Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   “Cẩn thận con nhé!”, câu cửa miệng của bố mẹ nhưng đây là lý do các chuyên gia không khuyến khích dùng nó


Là bậc cha mẹ, hiển nhiên chúng ta bao giờ chúng ta cũng lo lắng cho sự an toàn của con mình nên mỗi khi quan sát con vui chơi, bố mẹ thường hay nhắc nhở con rằng "Cẩn thận con nhé!".

 

Bất cứ khi nào cho con chơi hay làm việc gì đó, theo bản năng, mọi ông bố bà mẹ đều sẽ dặn con là phải cẩn thận. Tuy nhiên, chắc hẳn không ít người cũng đã từng nghe về lợi ích của việc cho trẻ được tự do khám phá và mắc lỗi, từ đó phát triển một cách toàn diện. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là bố mẹ nên khuyến khích những hoạt động vui chơi có thể được coi là "rủi ro" hay chúng ta nên tuân theo các tiêu chuẩn của một xã hội "an toàn" mà chúng ta đã quen thuộc?

 


Bố mẹ nên khuyến khích những hoạt động vui chơi có thể được coi là "rủi ro" hay nên tuân theo các tiêu chuẩn của một xã hội "an toàn"? (Ảnh minh họa)

Điều chúng ta nên làm để tìm ra được câu trả lời cho câu hỏi này là tìm hiểu và nghiên cứu. Nhờ đó, chúng ta có thể hiểu được sự khác biệt giữa các hoạt động vui chơi không an toàn và những hoạt động có vẻ rủi ro nhưng thực sự có thể mang lại một số lợi ích thực sự. Các nhà nghiên cứu đang bắt đầu xem xét những lợi ích mang lại khi trẻ được tham gia vào những hoạt động vui chơi "mạo hiểm" hơn, và kết quả có thể khiến bạn ngạc nhiên.

Điều đáng chú ý là trong các nghiên cứu này, chơi mạo hiểm được định nghĩa là các hoạt động như chơi ở độ cao, chơi trên những bề mặt không được bằng phẳng, và chơi trong môi trường hỗ trợ rủi ro (ví dụ: sân chơi mạo hiểm).

Lợi ích cho sự phát triển của vui chơi mạo hiểm


1. Xây dựng sự tự tin

Hãy tưởng tượng con bạn cảm thấy thế nào khi được thực sự tự mình trèo lên chiếc cầu trượt cao, khả năng cao là con sẽ vô cùng rạng rỡ với niềm tự hào. Đây là kiểu tự tin mà các nhà nghiên cứu nói rằng vui chơi mạo hiểm sẽ giúp xây dựng. Đó là sự tự tin được xây dựng bởi sự bền bỉ, nhưng cũng bởi sự thấu hiểu không cần nói ra rằng bạn tin con có thể tự mình xoay sở và thành công được trong một đấu trường mới.

Điều này trái ngược với những cách chơi thông thường hay truyền thống, trong đó cha mẹ giám sát mọi hành động của con vì sợ rủi ro. Các học giả chỉ ra rằng điều này gửi một thông điệp đến đứa trẻ rằng có thể chúng không thể tin tưởng vào cảm xúc hoặc phán đoán của chính mình về những gì an toàn và những gì không an toàn.

2. Khuyến khích những trò chơi vận động nhiều hơn

 


Những đứa trẻ tham gia vào các hoạt động chơi mạo hiểm có xu hướng năng động và vận động nhiều hơn khi chơi (Ảnh minh họa).


Đây là một trong những khía cạnh rõ ràng nhất của kết quả nghiên cứu. Những đứa trẻ tham gia vào các hoạt động chơi mạo hiểm có xu hướng năng động và vận động nhiều hơn khi chơi. Điều này một phần liên quan đến thực tế là những đứa trẻ này thường được phép di chuyển độc lập hơn những đứa trẻ khác. Đây là những đứa trẻ được phép đi một mình đến nhà bạn bè hoặc chơi ở công viên trong khu phố một mình.

Ngoài ra, các nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em có xu hướng năng động hơn khi chơi ở các sân chơi mạo hiểm có yếu tố "rủi ro" như lốp xe cũ, các món đồ tái chế... so với chơi ở các sân chơi truyền thống với những cấu trúc được thiết lập sẵn.


Trẻ em cảm thấy được trao quyền khi được cho phép một chút tự do để kiểm tra giới hạn thể chất của mình. Hóa ra, thử thách thể chất này cũng có thể giúp chúng khỏe mạnh hơn bằng cách khuyến khích vận động.

3. Thiết lập các giới hạn của bản thân

Nghe thì có vẻ vô lý nhưng nhưng sự thật là vui chơi mạo hiểm thực sự giúp trẻ an toàn hơn về lâu dài. Bằng cách thử nghiệm với những rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được, trẻ em hiểu rõ hơn về những giới hạn của bản thân, ví dụ như giới hạn thể chất. Leo lên đỉnh cao nhất của một khu vui chơi có thể khiến một số trẻ 2 tuổi sợ hãi, nhưng đối với những đứa trẻ khác thì đó là sự phấn khích và giúp xây dựng sự tự tin. Mỗi đứa trẻ phải tự tìm ra những giới hạn này cho mình (tất nhiên là ở mức độ phù hợp với lứa tuổi).

 


Các nghiên cứu đã theo dõi hơn 25.000 trẻ em đã phát hiện ra rằng không có mối liên hệ nào giữa việc chơi mạo hiểm (tức là chơi ở độ cao lớn hơn) và tăng nguy cơ chấn thương. Tần suất gãy hay rạn xương không liên quan đến chiều cao của các thiết bị ở sân chơi.

