Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Thấy con ngày càng bị các bạn cao vượt, mẹ đưa con đi khám rồi hối hận tột cùng khi nghe kết luận của bác sĩ

Kết quả nghiên cứu về thực trạng thiếu thốn tình thương ở trẻ cho dữ liệu cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ lớn lên thiếu tình thương.


Khi nói đến việc thiếu tình thương ở trẻ, thường nhiều bậc phụ huynh sẽ bật cười, và tự tin khẳng định chắc nịch rằng các con mình không thiếu thốn tình yêu thương, nhưng đừng vội đưa ra kết luận.

Trẻ thiếu tình thương là một hiện tượng phổ biến

Các trường đại học ở Mỹ đã thực hiện một nghiên cứu về thực trạng thiếu thốn tình thương ở trẻ. Kết quả nghiên cứu cho thấy hơn 40% thanh thiếu niên Mỹ (chủ yếu sinh sau năm 1995) cho rằng mình là những đứa trẻ thiếu tình thương.

Số liệu khiến các nhà nghiên cứu bất ngờ vì có thể nói là rất cao, tính ra trung bình là cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ lớn lên thiếu tình thương. Mỹ là quốc gia phát triển, có thể nói dẫn đầu về nhiều mặt, tân tiến còn có thực trạng như vậy, thì dữ liệu ở các nước đang phát triển khác có lẽ còn đáng báo động hơn.


Ở Mỹ, cứ 5 trẻ thì có 2 trẻ lớn lên thiếu tình thương

Bản chất của thiếu tình thương
Nói trên phương diện tâm lý học, thiếu tình thương có nghĩa là thiếu đi cá tính, có nhận thức rất yếu về sự tồn tại của bản thân, được biểu hiện như một loại tâm lý lo lắng ở con người.

Thực tế, con người là những cá thể có tâm lý phức tạp. Nếu con người sống trong xã hội và sống trong đám đông, không được công nhận và ý thức được sự tồn tại của bản thân, chắc chắn đó là một điều rất đáng buồn. Và nỗi buồn kiểu này lâu ngày không được giải tỏa, lâu dần sẽ làm thay đổi tính cách con người trở nên u ám và thu mình vào hơn.

Nguyên nhân trẻ thiếu tình thương
1. Một đứa trẻ bị bỏ rơi rất dễ thiếu tình thương

Trẻ em bị bỏ rơi không chỉ ở mặt khách quan mà còn ở cả mặt chủ quan. Có nhiều ông bố, bà mẹ nói rằng: "Tôi không bỏ rơi con mình, tôi chỉ thích đứa này hơn đứa kia chút thôi", đó cũng là một sự bỏ rơi chủ quan.

Những đứa trẻ được nhận nuôi, sinh ra trong gia đình nhiều anh em... có nhiều trường hợp thường tự đánh giá bản thân là một đứa trẻ thiếu tình thương vì không thể có được tình yêu thương bình đẳng từ bố mẹ như những anh chị em khác trong gia đình.

2. Sự thiếu tình yêu thương bắt nguồn từ sự kỷ luật nghiêm khắc của cha mẹ đối với con cái

Nhiều bậc cha mẹ quan niệm "có đánh, có mắng thì trẻ mới nên người", và đúng là bố mẹ cần phải nghiêm khắc để rèn con là điều dễ hiểu, nhưng nếu quá nghiêm khắc, bố mẹ sẽ trở thành ác quỷ trong mắt trẻ, và các hình phạt trở thành sự kiểm soát quá sức với trẻ. Con cái lúc này không còn cảm nhận được tình yêu thương của bố mẹ, và bố mẹ lúc này đã trở thành kẻ độc tài.

3. Việc trẻ thiếu tình thương bắt nguồn từ những thay đổi đột ngột trong cuộc sống

Những thay đổi trong cuộc sống thực ra là điều khó tránh khỏi. Đó có thể là những thay đổi đột ngột từ môi trường sống hay việc người thân thiết qua đời, chắc chắn đều sẽ giáng một đòn mạng vào tâm lý của một đứa trẻ, khiến cho cảm giác tồn tại của đứa trẻ dần dần biến mất.

 


Tác hại đối với những trẻ thiếu tình thương
1. Những đứa trẻ thiếu tình yêu thương có thể gặp khó khăn rất lớn trong việc thiết lập các mối quan hệ cá nhân bình thường.

Việc thiếu tình thương có thể gây ảnh hưởng đến tích cách, khuôn mẫu hành vi của trẻ, từ đó gây ra nhiều vấn đề trong việc thiết lập các mối quan hệ giữa các cá nhân.

