Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   70 năm nghiên cứu, người ta phát hiện ra 3 yếu tố này mới ảnh hưởng tới tương lai của trẻ chứ không phải IQ

 

Nắm được 3 yếu tố ảnh hưởng tới tương lai của trẻ, cha mẹ có thể can thiệp ngay khi con mình còn nhỏ, từ đó hình thành nên thói quen tốt cho chúng.

Có không ít cha mẹ khi thấy con nhà người ta giỏi giang, thông minh liền tỏ ra buồn chán, than phiền về con mình. Nhưng cha mẹ có biết, khi một đứa trẻ mới sinh ra, phần lớn IQ của chúng đều tương đương nhau, nhưng khi lớn lên lại dần dần có một sự chênh lệch không? Thực ra, có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tương lai của trẻ thay vì chỉ là IQ bẩm sinh.

Các giáo sư ở ĐH Harvard phát hiện ra rằng, trong quá trình trưởng thành của một đứa trẻ, chỉ có 15% là giáo dục từ trường học, còn lại ảnh hưởng từ giáo dục gia đình, nhất là các phương pháp dạy con cái của cha mẹ. Điều này có nghĩa là, nếu cha mẹ là một tấm gương tốt, con cái sẽ học được rất nhiều điều bổ ích.

Năm 1946 là thời điểm chiến tranh thế giới thứ 2 vừa kết thúc, để khôi phục lại đất nước, Vương quốc Anh bắt đầu coi trọng giáo dục trẻ em. Họ tin rằng, chính trẻ em mới là niềm hy vọng cho tương lai của đất nước.

Để hiểu rõ hơn về sự phát triển thể chất lẫn tinh thần của một đứa trẻ, các chuyên gia đã tiến hành một cuộc khảo sát kéo dài từ năm 1946 đến năm 2016 trên 70.000 đứa trẻ. Trong suốt 70 năm này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện những phương pháp điều tra khác nhau và thu thập dữ liệu mỗi năm một lần để đảm bảo tính chính xác nhất.


Khi một đứa trẻ được cha mẹ tạo điều kiện lớn lên trong môi trường đề cao sự giáo dục, chúng thường có triển vọng về tương lai hơn. (Ảnh minh họa)

Trong khảo sát này, người ta quan tâm từ việc thời điểm người mẹ thụ thai, cho tới thói quen ăn uống, các chất dinh dưỡng cần bổ sung cho thai nhi như thế nào..., tất cả mọi thứ đều được ghi lại cụ thể. Khi đứa trẻ được sinh ra, chúng sẽ tiếp tục quan sát cho tới khi trưởng thành.

Sau cùng, các nhà nghiên cứu sẽ tổng hợp dữ liệu lại, họ nhận ra những đứa trẻ có thành công trong tương lai đều không liên quan tới IQ mà có chung 3 đặc điểm này.

1. Điều kiện gia đình

Khi một đứa trẻ ra đời, người đầu tiên chúng tiếp xúc là cha mẹ mình. Mỗi đứa trẻ đều có số phận khác nhau, bé sinh ra trong gia đình giàu có, bé lớn lên trong cảnh nghèo khổ, dù xuất thân khác nhau nhưng đều lớn lên như nhau.

Tuy nhiên, một đứa trẻ được cha mẹ tạo điều kiện lớn lên trong môi trường đề cao sự giáo dục thường có triển vọng về tương lai hơn. Trên thực tế, hầu hết những thói quen và tính cách của một đứa trẻ đều bắt chước cha mẹ trong thời thơ ấu. Vậy nên, trong quá trình này, điều cha mẹ cần làm chính là trở thành tấm gương cho con mình noi theo.

Trong cuộc sống, có không ít những trường hợp dù đứa trẻ sinh ra trong điều kiện nhà nghèo, khó khăn nhưng nhờ nỗ lực của bản thân đã đậu đại học, đạt được thành tích cao. Ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi đứa trẻ, cha mẹ cũng cần chú trọng đến phương pháp giáo dục khoa học đối với con mình.


2. Thói quen đọc sách
Tri thức có thể thay đổi vận mệnh của một con người, đó là chân lý muôn thuở từ bao đời nay. Trong quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, những đứa trẻ thích đọc sách ngay từ nhỏ thường có học lực và tính cách rất tốt, dù lớn lên trong môi trường như thế nào cũng đều dễ thành công hơn.

Khi đọc sách, trẻ sẽ bị tác động bởi những thứ có trong sách, từ đó hình thành thói quen sống tích cực, đồng thời gián tiếp cải thiện trí nhớ, tăng khả năng tập trung và sự hiểu biết. Những đứa trẻ như vậy có một nền tảng tri thức tốt, thành tích sẽ không bao giờ kém được.

