Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Chuyên gia chỉ ra 2 lý do không nên ép con ăn, nghe xong cha mẹ cũng phải gật gù

 

Nhiều khi các mẹ các bà "không từ thủ đoạn" nào để dụ con ăn cho hết bát: vừa chơi vừa ăn, vừa xem điện thoại ipad tivi vừa ăn. Chuyên gia chỉ ra đó là sai lầm!Cha mẹ đừng căng thẳng khi con không chịu ăn, vì làm như vậy không có tác dụng gì cả, và cũng chẳng làm cho tình hình cải thiện hơn tí nào đâu!

Vì sao vậy? Vì trẻ con đơn giản lắm. Trẻ con không biết nhịn đói để giữ eo giống như chúng ta. Trẻ con cũng không thể cố gắng cưỡng lại cơn buồn ngủ như người lớn vì những mục đích như: luyện phim, xem đá bóng, đi chơi, chat chit đêm khuya... Tất cả nằm ở nhu cầu và cảm xúc của con đối với việc ăn uống, cũng như lịch sinh hoạt phù hợp với đặc điểm và nhu cầu giấc ngủ của con thôi.

Vì sao không nên ép con ăn?
Có 2 điều quan trọng đối với việc ăn của con mình muốn nhấn mạnh: nhu cầu và cảm xúc của con không khác gì của người lớn chúng ta.

1. Nhu cầu: Con sẽ ăn khi con đói, khi con muốn ăn, khi con cảm thấy con cần phải ăn.

Có nhiều phụ huynh than thở với mình là:

"Mọi bữa con ăn được cả một bát to, mấy hôm nay lại dở chứng không chịu ăn".

"Mọi hôm ăn được hết từng ấy, thì hôm nay phải ăn được chứ. Không thể bỏ dở được, phải làm mọi cách để ăn cho hết. Không ăn thì sụt cân mất".

Đôi khi các mẹ các bà "không từ thủ đoạn" nào để dụ con ăn cho hết bát: vừa chơi vừa ăn, vừa xem điện thoại ipad tivi vừa ăn,... hoặc nhiều mẹ suốt ngày than là "Đến bữa không ăn tí gì", nhưng khi hỏi kỹ thì hóa ra "Ngoài bữa" thì con ăn cũng kha khá váng sữa, bánh ăn dặm, kẹo, sữa chua... Vậy thì rõ ràng là con có ăn, chứ đâu phải con "không ăn tí gì".


2. Cảm xúc: Ngoài cảm giác đói no cơ bản, thái độ của con đối với việc ăn uống cũng ảnh hưởng đến chất lượng bữa ăn. Cảm xúc với việc ăn uống trở nên tích cực hay tiêu cực phụ thuộc vào việc:

- Mỗi khi đến bữa ăn, mẹ và bà làm cho con cảm thấy đó là niềm vui hay một nhiệm vụ căng thẳng không khác gì cực hình?

- Khi con không muốn ăn nữa, mẹ và bà tôn trọng ý muốn của con, hay than ngắn thở dài, tiếc rẻ công sức nấu nướng và bắt con phải ăn hết bằng mọi giá?

- Khi con không muốn ăn nữa, mẹ và bà vui vẻ cho con dừng bữa, hay căng thẳng tột độ, hậm hực và dọa dẫm "cho nhịn đói cho biết thế nào là lễ độ" (mà sự thực là sốt ruột chết đi được chứ có cho nhịn được đâu).

- Con cũng có cảm xúc giống như chúng ta, nếu con không cảm thấy ăn uống là niềm vui, làm sao con ăn ngon miệng được?


Đối với trẻ từ 2 tuổi trở lên, nhu cầu ăn uống của con có những đặc điểm sau
- Tốc độ phát triển chậm lại một chút, nên nhu cầu năng lượng con cần dung nạp vào cũng giảm bớt theo.

- Con tăng trưởng từng đợt theo vài tuần, nên con sẽ chỉ ăn nhiều trong những đợt tăng trưởng đó. Con hầu như không thể duy trì một lượng ăn cố định bữa nào cũng như nhau.

- Con đã lớn biết thể hiện sở thích và ý muốn, tự quyết định được nhu cầu. Con muốn mọi người tôn trọng con.

Con mình có bỏ ăn, chán ăn và biếng ăn không? Có, có và có!

Hồi An 16 tháng tuổi, gia đình mình làm một chuyến du lịch Châu Âu 2 tuần. Có những ngày An ăn như sau:


Bữa sáng: chỉ uống sữa và ăn chút xíu xiu bánh mì.

Bữa trưa, chỉ ăn đúng thịt gà.

Bữa tối: về nhà người quen được cho ăn phở, thì bạn ấy chỉ ăn đúng mỗi hành boarô.

