Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Phòng ngừa các rối loạn tâm thần kinh trước và sau sinh


Sự thay đổi nội tiết tố gây ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của người mẹ. Vì vậy, bản thân thai phụ cũng như gia đình cần có sự quan tâm sát sao đến tâm lý bà bầu, tránh những chuyện đáng tiếc xảy ra.


Trong thai kỳ, cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố liên quan đến thai nhi như các hormone estrogen, progesteron, HCG và có sự gia tăng bài tiết một số hormone tuyến yên, cận giáp, tuyến giáp và hormone buồng trứng.

Việc tiết nội tiết tố nhiều hay ít quá có thể gây ra những rối loạn cảm xúc và tinh thần có hại cho sức khỏe phụ nữ.

Nội tiết tố thay đổi làm cảm xúc của thai phụ thai đổi theo chiều hướng mạnh hơn với các yếu tố tác động, hay nói cách khác thai phụ nhạy cảm hơn với những vấn đề xảy ra. Cùng với các thay đổi về nội tiết, các yếu tố tâm lý xã hội không thuận lợi như: mang thai ngoài ý muốn, làm mẹ đơn thân, khó khăn kinh tế, tình cảm vợ chồng trục trặc... là những yếu tố thúc đẩy phát sinh các rối loạn tâm thần kinh cho phụ nữ trước và sau sinh.

Các rối loạn thường gặp

Stress: Rối loạn stress xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ và sau sinh, với nhiều biểu hiện khác nhau như buồn phiền, mất ngủ, chán ăn, không muốn giao tiếp... Có rất nhiều phản ứng tiêu cực của stress trong thai kỳ. Thai phụ bị stress có thể gây tác hại lập tức và dài hạn cho thai, làm thời gian thai kỳ ngắn hơn, dễ sinh non, thai chết lưu - hay gặp ở 3 tháng đầu thai kỳ.

Nếu stress xảy ra ở 3 tháng cuối thì nguy cơ cao nhất là thai sinh nhẹ ký. Các bà mẹ trẻ bị stress trong thai kỳ ảnh hưởng lớn đến nồng độ nội tiết của người mẹ dẫn đến giảm dưỡng chất được cung cấp cho thai qua nhau, từ đó ảnh hưởng đáng kể đến các cơ quan trọng yếu của thai nhi như: gan, tim, thận, não và ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần của trẻ về sau, đứa trẻ sau này mắc bệnh hen suyễn và dị ứng.

 


Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với phụ nữ mang thai và nuôi con bú.

 

Rối loạn trầm cảm: Tỷ lệ phụ nữ mang thai và sau sinh bị rối loạn trầm cảm chiếm khoảng 13-20%. Thai phụ có thể bị trầm cảm trước sinh và sau sinh nếu họ có một số triệu chứng như: Quá lo lắng về tương lai làm mẹ của mình, cảm thấy khó chịu với mọi thứ xung quanh, gặp vấn đề về giấc ngủ, mộng du, ác mộng. Nỗi buồn dai dẳng, suy nghĩ về cái chết hoặc tự tử...

Chứng trầm cảm gây hậu quả không tốt với thai phụ và thai nhi. Đó có thể là nguyên nhân dẫn đến sẩy thai, đẻ non, thai phát triển không tốt, đứa trẻ sinh ra có thể mắc chứng tự kỷ, chậm phát triển. Trầm cảm thai kỳ không có nghĩa là người đó sẽ trầm cảm sau sinh. Tuy nhiên, khoảng 50% phụ nữ bị trầm cảm nặng trong thai kỳ tiếp tục bị trầm cảm sau sinh. Điều trị trong thời gian mang thai có thể làm giảm đáng kể nguy cơ trầm cảm sau sinh.

Biểu hiện của trầm cảm sau sinh có thể ở các mức độ khác nhau. Trầm cảm nhẹ: sau khi sinh con khoảng 3-4 ngày, người mẹ thường khóc lóc không rõ nguyên nhân, mệt mỏi. Trầm cảm nặng: lúc đầu người mẹ cảm thấy lo lắng, sau trở nên buồn rầu, cáu gắt vô cớ, có những hành vi kỳ quặc đối với con mới đẻ.


