Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Cách sử dụng thịt cho trẻ ăn dặm

 

Khi trẻ đủ 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu tập cho trẻ ăn các loại thực phẩm như thịt gà, lợn, bò... từ ít đến nhiều.

Theo Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hương, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia, bác sĩ trưởng hệ thống phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome, thịt đỏ chủ yếu là thịt gia súc gồm: thịt trâu, bò, dê, lợn, cừu. Thịt trắng chủ yếu là thịt gia cầm gồm: gà, vịt, chim; ngoài ra còn có thêm thịt cá, lươn và ếch. Màu sắc của thịt do một loại protein trong khối cơ có tên myoglobin quyết định. Thịt đỏ thường có màu sẫm hơn thịt trắng vì chứa hàm lượng myoglobin cao hơn.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ nên ăn dặm khi tròn 6 tháng tuổi, bởi vì lúc này sữa mẹ không đủ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Khi đến tuổi ăn dặm, trẻ có thể ăn được cả thịt đỏ và thịt trắng. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm nào khi trẻ bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thói quen ăn uống của mẹ, gia đình, phong tục tập quán và chủng tộc. Nếu mẹ bị dị ứng với thực phẩm nào thì không nên cho trẻ ăn thực phẩm đó khi mới ăn dặm.

Theo thứ tự thực phẩm cho trẻ ăn dặm, bác sĩ Hương khuyến nghị thời gian đầu cho trẻ tập ăn các loại thịt gà, thịt lợn, thịt bò, lòng đỏ trứng. Không nên cho trẻ ăn lòng trắng trứng ở giai đoạn này bởi vì rất dễ gây dị ứng. Lượng thịt cá ban đầu tương đương với một thìa nhỏ, sau đó tăng lên hai thìa nhỏ. Với trẻ 8 tháng tuổi, mẹ nấu khoảng 20 gram thịt cá tương đương với 4 thìa nhỏ hoặc hai thìa 5 ml. Trẻ 9-11 tháng có thể ăn 25 gram thịt cá tương ứng với 2,5 thìa 5 ml. Trẻ 12-23 tháng tuổi nên cho ăn 30-35 gram.

Với tôm, cá, cua, trẻ nên ăn từ 7 tháng tuổi. Các loại thủy hải sản dễ bị nhiễm vi khuẩn, nếu thực phẩm không tươi có thể làm cho protein phân hủy tạo ra các chất như histamin gây dị ứng cho trẻ. Với thịt đỏ, chế biến ở nhiệt độ cao có thể tạo ra những chất tiềm ẩn làm rối loạn chuyển hóa hoặc thậm chí gây ung thư. Vì vậy, trẻ nên ăn thịt đỏ được chế biến ở nhiệt độ vừa phải như luộc, hấp.

 


Trẻ nên tập ăn dần các loại thịt theo nguyên tắc từ ít đến nhiều. Ảnh: Shutterstock

Các dưỡng chất trong thịt đỏ và thịt trắng

Bác sĩ Hương cho biết, thịt đỏ và thịt trắng có rất nhiều giá trị dinh dưỡng, là nguồn cung cấp protein và axit amin cần thiết cho cơ thể. Axit amin thiết yếu là axit amin mà cơ thể không thể tổng hợp được, phải ăn từ các thực phẩm ngoài. Lượng protein ở thịt đỏ và thịt trắng không khác nhau nhiều. Trong 100 gram thịt lợn có khoảng 19 gram protein, 100 gram thịt gà có khoảng 22 gram protein và trong 100 gram cá hồi có 22 gram protein.

Thịt đỏ và thịt trắng cung cấp các chất béo khác nhau. Thịt đỏ có nhiều axit béo no và cholesterol hơn thịt trắng, trong khi đó tôm và lươn có nhiều cholesterol hơn thịt đỏ. Lipid trong cá là loại lipid tốt hơn và có nhiều axit béo không no, đặc biệt là omega3 (DHA và EPA) rất cần thiết cho việc phát triển trí não và myelin hóa các dây thần kinh. Ngoài ra, thịt đỏ và thịt trắng còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng mà cơ thể không thể tự tổng hợp như các chất khoáng (sắt, kẽm, magie...) và vitamin nhóm B, nhất là vitamin B12. Thịt đỏ có chứa nhiều sắt, kẽm, chất khoáng, còn vitamin nhóm B có nhiều hơn trong thịt trắng.

Thịt đỏ (bò, lợn...) và thịt trắng (gà, vịt...) cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.