Thế là người mẹ đành AQ rằng: "thôi không sao, cả ngày 3 bữa gộp lại cũng đủ đạm - tinh bột - chất xơ". Những cũng có ngày thì ăn ngấu nghiến không từ món gì.

Bây giờ An đã 2,5 tuổi, không còn "ăn thùng uống vại" như hồi hơn 1 tuổi nữa, mà đã có khả năng lựa chọn, õng ẹo, trả giá mỗi khi tới bữa ăn. "Mẹ đọc cho An 3 quyển sách rồi An sẽ đi ăn cơm nhá!" Và cũng có những ngày liên tục chỉ ăn 3 muỗng cơm và 2 muỗng canh, nhưng sau đó thì lại ăn trở lại như bình thường.

Vì vậy, các mẹ các bà nếu thấy con có biếng ăn hay thậm chí "không chịu ăn gì" trong khoảng thời gian ngắn thì cũng đừng vội sốt ruột nhé! Hãy để ý đến khoảng thời gian phát triển của con để biết con đang cần gì.

Tú Anh Nguyễn là tác giả sách nuôi dạy con: "Làm mẹ rất vui" và "Hiểu con để dạy con tích cực". Với chuyên môn trong lĩnh vực Tâm lý học trẻ em, công việc của chị là Parent Coach - Chuyên gia tư vấn phụ huynh với chứng chỉ từ Academy for Coaching Parents International (ACPI); đồng thời là Certified Positive Discipline Parent Educator - Chuyên gia đào tạo phụ huynh về dạy con tích cực với chứng chỉ được cấp bởi tổ chức Positive Discipline Association.

Là mẹ của hai bạn nhỏ, sống tại TP.HCM, chị Tú Anh đã sáng lập dự án Happy Parenting nhằm chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm nuôi dạy con theo khoa học, hỗ trợ để các phụ huynh có thể trở thành cha mẹ tích cực, vui vẻ trong chặng đường nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc. Tú Anh mong muốn có thể đồng hành cùng các bậc cha mẹ tạo nên một hành trình khôn lớn cùng con đầy ý nghĩa và nhiều niềm vui.

Nguồn Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Dấu hiệu nhận biết trầm cảm ở trẻ em, cha mẹ chớ bỏ qua (5/9)
 Mẹ đảm trữ đầy tủ thức ăn cho con mùa dịch, tự sáng tạo món bánh trứng nướng cực dễ làm (5/9)
 Làm thế nào để bảo vệ con trên mạng xã hội? (5/9)
 Con gái 1 tuổi phấn khích không chịu ngủ rồi đột nhiên nôn ra "chất đen", sự bất cẩn của phụ huynh suýt khiến con mất mạng (28/8)
 "Tôi nuôi con sai rồi, cứu mẹ con tôi với!" - tâm sự của 1 người mẹ khiến nhiều phụ huynh có con biếng ăn phải lặng người suy nghĩ (28/8)
 Liệu trẻ biết đi sớm hay muộn có thật sự liên quan đến chỉ số IQ cao hay thấp không, câu trả lời sẽ khiến phụ huynh bất ngờ (15/8)
 BS. Đào Trường Giang chỉ mẹ cách cho con uống nước ép trái cây để phát huy hết tác dụng, uống sai có thể dẫn đến tác hại khôn lường (15/8)
 Trẻ bám mẹ: Chuyên gia giải oan cho "những đứa trẻ hư" và các "bà mẹ nuông chiều con" (15/8)
 Bác sĩ nhi chỉ ra 1 nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn nhiều cha mẹ không thể ngờ tới (15/8)
 Sao mẹ 'phơi' đời con trên Facebook? (4/8)
 Cô giáo mầm non khuyên mẹ chân thành: Con dưới 3 tuổi đừng vội cho đi học (4/8)
 Gầy dựng một gia đình để... sống khỏe hơn (4/8)
 Bật mí cho cha mẹ cách chăm sóc trẻ khi mọc răng (4/8)
 Trò chuyện với con khi trẻ lên 4 (4/8)
 Hiểm họa khi cho trẻ ngồi trước người điểu khiển xe máy (30/7)
 Thói quen đi ngủ này chính là thủ phạm làm con thấp còi so với bạn đồng trang lứa, phụ huynh nên chú ý thay đổi (15/7)
 Nhiều người nghĩ trẻ thuận tay trái thường thông minh hơn, sự thật ra sao? (15/7)
 Trẻ tăng cân trong mùa dịch, bác sĩ chỉ cách thổi bay mỡ thừa (15/7)
 Con gái 5 tuổi ngực đã nổi cục, bác sĩ nói dậy thì sớm vì bố mẹ cho ăn nhiều 1 món mà nhiều người Việt cũng nghĩ là bổ dưỡng (15/7)
 Đánh thức trẻ dậy đi tiểu đêm là vô tình làm hại con, nhiều người vẫn làm mà không hề biết (15/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i