Vui chơi cùng trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Vui chơi cùng trẻ
   Làm thế nào giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả?

 

Chị Đinh Thu Hồng, giáo viên bang Georgia, Mỹ, chỉ ra 13 điều bố mẹ nên làm nhằm giúp trẻ sử dụng công nghệ hiệu quả, tránh tác động tiêu cực.

 

Trong thời đại số, một vấn đề nan giải mà nhiều phụ huynh mắc phải là để con sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều. Điều này dẫn đến những vấn nạn khác như mối quan hệ trong gia đình lỏng lẻo, trẻ em bị rối loạn cảm xúc và hành vi, ảnh hưởng đến sức khỏe, thiếu kỹ năng giao tiếp xã hội, hay đòi hỏi...

Bố mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp con vừa dùng thiết bị điện tử hiệu quả phục vụ cho nhu cầu học tập, vui chơi; vừa không tạo ra sự phụ thuộc hoàn toàn và tiêu cực vào máy móc.

1. Bố mẹ nhất thiết phải làm gương cho con

Hành vi của trẻ bắt nguồn từ người lớn. Nếu bạn nghiện điện thoại sẽ vô tình dạy con thói xấu này. Bạn không nên vừa lái xe vừa trả lời điện thoại, vừa đứng chờ vừa gửi tin nhắn, vừa xem cập nhật Facebook vừa nói chuyện với con, vừa xem con đá bóng vừa tranh thủ gửi email.

2. Tạo ra khoảng không gian và thời gian không dùng đồ điện tử

Bất cứ khi nào ăn (sáng, trưa, tối), làm bài tập..., bạn không nên sử dụng điện thoại, tivi. Thay vì xem tivi trước lũ đi ngủ, bạn hãy cùng con đọc sách. Nếu phòng ngủ ở trên gác, hãy để tất cả đồ điện tử ở tầng dưới.

3. Tắt đầu phát Wifi/nguồn phát Internet và những ứng dụng kiểm soát khác

Đây là cách dễ dàng để tạo những khoảng thời gian "không công nghệ" ở nhà. Đối với điện thoại, bạn có thể chọn gói cước hạn chế tải dữ liệu thay vì dùng loại vô hạn. Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng nếu dữ liệu tải về nhiều hơn mức cho phép thì tiền quá cước cũng đắt đỏ. Do đó, việc này cần có sự kiểm soát chặt chẽ.

Phụ huynh cũng có thể ngưng Internet bằng cách sử dụng những giải pháp kiểm soát như Net Nanny hay Moment. Chúng cho phép cài đặt chế độ tạm dừng Internet trên bất cứ thiết bị di động hay điện tử nào. Người dùng có thể cài đặt tại nhà hay từ xa. Moment còn cho phép kiểm soát trẻ dùng thiết bị bao nhiêu tiếng một ngày. Mức tối đa ứng dụng này cho phép là 3 tiếng.

Ngoài ra, bạn còn có thể cài đặt phần mở rộng thêm cho trình duyệt (web browser extension), tên gọi Waste No Time, cho phép hạn chế số giờ truy cập ở những trang web nhất định như Facebook. Những gia đình có con tầm tuổi thanh thiếu niên có thể dùng ứng dụng OurPact hay MMGuadian để kiểm soát việc sử dụng thiết bị iOS và Android.


Chị Đinh Thu Hồng là tác giả cuốn "Học kiểu Mỹ tại nhà". Ảnh: Nhân vật cung cấp.

4. Tối đa hóa thời gian sử dụng thiết bị cho cả gia đình

Chắc chắn sẽ có những lúc cả gia đình ai cũng dùng đồ điện tử. Vậy hãy biến khoảng thời gian đó phát huy hiệu quả hết mức bằng cách cùng khám phá, tìm hiểu một chủ đề nhất định. Nếu như bố thích xem ôtô, chụp ảnh hay con thích tìm hiểu về Thế chiến I, mẹ muốn biết cách làm bánh, cả nhà hãy lần lượt cùng nhau xem những video về chủ đề đó, rồi cùng tải app thích hợp về để học, thực hành thêm. Nhớ là hãy cùng xem và cùng chơi.