Một số nhà nghiên cứu thậm chí còn lập luận rằng bằng cách không cho trẻ em cơ hội đối mặt với rủi ro ở mức độ có thể chấp nhận được cũng chính là lấy đi cơ hội đối mặt với nỗi sợ hãi và vượt qua nó. Nếu không có sự tiếp xúc này, một số trẻ có thể sợ hãi nhiều hơn, dẫn đến rối loạn lo âu.

4. Thúc đẩy các kỹ năng xã hội

Có vẻ kỳ cục khi nói rằng vui chơi mạo hiểm có thể cải thiện các kỹ năng xã hội, nhưng dường như có một mối liên hệ, ít nhất là với một số hoạt động chơi nhất định. Chơi trên những bề mặt gồ ghề, cứng và thô có liên quan đến năng lực xã hội tốt hơn, đặc biệt là ở trẻ em trai.


Bạn có thể hình dung tại sao lại như vậy: Nói chung, loại hoạt động vui chơi này rất phổ biến đối với trẻ em trai (mặc dù có định kiến giới), vì vậy hoạt động này có mối liên kết với các kỹ năng xã hội bởi vì nó là một trong những cách chính mà trẻ em trai chơi và tương tác với nhau.


Nói cách khác, có vẻ như nó giúp trẻ học về các ranh giới xã hội, đọc cảm xúc và điều chỉnh cảm xúc của chính mình, đặc biệt là sự tức giận. Mặc dù đối với chúng ta nó chỉ giống như một trò chơi thú vị và để cho vui thôi nhưng thực ra trẻ đang được học một cách tinh tế về thương lượng xã hội và cách xác định khi nào trò chơi đã đi quá xa.

 


Vui chơi mạo hiểm có thể cải thiện các kỹ năng xã hội (Ảnh minh họa).

5. Khuyến khích sự sáng tạo

Trò chơi mạo hiểm có thể thúc đẩy những cách tư duy và sự sáng tạo mới khi trẻ được đưa vào những tình huống nằm ngoài quy chuẩn của môi trường thông thường của chúng. Trên một sân chơi bình thường, trẻ em có ít vấn đề cần giải quyết hoặc các tình huống mới cần giải quyết. Hầu hết trẻ em đều đã từng chơi cầu trượt, xích đu và các trò chơi khác trước đó.

Tuy nhiên, trong bối cảnh "mạo hiểm" hơn như sân chơi mạo hiểm hoặc bối cảnh hồ nước, những tình huống khó khăn hay gây trở ngại luôn hiện hữu. Trẻ phải sử dụng tư duy sáng tạo và khả năng giải quyết vấn đề khi đối mặt với một tình huống nào đó. Trẻ học hỏi qua quá trình thử và mắc lỗi và đây là cách trí não của trẻ được phát triển.

Tất cả chúng ta đều muốn con mình luôn được an toàn nhưng cũng như trong mọi việc nuôi dạy con cái, cân bằng là yếu tố then chốt. Bằng cách cân bằng giữa an toàn và khám phá, con chúng ta có thể được hưởng lợi từ việc học cách quản lý một chút rủi ro và xây dựng các kỹ năng sẽ hỗ trợ chúng trong những năm tới.

Nguồn Phapluatvabandoc

 

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Trẻ bị ngạt, tắc mũi suốt 3 ngày vì dây thun buộc tóc nằm trong mũi (4/11)
 Bác sĩ Collin: Ngoài ăn uống, vận động, bố mẹ phải đảm bảo dạy con điều này trẻ mới có thể phát triển chiều cao tối đa (27/10)
 Lợi ích của 'góc tĩnh tâm' cho trẻ (21/10)
 Những hiểm họa không ngờ vì đăng ảnh con lên mạng (13/10)
 Dạy trẻ phân biệt thế nào là đụng chạm không an toàn (13/10)
 7 năm đầu đời, quyết định 80% tương lai trẻ (13/10)
 Trước 8 tuổi, đừng ép trẻ làm những điều này (5/10)
 Muốn con cao lớn nên mỗi ngày ông bố đều bắt con làm một việc suốt nhiều năm, kết quả con lại lùn nhất lớp (5/10)
 Muốn con biết nói nhanh, đây là 7 việc cần làm để bố mẹ dạy con tập nói hiệu quả (28/9)
 7 thói quen sống lành mạnh cần phải dạy con (23/9)
 An ủi trẻ mà không cần nói (23/9)
 Não trẻ được sửa chữa thế nào trong giấc ngủ? (23/9)
 Sự khác biệt quá lớn giữa trẻ ngủ trưa và không ngủ trưa mà cha mẹ không biết (12/9)
 Con lùn nhất lớp, đi khám bác sĩ mắng té tát “Đừng đánh thức trẻ trước giờ này buổi sáng” (12/9)
 Hôm nay mẹ nhớ đón con sớm: Trẻ được đón sớm và muộn, 10 năm sau khác biệt rõ rệt (12/9)
 3 thói quen cha mẹ mắc phải vô tình ảnh hưởng tới con, có khi tác động xấu tới cả tương lai của đứa trẻ (7/9)
 Trẻ em Nhật kém hạnh phúc (7/9)
 Tại sao không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn mật ong? (7/9)
 Trẻ uống sữa trước hay ăn sáng trước mới tốt, thứ tự này bố mẹ tuyệt đối đừng nhầm lẫn (7/9)
 20 cách trị trẻ biếng ăn (1/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i