơn, tôi lại có xu hướng "thuyết giảng" với con bởi tôi vốn là giáo viên. Tôi bắt đầu một cách hài hước và tạm dừng ở điều mà tôi cho rằng là bài học muốn truyền đạt. Nhưng thường thì nó chẳng đọng lại gì trong con cả.

Tôi thử những cách tiếp cận khác, ví dụ như hỏi: "Ngày hôm nay của con như thế nào" với thái độ vui vẻ. Nhưng trái với tâm trạng hào hứng của tôi, mấy đứa con nhìn tôi với đôi mắt ngạc nhiên rồi bảo: "Chả biết gì để kể hết mẹ". Chẳng cách nào có tác dụng cả và tôi có cảm giác như mình xây dựng một gia đình theo "đế chế im lặng".

Tuy nhiên tôi không muốn bỏ cuộc. Tôi nghĩ rằng có một yếu tố nào đó mà tôi đã bỏ qua, chưa xem xét kĩ. Vì vậy, tôi đã quyết định dành thời gian theo dõi con trong nhiều ngày, quan sát thật cặn kẽ và tôi phát hiện ra 3 điều sau:

Quan sát số 1: Con trai tôi không chịu nói chuyện vào buổi sáng. Thằng bé không có điều gì hay ho để nói với bất kỳ ai cho đến khi mắt không còn ghèn và bụng thì no căng - một điểm giống bố nó đến mức khó tin.

Quan sát số 2: Con gái tôi bị như người mất trí vào buổi sáng. Con bé nói nhanh như gió và cáu kỉnh chạy vòng quanh chúng tôi cho đến khi nó mệt lả rồi mới hỏi hỏi mọi người đang làm gì. Sau đó thì con mới sẵn sàng để đi học.

Quan sát số 3: Hai điều trên bị đảo lộn hoàn toàn vào buổi tối. Con gái tôi trầm lặng hơn và không sẵn sàng giải thích những gì đang xảy ra với con. Trong khi con trai tôi thì lại chịu khó giao tiếp hơn vào buổi tối. Thằng bé lắp bắp kể về những gì đang xảy ra trong ngày và tìm cách ngủ muộn như thể có thêm thời gian để nói chuyện.

À, hoá ra tôi chưa chọn đúng khung giờ để nói chuyện với con. Vậy là tôi bắt đầu hỏi han con gái vào buổi sáng, trò chuyện với con trai vào buổi tối. Từ chuyện hỏi xem ngày hôm ấy có vui không cho đến những câu chuyện khác như tại sao không nói người khác ngốc, tại sao đi vệ sinh xong phải xả nước hay ti tỉ thứ hay ho khác trong cuộc sống.

Và nó có tác dụng! Hoá ra chỉ cần chọn thời điểm mà con có thể tiếp thu, lắng nghe và muốn nói chuyện.


Vậy nên lời khuyên tốt nhất của tôi khi nói về vấn đề giao tiếp với con thì không phải là nói hay như một bài diễn thuyết mà chính là thời điểm. Tôi thấy câu "Đúng người, đúng thời điểm" cũng hợp lý phết.

Thay vì liên tục ra lệnh bắt con nghe hay ngồi thuyết giảng thao thao bất tuyệt, chọn thời điểm để nói chuyện với con là quan trọng nhất. Đó là lúc con sẵn sàng để nghe và sẵn sàng để kể. Vì vậy, việc bạn cần làm chính là quan sát con để chọn ra một "múi giờ" phù hợp nhất với con. Mỗi đứa trẻ đều có một "múi giờ" riêng để sinh hoạt, đừng ép con sống theo "múi giờ của người khác mà hãy tôn trọng con. Đó chính là sự kì diệu của thời gian.

Nguồn: Pháp luật và bạn đọc

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 "Giáo dục tình cảm xã hội" cho trẻ mầm non: Thước đo nào kiểm tra giá trị? (6/11)
 Trước 6 tuổi, bố mẹ nhất định không nên ép con mình 4 điều này nếu không sẽ khiến trẻ thua kém bạn bè (6/11)
 Cách giúp trẻ phát triển toàn diện (28/10)
 Khi trẻ con thành nơi 'xả' của cha mẹ (28/10)
 Đừng trách con mặc cảm, hèn nhát hay tham tiền! Nếu không có quan niệm nghèo nàn này của phụ huynh, đứa trẻ sẽ không trở nên như vậy (28/10)
 Phương pháp nuôi dạy con nổi tiếng từ chuyên gia bố mẹ nên biết (28/10)
 Bài toán khó nhất của mọi phụ huynh thời hiện đại chắc chắn là “làm bố mẹ một cách ôn hoà”: Yêu nhưng không được cho roi vọt! (17/10)
 8 sai lầm nuôi dạy con ai cũng mắc (17/10)
 7 hành động của cha mẹ đẩy con ra xa (17/10)
 Băn khoăn của phụ huynh về thời điểm mở cửa trường học (17/10)
 Tại sao kỷ luật lại tốt cho trẻ (17/10)
 4 việc bố nên làm cùng trẻ (29/9)
 Không cần ra lệnh và quát mắng mà con vẫn nghe lời, bố mẹ đã thử chưa? (29/9)
 Chuyên gia giáo dục: Trẻ mặc cảm, tự ti thường hay nói 4 câu này (29/9)
 Nếu con cái được nuôi dưỡng bởi 4 kiểu người mẹ này, tương lai sẽ trở nên xuất sắc (17/9)
 10 cách giúp con lớp 1 học trực tuyến hiệu quả (5/9)
 Muốn con tự lập, mẹ nhất định phải nhớ điều này (5/9)
 Làm theo những bước này, cha mẹ sẽ yên tâm để con tự học (5/9)
 Những sai lầm thường thấy của cha mẹ khiến việc học online của con kém hiệu quả (5/9)
 Các trường dạy online thế nào cho học sinh tiểu học? (28/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i