Rối loạn hành vi: Thường sau 2 tuần sau sinh, sản phụ thường buồn rầu, khóc lóc vô cớ, mất định hướng về không gian và thời gian, lo lắng quá mức vì sợ mắc bệnh hiểm nghèo, ít chú ý đến vệ sinh cá nhân, ăn mặc lôi thôi, hành vi thô bạo, xúc phạm người xung quanh. Nặng hơn, người mẹ có thể bỏ mặc con, hành hạ con thậm chí giết hại hoặc tự sát.


Lú lẫn, hoang tưởng cấp: Thường xảy ra trong khoảng 20 ngày đầu sau đẻ. Tiến triển nhanh từ ngày thứ 3, đột ngột xuất hiện tình trạng lú lẫn, hoang tưởng, tăng về chiều tối. Hoang tưởng bị hại tập trung vào đứa con (cho là đứa con sinh ra không phải của mình) đôi khi kèm theo trầm cảm - lo âu.

Ngoài ra có thể gặp các rối loạn mang tính chất tâm căn như nôn, buồn nôn, nhất là mẹ mang thai trong 3 tháng đầu, một số khác thì tăng tiết nước miếng. Các rối loạn khác là lo âu nhẹ, chóng mặt, tức ngực, sợ chết khi đẻ, sợ sinh con bệnh tật... có thể gặp ở giai đoạn sát ngày sinh.

Thai phụ hoặc người nhà cần theo dõi sát tâm lý bà bầu. Nếu thấy có dấu hiệu khác thường thì cần đi khám để can thiệp kịp thời, tránh hậu quả đáng tiếc cho cả mẹ và con.

Nguồn Sức khỏe đời sống

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 dấu hiệu chứng tỏ mẹ bầu mắc tiền sản giật, cần đi khám gấp kẻo hại mẹ, khổ con (4/2)
 Dự sinh đúng dịp Tết, bà bầu lưu ý 3 điều để "mẹ tròn con vuông" (4/2)
 Muốn tăng cơ hội sinh đôi tự nhiên, không cần can thiệp gì, mẹ hãy ghi nhớ những "bí quyết" sau (4/2)
 Mẹ bầu thường xuyên đọc sách cực kỳ lợi, em bé sinh ra thông minh tài ba hơn người (4/2)
 Mẹ bầu phòng ngừa Covid -19 như thế nào để khỏe mẹ, khỏe con (4/2)
 Mẹo dân gian "thổi bay" cơn ốm nghén, chị em lưu lại ngay kiểu gì cũng cần (4/2)
 Mẹ bầu nhiễm Covid -19, thai nhi tự sản sinh kháng thể miễn dịch? (4/2)
 Mẹ bầu thấy 5 dấu hiệu này thai nhi đang kêu cứu cần đi gặp bác sĩ ngay nhé (4/2)
 Mẹ bầu có được uống trà xanh không? (26/1)
 Dây rốn thắt nút nguy hiểm thế nào? (26/1)
 Thai phụ nhập viện mổ gấp vì con ít cử động, sau khi lấy em bé ra mà ekip mổ phải choáng váng (26/1)
 Sữa mẹ giảm đột ngột, bé khó chịu sau khi bú, mẹ nhất định cần kiêng kỵ 5 nhóm thực phẩm này vì có thể làm mất sữa (20/1)
 Trứng ngỗng và trứng gà, loại nào tốt hơn? (20/1)
 Phụ nữ mang thai có 3 đặc điểm này thì khả năng sinh non sẽ tăng gấp đôi (20/1)
 Nếu ốm nghén khi mang bầu các mẹ thử ngay mẹo này để xoa dịu nhé (20/1)
 Nếu mẹ bầu làm 3 việc này ngay sau khi thức dậy sẽ khiến thai nhi khó chịu cả ngày, song nhiều người vẫn thường làm mà không hề hay biết (8/1)
 Bà mẹ đau đớn chịu cảnh con bị bại não, không thể đi lại hay nói chuyện vì nhiễm loại virus này khi mang thai (8/1)
 Không phải thuốc lợi sữa, đây là 7 cách tự nhiên giúp mẹ có nhiều sữa cho con bú hơn (8/1)
 Phụ nữ mang thai uống viên sắt thế nào? (30/12)
 Mẹ chồng không cho con dâu uống thuốc khi mang thai vì sợ ảnh hưởng đến cháu, hậu quả đau xót đến nghẹn lòng (25/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i