Vì vậy nếu muốn con cái mình có tương lai hơn, cha mẹ nên trau dồi thói quen cho trẻ đọc sách ngay từ nhỏ. Trong quá trình này, cha mẹ đừng ép trẻ đọc mà hướng dẫn một cách từ từ để chúng có niềm say mê vào việc đọc sách. Chỉ khi một đứa trẻ thực sự quan tâm tới đọc sách thì chúng mới hình thành được thói quen học tập tốt.


So với việc trau dồi chỉ số IQ, sự tập trung là một yếu tố rất quan trọng đối với trẻ em. (Ảnh minh họa)

3. Sự tập trung
So với việc trau dồi chỉ số IQ, sự tập trung là một yếu tố rất quan trọng đối với trẻ em. Bởi vì sự tập trung là nền tảng của việc học và nhiều thứ khác. Nếu trẻ không thể tập trung vào việc học, dù IQ có cao đến mấy mà không được rèn giũa mỗi ngày cũng dần mai mòn đi.

Khi một đứa trẻ thích học, chúng sẽ chủ động tập trung nghe giáo viên giảng bài, hết giờ học cũng tự giác làm bài tập về nhà mà không cần ai nhắc nhở. Dần dần điểm số của chúng sẽ được cải thiện đáng kể.

Ngược lại, những đứa trẻ kém tập trung, thường ở trong trạng thái mơ màng nhìn xung quanh, khó tiếp thu kiến thức vào đầu.

Phần lớn khi một đứa trẻ học kém, cha mẹ sẽ chọn cách cho con mình đi học thêm. Tuy nhiên, dù giáo viên có dạy giỏi đến mấy, bản thân đứa trẻ không tập trung vào việc học thì việc học thêm sẽ chỉ lãng phí tiền bạc của cha mẹ. Vậy nên, cách tốt nhất là nên trau dồi khả năng tập trung của trẻ khi chúng còn nhỏ.

Nguồn Afamily

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong (2/7)
 Để bé khóc nhiều mà không dỗ liệu có tổn thương tâm lý và ý kiến của chuyên gia (2/7)
 Giải mã những âm thanh thú vị của trẻ sơ sinh, nhiều bố mẹ dù sinh con lần 2 vẫn chưa hiểu hết (20/6)
 Nghiên cứu của ĐH Y Harvard: Cột mốc quan trọng nhất trong cuộc đời đứa trẻ để phát triển não bộ, cải thiện IQ (20/6)
 BS. Hoàng Quốc Tưởng mách các mẹ 5 loại "thuốc" siêu rẻ mà lại cực hiệu quả giúp trẻ tăng sức đề kháng (10/6)
 Bác sĩ Nhi giải đáp thắc mắc về khác biệt giữa 2 loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não ở trẻ nhỏ (10/6)
 Mát-xa cho trẻ 4 bộ phận này 10 phút mỗi ngày, vừa giúp kích thích não bộ hiệu quả, cơ thể bé cũng phát triển tốt hơn (10/6)
 Chăm sóc con một cách “thông minh” là như thế nào? (10/6)
 Có nên trì hoãn việc đưa con đi tiêm chủng trong lúc dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp? (2/6)
 Trẻ sơ sinh bị vàng da nguy kịch tính mạng vì cách mà nhiều cha mẹ vẫn đang truyền nhau làm (2/6)
 Bác sĩ Hoàng Quốc Tưởng: "Trẻ từ 6 tháng tuổi không cần bú đêm, đêm để ngủ chứ không phải để ăn" (19/5)
 Người đàn ông nhẫn tâm hành hạ mặc các con khóc thét, nghe nguyên nhân mà điên người (19/5)
 Muốn biết IQ của con mình có cao không, cha mẹ hãy quan sát 3 dấu hiệu của đứa trẻ có não phải phát triển dưới đây (13/5)
 5 tác hại của việc nằm võng cha mẹ cần biết (13/5)
 Ngủ chung giường với con, bà mẹ kinh hoàng phát hiện con trai 1 tháng tuổi không động đậy (13/5)
 “Cái ôm đầu tiên” cứu sống nhiều bé sinh non, nhẹ cân (5/5)
 10 mẹo giúp giữ an toàn cho trẻ nhỏ trong khi ngủ (5/5)
 Bé bị tưa miệng nhỏ chanh, mật ong, được không? (5/5)
 Bé gái sốc phản vệ sau uống kháng sinh, cha mẹ hãy ghi nhớ điều này (5/5)
 3 tư thế ngủ ảnh hưởng đến chiều cao của trẻ, mẹ không giúp sửa thì con có thể bị lùn trong tương lai (5/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i