Nếu con còn nhỏ (lứa tuổi nhà trẻ), cả nhà có thể cùng chơi những trò mang tính giáo dục cao về các nhân vật như Curious George, Dora, hay Care Bears. Những trò chơi này chạy trên nền các thiết bị như Gameboys, Playstations, Nintendos.

5. Thường xuyên tạo ra hoạt động không dính đến thiết bị cho cả gia đình

Bạn không nên vội tước ngay hết thiết bị điện tử của con. Trước khi buộc con ngưng, hãy tạo ra những hoạt động thay thế đủ hấp dẫn, mới mẻ, ví dụ: Cùng đi dạo sau khi ăn cơm, cùng ra công viên, hiệu sách, cùng đi ăn kem, chơi thể thao, xem phim, tham gia sự kiện của trường, của khu phố.

6. Để điện thoại ở nhà

Hãy để điện thoại ở nhà, đặc biệt trong trường hợp đi đâu khoảng một giờ. Nếu nhất thiết phải mang theo điện thoại, bạn cũng nên tránh đưa điện thoại cho con khi phải xếp hàng, lúc chờ đồ ăn, hoặc bất cứ khi chờ đợi nào khác. Việc dùng thiết bị điện tử khi chờ đợi sẽ dần thành thói quen rất khó sửa về sau và bố mẹ phải làm gương trước.

Ví dụ bố mẹ áp dụng quy tắc này ngay cả khi đi chơi với nhau (date night) không có con theo cùng. Mặc dù có những lý do như phòng trường hợp ai gọi khẩn cấp để biện hộ, hãy tránh cám dỗ hết mức có thể. Bố mẹ nên tuân theo nguyên tắc, nhất là khi đang kết nối tình cảm trực tiếp với người thân.

7. Đặt ra giới hạn cụ thể cho việc dùng thiết bị điện tử

Bạn có thể lên danh sách việc con cần làm trước khi được sử dụng điện thoại, máy tính, tivi, hay Ipad, chẳng hạn ăn xong xuôi, dọn dẹp phòng riêng hay nhà gọn gàng, gập chăn màn, chơi ngoài sân 30 phút, đọc sách 20 phút, giúp ai đó trong nhà 10-15 phút, vẽ hoặc viết hay đánh đàn 15-20 phút. Thường thời gian tổng cộng để hoàn thành khoảng 5-6 đầu việc là một tiếng.

8. Bố mẹ chịu khó làm "bài tập về nhà"

Hãy đọc và nghiên cứu kỹ những miêu tả, đánh giá về trò chơi, ứng dụng, hoặc trang web mà con hay vào. Đọc để xem những chương trình hay đó có phù hợp với độ tuổi, khả năng và sở thích của con hay không. Đó được coi là "bài tập về nhà" dành cho bạn.

9. Để thiết bị điện tử trong khu vực nhiều người qua lại trong nhà

Hãy để các thiện bị điện tử ở nơi mà bạn có thể nhìn được màn hình. Những góc như thế trong nhà thường là bếp, phòng ăn, phòng khách. Tránh tuyệt đối để tivi trong phòng ngủ của trẻ, theo lời khuyên của Học viện Bác sĩ Nhi khoa Mỹ.

10. Tuân thủ nội quy của trường và thầy cô

Nếu trường quy định không được mang điện thoại hay Ipad, bạn tuyệt đối không cho con mang đi. Ở Mỹ, học sinh từ cấp 3 trở lên mới được mang điện thoại. Chỉ khi có dịp đặc biệt như ngày chơi điện tử, buổi trình bày dự án, trường hay giáo viên thông báo thì học sinh mới được mang thiết bị điện tử đến. Trường hợp khẩn cấp cần liên lạc với con, bố mẹ có thể gọi đến số điện thoại của trường.

