Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Trẻ bám mẹ: Chuyên gia giải oan cho "những đứa trẻ hư" và các "bà mẹ nuông chiều con"

 

Không ít người cho rằng trẻ bám mẹ là trẻ hư, chỉ biết ỷ lại, không có tính tự lập dù hầu hết những đứa trẻ ấy chỉ tầm 1, 2 tuổi. Nhưng đó hoàn toàn là những "cáo buộc" thật sự vô lý và không công bằng với trẻ.

"Trẻ làm gì cũng bám mẹ, đi đâu cũng ôm chân mẹ, gặp ai cũng nhúi đầu vào người mẹ, thậm chí khóc mếu máo khi mẹ vừa ra xa một tí...". Có phải do người mẹ quá nuông chiều con hay do người mẹ đã ôm con quá nhiều làm con bám mẹ như vậy?

Bác sĩ Anh Nguyễn (ĐH Worcester - Anh) sẽ chỉ sẽ "giải oan" cho các mẹ và bé trong trường hợp này!

Hành vi bám mẹ có gì sai trái?

Có lẽ khi rơi vào tình huống này, đôi lúc làm người mẹ cảm thấy bực bội và khó chịu vì con liên tục bám mẹ, thậm chí chỉ vừa xa mẹ 1 tí trẻ đã mếu máo và khóc tức tưởi. Không những vậy, người mẹ còn phải chịu nhiều áp lực từ người thân và gia đình vì cho rằng do ôm ấp con nhiều nên bé mới bám mẹ như vậy. Đôi lúc điều này cũng làm người mẹ lo lắng vì sợ nếu ôm con nhiều con sẽ phụ thuộc và không tự lập khi lớn lên.


Hình ảnh những đứa trẻ đứng trước cửa nhà vệ sinh đợi mẹ như thế này là cảnh quá quen thuộc với các mẹ đang nuôi con nhỏ. (Ảnh minh họa)

Thực ra, hành vi này không có gì sai trái cho cả mẹ và trẻ. Nó hoàn toàn là sự phát triển cảm xúc bình thường với trẻ dưới 6 tuổi. Bởi vì điều trẻ đang mong đợi và tìm kiếm là sự an toàn, là bình yên bên mẹ mình.

Hành vi này cũng báo hiệu 1 kỹ năng sắp hình thành, nơi đó cả mẹ và bé đều có lợi ích. Đó là báo hiệu của khả năng nhận thức và dần học cách kiểm soát cảm xúc ở trẻ.

Một lần nữa, khi trẻ bám mẹ, thì đừng suy nghĩ là: "Mẹ thương mẹ ôm con nhiều sẽ làm con hư", mà hãy nghĩ làm sao để giúp con đạt kỹ năng mới thông qua cách đáp ứng hành vi.

Cách đáp ứng hành vi bám mẹ của trẻ

1. Đáp ứng phần lớn các tình huống vẫn nên là thể hiện sự yêu thương và quan tâm của bạn vì đó là điều trẻ cần, giúp con có được trạng thái thoải mái để bắt đầu học, đừng ngại làm "hư" trẻ vì điều này. Đặc biệt, khi trẻ phải trải qua một vài thay đổi trong cuộc sống hàng ngày như vừa bắt đầu đi học, vừa chuyển nhà,...

2. Tận dụng những lúc bên trẻ để trẻ hiểu sự vắng mặt của mẹ đôi lúc là cần thiết và dĩ nhiên mẹ sẽ lại xuất hiện trở lại. Điều này giúp trẻ học cách nhận thức rằng sự biến mất của mẹ là tạm thời.

Ví dụ, một số trò chơi như trốn tìm hay biến mất 5 giây sau tấm màn là cách để trẻ hiểu. Hoặc nói với con rằng mẹ cần đi vệ sinh, con đứng chờ mẹ ở cửa toilet nhé. Thực ra, trẻ sẽ học được điều này, chỉ là bạn cứ tạo cơ hội để con hiểu và khi trẻ hiểu thì cách đáp ứng hành vi của con sẽ tốt hơn.


3. Đừng lấy sự chia cắt làm hình phạt với trẻ. Ví dụ nhiều cha mẹ hay dọa: "Con mà khóc nữa là mẹ không thèm nói chuyện với con đâu". Thay vào đó, khi trẻ thể hiện thái quá việc bám mẹ như khóc nằm ăn vạ, thì lúc này cách bạn cho trẻ hiểu là con có nhiều lựa chọn như: "Một là con đứng dậy mẹ con mình đi tiếp, hai là con có thể khóc và mẹ vẫn ngồi đây đợi".

Thực ra, khi bạn trao cho trẻ quyền lựa chọn, đó là lúc con phải bận rộn với suy nghĩ, trẻ sẽ lớn lên theo cách đó. Cách mà chúng ta dạy con trẻ không phải là bảo trẻ phải làm gì, mà là cho con cách suy nghĩ nên làm gì.

4. Mỗi ngày với trẻ trước 6 tuổi đều là những cơ hội tuyệt vời để học và lớn lên. Mới hôm qua bạn thấy trẻ như thế này, nhưng sáng nay có thể sẽ là như thế kia. Do đó, không nên dựa trên trải nghiệm trước để đánh giá hành vi hiện tại của con, mà chỉ có thể quan sát, yêu thương và giúp con học hỏi mỗi ngày. Đó là trải nghiệm thú vị nhất của những ai làm cha làm mẹ!


Quãng thời gian này không quá dài, do đó, hãy tận hưởng nó, đừng phàn nàn, các cha mẹ nhé!

Vài nét về tác giả:

Bác sĩ Anh Nguyễn hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh, là thành viên của Hiệp Hội Dinh Dưỡng Lâm Sàng Anh (The British Association for Applied Nutrition and Nutritional Therapy). Bác sĩ có nhiều bài viết tư vấn về việc chăm sóc sức khỏe cho Mẹ&bé trên trang cá nhân, cũng là đồng tác giả của cuốn sách "Làm mẹ không áp lực".

Theo Trí Thức Trẻ

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 6 hành vi xấu ảnh hưởng tới IQ của trẻ (15/7)
 Cha mẹ nên làm gì với những đứa trẻ “ Khó bảo” từ bé (15/7)
 12 câu nói cửa miệng của cha mẹ như xát muối vào con, nhiều người vẫn nói mỗi ngày (15/7)
 Giúp trẻ vượt qua sự ghen tỵ với anh chị em trong nhà bằng cách đơn giản này (15/7)
 6 câu bố mẹ hay nói khiến trẻ tổn thương (2/7)
 Cách dạy con tự tin về tiền bạc (2/7)
 3 hành vi của cha mẹ khiến trẻ nổi loạn (2/7)
 Giúp con xóa bỏ cảm xúc đố kỵ (20/6)
 Trả lời con thế nào trước câu hỏi "em bé chui từ đâu ra?" (14/6)
 Bố mẹ sẽ hối hận nếu dạy con theo quan điểm cũ này (14/6)
 Là cha mẹ nhất định phải tránh những lời nói gây sát thương cho con như thế này (14/6)
 Cha mẹ phải rũ bỏ những điều này nếu muốn làm bạn cùng con (8/6)
 Làm gì khi trẻ trộm tiền? (8/6)
 4 điều phải dạy con trước 10 tuổi (2/6)
 Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay! (2/6)
 3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở (2/6)
 Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch (19/5)
 Dạy cách tiêu tiền thông minh cho trẻ từ 2 - 15 tuổi (19/5)
 4 điều cha mẹ thông minh tuyệt đối không làm (19/5)
 Khi nào ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu? (19/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i