Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Giúp con xóa bỏ cảm xúc đố kỵ

 

So với người lớn, cảm giác ghen tị của trẻ con có những biểu hiện rõ ràng hơn. Trẻ có thể cảm thấy tủi thân, đố kỵ hoặc bất bình khi nhận thấy bạn bè có gì đó hơn mình.

 

Trong nhiều trường hợp, tính ghen tỵ cũng không hoàn toàn là xấu. Ghen tỵ giúp trẻ phấn đấu trong học tập, biết tôn trọng người khác, có ý chí tiến thủ và khuyến khích trẻ sáng tạo. Trẻ sẽ nhận biết được mình thiếu điều gì và phải phấn đấu để sống tốt hơn. Tuy nhiên, điều gì cũng có hai mặt. Nếu thường xuyên ghen ghét bạn bè mà không chịu phấn đấu, trẻ sẽ ngày càng trở nên hẹp hòi, ích kỷ, thậm chí còn coi thường người khác.

Nếu con có tính cách đó, cha mẹ cần động viên con vượt qua bằng các cách dưới đây:

Trong gia đình, nhất định phải giữ không khí công bằng, dân chủ

Đứa trẻ nào cũng mong muốn nhận được toàn bộ tình yêu thương của cha mẹ, vì thế bạn đừng bao giờ ngạc nhiên khi con gái lớn của mình bảo "Mẹ vứt em đi để bế con".

Để giải quyết vấn đề này, các bậc cha mẹ cần duy trì không khí gia đình luôn vui vẻ, giúp trẻ hiểu rằng tình yêu thương của cha mẹ chia đều cho các con và không thiên vị ai cả. Khi hiểu được điều này, trẻ sẽ biết yêu thương lẫn nhau và không cảm thấy ấm ức vì cha mẹ có tâm lý thiên vị.

Nếu cha mẹ thấy con mình có tâm lý đố kỵ mà lại đi quát mắng sẽ càng khiến trẻ bức xúc và chán ghét gia đình.

 

 

Ảnh minh họa

Kiên nhẫn lắng nghe những cảm nhận của trẻ

Cần hiểu rằng tâm lý đố kỵ ở trẻ là trực quan, là có thực và xuất phát một cách tự nhiên. Đó chỉ là phản ứng tâm lý của trẻ khi không thực hiện được nguyện vọng của mình. Do đó khi thấy trẻ xuất hiện tâm lý này, cha mẹ không nên vội vàng chỉ trích hay phê bình, đả kích trẻ.

Khi trẻ bộc bạch với cha mẹ, đó là lúc chúng cảm thấy không vui, muốn trút bỏ bực dọc trong lòng và con cần người chia sẻ, hiểu và rộng lượng với con. Trong trường hợp này bạn không nên bình luận gì mà chỉ cần nói với con rằng: "À, mẹ tưởng chuyện gì to tát lắm cơ". Nên biết rằng chính sự thoải mái và nụ cười của bạn sẽ giúp trẻ gỡ bỏ được tâm lý đố kỵ.

Biến đố kỵ thành động lực

Giúp trẻ tạo ra động lực tích cực là cách tuyệt vời nhất loại bỏ cảm xúc đố kỵ. Chẳng hạn, nếu bạn của trẻ đạt điểm cao, hãy khuyến khích và động viên con cố gắng học tập để có kết quả tốt. Khi đã nỗ lực học tập, trẻ sẽ không còn tập trung vào việc phải vượt qua người khác và có mục đích học tập đúng đắn.

Dạy trẻ cách hợp tác

Đó là một trong những cách đơn giản nhất để loại bỏ tính đố kỵ ở trẻ. Nếu con bạn đố kỵ với một đứa trẻ khác, cha mẹ hãy tạo cơ hội để chúng có thể hợp tác, hỗ trợ với nhau cùng hoàn thành một nhiệm vụ. Có thể khi bạn nói đến việc này, trẻ sẽ không thích và không chịu hợp tác. Cha mẹ tạo cho trẻ những khoảnh khắc chia sẻ và giúp đỡ nhau giữa những đứa trẻ sẽ giúp chúng có thể chơi đùa, xóa tan cảm giác đố kỵ từng tồn tại.

Không so sánh

Đừng so sánh thành tích của con với trẻ khác vì như vậy là bạn đang làm giảm giá trị của con và gây ra những hậu quả lâu dài. Những so sánh này khiến trẻ đưa đến kết luận rằng: "Mẹ nghĩ anh giỏi hơn", "Bố thương anh nhiều hơn".

Nuôi dưỡng điểm mạnh trong con

Mỗi trẻ đều thích nghe cha mẹ nói về điểm mạnh của mình. Nói về một điểm mạnh cụ thể làm tăng sự tự tin của trẻ. Nếu trẻ có sở thích hoặc có một đặc điểm tính cách tích cực nào thì hãy cố gắng nuôi dưỡng phẩm chất đó cho con.

 

Nguồn Giadinh.net

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trả lời con thế nào trước câu hỏi "em bé chui từ đâu ra?" (14/6)
 Bố mẹ sẽ hối hận nếu dạy con theo quan điểm cũ này (14/6)
 Là cha mẹ nhất định phải tránh những lời nói gây sát thương cho con như thế này (14/6)
 Cha mẹ phải rũ bỏ những điều này nếu muốn làm bạn cùng con (8/6)
 Làm gì khi trẻ trộm tiền? (8/6)
 4 điều phải dạy con trước 10 tuổi (2/6)
 Tại sao không nên kèm con học bài? Hiểu điều này cha mẹ sẽ đồng ý ngay! (2/6)
 3 kiểu phụ huynh sẽ tạo ra đứa trẻ thiếu trí tuệ cảm xúc trầm trọng, nếu không sửa đổi, tương lai con chắc chắn gặp nhiều trắc trở (2/6)
 Con tôi nhận được bài học lớn khi ở nhà mùa dịch (19/5)
 Dạy cách tiêu tiền thông minh cho trẻ từ 2 - 15 tuổi (19/5)
 4 điều cha mẹ thông minh tuyệt đối không làm (19/5)
 Khi nào ông bà nên can thiệp vào việc nuôi dạy cháu? (19/5)
 7 bí mật của những cha mẹ nuôi con xuất chúng (19/5)
 Cách nuôi dạy con của vợ chồng cựu nhân viên CIA (13/5)
 Gợi ý 22 việc nhà phù hợp với trẻ mọi lứa tuổi, bố mẹ vừa nhàn lại tạo lập thói quen tốt cho con (13/5)
 Bố mẹ thường "nổi điên" với con vì những hành vi này, đừng coi đó là khuyết điểm mà hãy xem là biểu hiệu của chỉ số IQ cao (13/5)
 Trẻ đứng đâu khi bố mẹ cãi vã? (5/5)
 3 đặc điểm của trẻ có não phải phát triển (5/5)
 4 nguyên tắc dạy con của Bill Gates (5/5)
 Để trẻ lớn khỏe, lớn vui, mẹ đã từng đặt mình vào góc nhìn của con? (5/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i