11. Làm hợp đồng

Trước khi mua hay đưa điện thoại cho con dùng, bố mẹ hãy cùng con thảo một bản hợp đồng, trong đó đưa ra những ranh giới để dễ kiểm soát hơn là đợi đến khi sự đã rồi mới lo giải quyết. Bản hợp đồng bạn có thể bao gồm bất cứ điểm nào trong bài này, ví dụ những khung giờ không công nghệ, phòng ngủ không máy móc thiết bị...

Ngoài ra, bạn cần thêm quy tắc quan trọng là bố mẹ có quyền kiểm soát điện thoại và các loại máy tính bất cứ lúc nào, tức là lập và giữ mật mã, tịch thu khi cần thiết, không được tải hay mua những chương trình, ứng dụng khi chưa xin phép và nhất là tuyệt đối không giao tiếp với người lạ, không gửi hình ảnh cho bất cứ ai không phải người thân trong gia đình hay bạn bè.

12. Khuyến khích con gọi điện thoại hay đến thăm

Thay vì để mặc con nhắn tin cho bạn 30 phút, bố mẹ khuyên con rủ bạn đi đâu hay làm gì cùng nhau, như đi bơi, chạy, hay ăn uống, đến nhà người bạn khác.

13. Dùng điện tử, công nghệ làm hình thức xử phạt đầu tiên

Ngay từ đầu, bạn nên làm rõ cho con hiểu công nghệ không phải đồ ăn thức uống, không phải cứ cần là được. Công nghệ không phải là nhu cầu thiết yếu (need) mà chỉ là mong muốn cá nhân (want). Việc sử dụng phải được coi như một phần thưởng. Nếu không xứng đáng, phần thưởng này sẽ bị tước mất bất cứ lúc nào.

Bố mẹ đừng sợ khi phải lấy điện thoại hay thiết bị khỏi tay con, coi đấy là sự trừng phạt gì ghê gớm hay dữ tợn.

Nguồn VNE

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bố mẹ giật mình vì 'video bẩn' đe dọa con (16/3)
 Mạng xã hội tốt hay xấu với trẻ em? (7/3)
 5 trò chơi kích hoạt trí thông minh của trẻ (7/3)
 Mặt tối của game cho trẻ em (26/1)
 Những nguy cơ tiềm ẩn trong đồ chơi của trẻ (8/1)
 Vì sao nên cho trẻ học vẽ? (8/1)
 Môi trường giúp trẻ nuôi dưỡng sự sáng tạo (8/1)
 Những hoạt động vừa học vừa chơi tại nhà cho bé (25/12)
 Những thí nghiệm đơn giản tại nhà giúp trẻ yêu khoa học (15/12)
 Lợi và hại của việc cho trẻ xem tivi (15/12)
 Những trò dễ chơi giúp tăng cường trí tuệ cho con (7/12)
 Trò chơi thông minh cho bé 3 tuổi (7/12)
 Bận đến mấy bố mẹ cũng bỏ điện thoại xuống, dành thời gian chơi với con những trò này, trẻ sẽ trở thành công dân ưu tú trong tương lai (4/11)
 Nếu có những dấu hiệu này, có thể con bạn là một đứa trẻ xuất sắc (4/11)
 Vì sao trẻ em cần 'siêu anh hùng'? (5/10)
 Những đứa trẻ bị cha mẹ 'khoán trắng' cho smartphone (28/9)
 Giúp con cai nghiện thiết bị công nghệ (12/9)
 Trò chơi thông minh cho bé 3 tuổi (22/8)
 Lợi ích của thể dục với trẻ tiểu học (11/8)
 Thể thao giúp trẻ tự tin, vượt chướng ngại (24/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i