2. Những đứa trẻ thiếu vắng tình yêu thương sẽ có những khiếm khuyết về nhân cách rất lớn.

Thế giới tinh thần của những đứa trẻ thiếu thốn tình cảm rất tẻ nhạt, về lâu dài, những đứa trẻ thiếu tình thương có thể lựa chọn cách cực đoan để bảo vệ bản thân, và chỉ cần có lợi ích cho bản thân là được, không quan tâm đến người khác, sẽ phát huy hết tính ích kỷ trong bản chất con người.

3. Trẻ thiếu tình thương rất dễ có hành vi bốc đồng

Nghiên cứu cho thấy những đứa trẻ vị thành niên thường phải ra vào trường giáo dưỡng, hay những người có tính cách cục cằn, thường xuyên đánh nhau đều là những đứa trẻ thiếu tình thương.


Vì thiếu thốn tình cảm nên không thể kiềm chế được cảm xúc của mình và thường có những hành vi rất thô bạo khi nóng giận, điều này khiến các cá nhân này gặp rất nhiều khó khăn trong công việc, cuộc sống và giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp.

Làm sao để con mình không trở thành một đứa trẻ thiếu tình yêu thương?
1. Hãy chắc chắn rằng bản thân là bố mẹ cũng không thiếu thốn tình cảm

Cha mẹ là người tạo ra tính cách cho con cái. Chỉ khi bố mẹ không thiếu tình thương thì cũng mới có thể cho con mình một gia đình hạnh phúc, và để những đứa trẻ được lớn lên trong một gia đình yêu thương.

2. Cho trẻ đủ cảm giác an toàn

Để con không thiếu thốn tình cảm và cho con đủ cảm giác an toàn, bố mẹ hãy tích cực đáp ứng nhu cầu được chơi cùng bố mẹ của trẻ, tăng giao tiếp với trẻ thật nhiều để trẻ luôn có được trạng thái tinh thần tốt, cảm giác bình yên và được bố mẹ quan tâm.

Tình yêu của bố mẹ dành cho con có thể được thể hiện bằng nhiều cách, đó có thể là một nụ hôn, một cái ôm, hoặc đơn giản chỉ là một lời chào mỗi sáng dành cho trẻ... Những tình yêu thương bé nhỏ ấy sẽ từ từ tỏa sáng trong trái tim trẻ, lấp đầy trái tim trẻ thơ và trở thành tia nắng chói chang nhất trên con đường để con lớn lên khỏe mạnh.


Theo Nhịp Sống Việt

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 nguyên tắc mẹ cần “nằm lòng” để thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh cho bé (17/9)
 Chuyên gia chỉ ra 2 lý do không nên ép con ăn, nghe xong cha mẹ cũng phải gật gù (17/9)
 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ chớ bỏ qua (5/9)
 Mẹ đảm trữ đầy tủ thức ăn cho con mùa dịch, tự sáng tạo món bánh trứng nướng cực dễ làm (5/9)
 Làm thế nào để bảo vệ con trên mạng xã hội? (5/9)
 Con gái 1 tuổi phấn khích không chịu ngủ rồi đột nhiên nôn ra "chất đen", sự bất cẩn của phụ huynh suýt khiến con mất mạng (28/8)
 "Tôi nuôi con sai rồi, cứu mẹ con tôi với!" - tâm sự của 1 người mẹ khiến nhiều phụ huynh có con biếng ăn phải lặng người suy nghĩ (28/8)
 Liệu trẻ biết đi sớm hay muộn có thật sự liên quan đến chỉ số IQ cao hay thấp không, câu trả lời sẽ khiến phụ huynh bất ngờ (15/8)
 BS. Đào Trường Giang chỉ mẹ cách cho con uống nước ép trái cây để phát huy hết tác dụng, uống sai có thể dẫn đến tác hại khôn lường (15/8)
 Trẻ bám mẹ: Chuyên gia giải oan cho "những đứa trẻ hư" và các "bà mẹ nuông chiều con" (15/8)
 Bác sĩ nhi chỉ ra 1 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhiều cha mẹ không thể ngờ tới (15/8)
 Sao mẹ 'phơi' đời con trên Facebook? (4/8)
 Cô giáo mầm non khuyên mẹ chân thành: Con dưới 3 tuổi đừng vội cho đi học (4/8)
 Gầy dựng một gia đình để... sống khỏe hơn (4/8)
 Bật mí cho cha mẹ cách chăm sóc trẻ khi mọc răng (4/8)
 Trò chuyện với con khi trẻ lên 4 (4/8)
 Hiểm họa khi cho trẻ ngồi trước người điểu khiển xe máy (30/7)
 Thói quen đi ngủ này chính là thủ phạm làm con thấp còi so với bạn đồng trang lứa, phụ huynh nên chú ý thay đổi (15/7)
 Nhiều người nghĩ trẻ thuận tay trái thường thông minh hơn, sự thật ra sao? (15/7)
 Trẻ tăng cân trong mùa dịch, bác sĩ chỉ cách thổi bay mỡ thừa (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i