Bác sĩ Hương cũng chia sẻ thêm, mỗi loại thịt có ưu, nhược điểm khác nhau. Thịt trắng có những ưu điểm hơn thịt đỏ như có khối nạc nhiều hơn thịt đỏ, ít axit béo no nhưng chứa nhiều axit béo không no cần thiết hơn thịt đỏ, nhất là các omega3 như DHA, EPA. Trong cá có nhiều vitamin D, A hơn thịt đỏ. Cá và tôm cũng chứa nhiều canxi hơn thịt đỏ. Trong các hải sản còn có nhiều iot (tham gia vào thành phần cơ bản của hormone tuyến giáp) hơn thịt đỏ. Nếu thiếu hormone tuyến giáp có thể dẫn đến nhiều bệnh như chậm phát triển trí tuệ, trì độn hoặc gây bướu cổ và suy giáp.

Thịt đỏ cũng có lợi thế hơn thịt trắng như có nhiều sắt, kẽm, vitamin nhóm B. Sắt có nhiều vai trò trong cơ thể như tạo máu, oxy và tham gia vào nhiều quá trình chuyển hóa. Khi thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, làm mệt mỏi, thiếu máu nặng có thể gây khó thở, suy tim. Thiếu sắt còn ảnh hưởng đến trí tuệ, khả năng tập trung ghi nhớ và giảm sức đề kháng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ. Thiếu kẽm thì trẻ sẽ ăn không ngon miệng, kém hấp thu, chậm phát triển. Vitamin nhóm B, đặc biệt là vitamin B12, tham gia vào quá trình chuyển hóa trong tế bào, các hoạt động dẫn truyền thần kinh và quá trình tạo máu.

Theo bác sĩ Hương, mỗi loại thịt cung cấp cho cơ thể những chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy, cần cho trẻ ăn cân đối lượng thịt đỏ và thịt trắng kết hợp với các thực phẩm khác để bổ sung các chất cần thiết giúp phát triển thể chất, trí não và giảm tình trạng mắc bệnh ở trẻ. Nếu trẻ ăn quá nhiều thịt so với nhu cầu và khả năng tiêu hóa sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, khiến chức năng thận và gan phải làm việc nhiều hơn. Điều này cũng có thể khiến trẻ bị táo bón, mất canxi qua nước tiểu. Ngoài ra, nó có thể gây dư thừa năng lượng khiến trẻ bị thừa cân béo phì hoặc mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa lipid.

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 thói quen của một đứa trẻ hạnh phúc đủ đầy, điều cuối cùng rất quan trọng nhưng khối phụ huynh không làm được (6/11)
 Con trai nói buồn ngủ sau khi ngã từ ghế sofa, tuyên bố của bác sĩ khiến mẹ ân hận vì sai lầm khiến con tàn tật suốt đời (6/11)
 Ăn cùng lúc hơn cả ký lựu, người mẹ khóc ròng khi con gái đau bụng, không thể đại tiện trong nhiều ngày (28/10)
 Dù là mối quan hệ thân thiết thì bố mẹ đừng cả nể, hãy biết từ chối đúng lúc vì sự an toàn của con nhỏ (28/10)
 Cho trẻ ăn bữa phụ sao cho đúng cách? (17/10)
 3 nhóm màu sắc nên tránh khi chọn chăn ga cho trẻ, nếu không sẽ ảnh hưởng lớn tới tâm lý và tính cách (17/10)
 Chuyên gia chỉ ra 2 lý do không nên ép con ăn, nghe xong cha mẹ cũng phải gật gù (17/10)
 Cậu bé bị hóc xương cá nhưng không được lấy ra trong nửa năm, sự chủ quan có thể dẫn tới hậu quả khôn lường (17/10)
 Con gái 3 tuổi mất tích, gia đình tìm cả ngày mới phát hiện con ở chỗ không thể ngờ, mẹ đấm ngực ân hận vì sai lầm khó tha thứ (4/10)
 Con gái 6 tuổi nói "con không muốn mang thai", mẹ giật mình kinh ngạc nhưng rồi chua xót khi hiểu ra nguyên nhân (4/10)
 IQ không quyết định sự thành công trong đời một đứa trẻ (29/9)
 Cách bổ sung chất xơ cho bé khi thiếu rau xanh do giãn cách (29/9)
 Mách mẹ bí quyết giúp trẻ bổ sung vi chất, tăng sức đề kháng mùa dịch (29/9)
 Muốn cải thiện IQ cho con mình, ngoài ăn cá bố mẹ nên cho trẻ ăn thêm những loại thực phẩm này (29/9)
 Thấy con ngày càng bị các bạn cao vượt, mẹ đưa con đi khám rồi hối hận tột cùng khi nghe kết luận của bác sĩ (17/9)
 5 nguyên tắc mẹ cần “nằm lòng” để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé (17/9)
 Chuyên gia chỉ ra 2 lý do không nên ép con ăn, nghe xong cha mẹ cũng phải gật gù (17/9)
 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ chớ bỏ qua (5/9)
 Mẹ đảm trữ đầy tủ thức ăn cho con mùa dịch, tự sáng tạo món bánh trứng nướng cực dễ làm (5/9)
 Làm thế nào để bảo vệ con trên mạng xã hội? (5/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i