Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh


Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng rất hay gặp ở trẻ sơ sinh với các triệu chứng hay gặp được bà mẹ, người chăm trẻ than phiền là "khò khè cần cổ" hoặc "đàm nhớt nhiều trong họng khiến trẻ không nuốt được", gây lo lắng cho gia đình. Bài viết này sẽ giúp giải đáp phần nào thắc mắc của quý vị phụ huynh.

 

1. Trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Trào ngược dạ dày thực quản là từ dùng để mô tả sự vận động ngược vào thực quản của những thành phần có trong dạ dày như không khí, thức ăn, dịch dạ dày, muối mật. Trào ngược thường gây trớ ít sữa ra miệng, hoặc kèm theo tiếng ợ. Tình trạng này thường xảy ra trong khi bú hoặc sớm sau khi bú. Đa số trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản thường ít ảnh hưởng đến sức khỏe, không cần làm xét nghiệm hay uống thuốc.

2. Nguyên nhân nào gây trào ngược dạ dày thực quản?

Trào ngược xảy ra do sự đóng lại không kín của cơ thắt ở phía đầu trên của dạ dày. Hơn 50% số trẻ sơ sinh bị trào ngược, tình trạng này là bình thường và vô hại. Trào ngược là vấn đề khi nó gây chậm tăng cân, gây nghẹt thở do hít vào đường thở, hoặc acid trong dịch dạ dày gây viêm thực quản. Những biến chứng này chỉ gặp vào khoảng 1% số trẻ.

 

 

3. Trào ngược dạ dày thực quản kéo dài trong bao lâu?

Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản sẽ cải thiện dần dần khi trẻ lớn lên. Trong đa số trường hợp, trào ngược giảm dần và biến mất khi trẻ được 7-8 tháng tuổi. Lý do chủ yếu là trẻ ở lứa tuổi này có thể ngồi và ăn những thức ăn đặc hơn. Đến khi trẻ biết đi được vài tháng, tình trạng trào ngược nặng cũng có thể biến mất.

4. Bạn nên chăm sóc trẻ trào ngược như thế nào?

- Cho bú số lượng nhỏ: Khi bạn cho bú quá mức, vượt quá dung tích của dạ dày, sẽ gây ra trào ngược. Nếu con bạn đang tăng cân tốt, hãy giảm số lượng sữa (giảm khoảng 30ml trong mỗi lần bú so với số lượng sữa bạn đang cho). Khoảng cách giữa các lần bú ít nhất 2 tiếng rưỡi đồng hồ đủ để cho dạ dày được làm trống. Chú ý: không áp dụng cách thức này nếu trẻ dưới 1 tháng và trẻ không tăng cân tốt.

- Tránh đè ép lên vùng bụng của trẻ, nhất là sau khi bú.

- Giữ trẻ ở tư thế thẳng đứng sau bú 30 phút.

- Cho trẻ ợ để làm giảm tình trạng trào ngược. Nên cho trẻ ợ sau khi kết thúc bữa bú, không dừng giữa chừng để cho trẻ ợ. Thời gian cho trẻ ợ mỗi lần không quá 1 phút, nên dừng sau đó nếu trẻ không ợ, vì không phải tất cả các trẻ đều ợ.

- Tư thế đúng lúc ngủ: Tất cả các trẻ có vấn đề về trào ngược nên ngủ ở tư thế nằm ngữa (không nên nằm sấp để tránh nguy cơ đột tử ở trẻ), và đầu giường nên kê cao hơn một chút. Nếu con bạn có vấn đề về hô hấp (thở nhanh, khó thở,...), bạn nên đưa đi khám bác sĩ.

5. Điều trị bằng thuốc khi có sự chỉ định của bác sĩ nếu con bạn bị viêm thực quản do trào ngược.

6. Khi nào bạn nên đưa bé đi khám ngay?

- Khám bác sĩ ngay nếu bạn thấy máu hoặc dịch mật (màu xanh) trong dịch bé ói ra.

- Trào ngược gây cảm giác nghẹt thở hoặc ngưng thở trên 10 giây.

7. Khi nào nên đưa bé đi khám?

- Trẻ chuyển từ trớ sữa sang nôn ói.

- Trẻ không cải thiện sau khi đã áp dụng các biện pháp kể trên.

- Trẻ chậm tăng cân.

- Bạn lo lắng hoặc có thêm các vấn đề khác.

ThS.BS. Nguyễn Thị Anh Tiên - Khoa Sơ sinh

Nguồn Nhidong.org

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng tránh và chữa trị ho cho trẻ sơ sinh đơn giản (22/8)
 Top 10 Cách chăm sóc trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi (22/8)
 Gửi con gái 10 tháng tuổi ở nhà người trông trẻ, bố mẹ bất ngờ nhận được cuộc gọi thông báo con đã bất tỉnh (18/8)
 Con gái 7 tháng hay quấy khóc bỗng ngủ li bì, mẹ lo lắng đưa bé đi khám thì "chết điếng" khi biết nguyên nhân (18/8)
 Ám ảnh với cảnh ông bố bế con bất động chạy tới phòng cấp cứu, bác sĩ nhi cảnh báo về việc ngủ chung giường với con (11/8)
 Con đang ngủ say có nên đánh thức dậy cho bú hay không, đây là câu trả lời của chuyên gia (11/8)
 Cháu trai 4 tháng đeo lắc bạc bà mua thấy sáng tưởng khỏe, đi khám bà ân hận (11/8)
 Bé sơ sinh 3 ngày tuổi đột ngột hôn mê do bệnh hiếm gặp- Cha mẹ cần lưu tâm (3/8)
 Bác sĩ nhi khoa giải đáp: Cắt tóc máu hay bôi dầu dừa có làm cho tóc của trẻ mọc dày và đẹp hơn không? (1/8)
 Bé 28 ngày tuổi có nguy cơ phải tháo bỏ đốt ngón tay vì mẹ đeo bao tay cả ngày không tháo ra kiểm tra (30/7)
 Ba việc ảnh hưởng tích cực đến tương lai của trẻ (24/7)
 Y tá bế trẻ ra khỏi phòng sinh, 3 kiểu người không nên là người đầu tiên bế bé (24/7)
 Lượng sữa sơ sinh bao nhiêu là đủ để bé tăng cân, phát triển tốt nhất? (24/7)
 Tắm cho trẻ vào mùa hè nhớ để bẩn 3 bộ phận này bé mới khỏe (24/7)
 Bé 5 tháng tuổi nhập viện khẩn cấp vì bà dùng thứ nước này pha sữa công thức (24/7)
 Sai lầm thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè (17/7)
 Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa nóng (7/7)
 Trẻ sơ sinh bầm tím khắp người vì người lớn thay nhau cấu véo chữa đầy hơi (7/7)
 Trẻ sơ sinh có 3 thói quen này khi ngủ chứng tỏ não bộ đang phát triển cực tốt (7/7)
 Mùa ẩm nóng: Phân biệt rôm sảy và hăm tã để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt hơn (30/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i