Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Nguy hiểm khi thai bám vết mổ cũ


Vì một lý do nào đó mà các bác sĩ sẽ chỉ định cần phải sinh mổ giúp an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Nhưng ngày nay, sinh mổ được nhiều thai phụ lựa chọn như một phương pháp tối ưu do phương pháp này nhanh chóng, giảm đau đớn cho sản phụ và có thể chọn được ngày giờ đẹp để sinh. Tuy nhiên, có những nguy cơ không ngờ từ vết sẹo mổ cho lần mang thai tiếp theo mà không phải tất cả sản phụ đều ý thức được. Một trong những nguy cơ đó là tình trạng thai làm tổ trên vết mổ tử cung.


Thai bám sẹo mổ cũ là một dạng hiếm gặp của thai lạc chỗ, do thai làm tổ ở sẹo - nơi vết mổ lấy thai ở lần sinh trước. Ngày nay, thai bám vết mổ cũ thường gặp hơn do tỷ lệ mổ lấy thai có khuynh hướng gia tăng.

Đa số trứng thụ tinh sẽ bám ở vùng đáy tử cung có thể là mặt trước hoặc mặt sau - nơi có lớp nội mạc được chuẩn bị chu đáo. Nhưng một số trứng khác vẫn có thể bám vào mặt bên, đoạn dưới hay gần cổ tử cung. Đối với những bà mẹ có sẹo ở tử cung do lần mổ thai trước, vị trí sẹo này nằm ở mặt trước ở đoạn eo tử cung.

Đây là loại bệnh lý rất nguy hiểm, có thể dẫn đến vỡ tử cung, xuất huyết tử cung ồ ạt và những biến chứng đe dọa mạng sống nếu thai phát triển lớn.

Số liệu báo cáo những năm gần đây cho thấy tỷ lệ mổ lấy thai ở nước ta đang tăng cao. Tại nhiều bệnh viện phụ sản, tỷ lệ này lên đến 40% và những sản phụ này phải đối mặt với nguy cơ thai bám ở vết mổ cũ nhiều hơn. Về mặt diễn tiến, trường hợp thai vẫn tiếp tục phát triển đến tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 sẽ có tiên lượng sản khoa rất xấu bao gồm vỡ tử cung, nhau cài răng lược, xâm lấn bánh nhau và bàng quang gây xuất huyết ồ ạt, nguy cơ phải cắt bỏ tử cung.
Mặt khác, sai sót không nhận ra thai ở sẹo mổ lấy thai sẽ dẫn đến những can thiệp bỏ thai như nong nạo, uống thuốc phá thai không đúng cách có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt, ảnh hưởng đến tính mạng.

 

Siêu âm phát hiện sớm tình trạng thai phát triển.

 

Ai dễ bị thai bám vết mổ cũ?

Người đã từng mổ lấy thai hoặc người trước đó có mổ trên cơ tử cung như: bóc nhân xơ, may tái tạo tử cung, nhau cài răng lược được mổ bảo tồn, mổ nhau tiền đạo. Phụ nữ nạo phá thai nhiều lần, thai ngoài tử cung. Thụ tinh ống nghiệm hoặc người có tiền sử nhau bám chặt... có thể bị mắc nguy cơ này.

Các triệu chứng lâm sàng thường không điển hình bao gồm trễ kinh, đau bụng, ra huyết, khoảng 1/3 bệnh nhân không có triệu chứng. Cần chẩn đoán nghi ngờ khi bệnh nhân có sẹo mổ lấy thai. Siêu âm ngả âm đạo kết hợp Doppler là phương tiện đắc lực hỗ trợ trong việc chẩn đoán.

Điều trị
Việc điều trị tùy thuộc vào tuổi thai, kích thước túi thai, nguyện vọng còn sinh sản của bà mẹ và tình trạng huyết động học mà bác sĩ lựa chọn cho phù hợp bao gồm các phương pháp như:

Nếu khối thai của bệnh nhân còn nhỏ, xâm lấn ít vào cơ tử cung. Các bác sĩ sẽ cố gắng lấy thai qua ngả âm đạo. Các phương pháp thường được áp dụng như nong nạo hay đặt bóng chèn kèm chích thuốc hủy các tế bào thai còn lại.

Bệnh nhân được theo dõi kỹ tại bệnh viện, làm các xét nghiệm theo dõi hormon thai trong máu (beta HCG), thử máu đánh giá tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể, siêu âm kiểm tra kích thước khối thai.

Nếu lượng hormon thai, kích thước khối thai giảm và hết ra huyết sẽ cho xuất viện, tái khám mỗi tuần, sau đó tái khám mỗi tháng. Đến khi hormon thai giảm hết và khối thai tan hết là bệnh nhân đã thành công trong điều trị.

Mỗi lần tái khám sẽ thử máu kiểm tra lượng hormon và siêu âm kiểm tra khối thai.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân không được vận động mạnh, không quan hệ tình dục, không đi xa.

Bệnh nhân cần lưu ý nhập viện lại nếu: ra huyết nhiều, lượng hormon thai tăng, siêu âm khối nhau to lên hay tăng sinh mạch máu.

Đôi khi bệnh nhân sẽ cần phải phẫu thuật trong trường hợp thai lớn hay chảy máu nhiều gây nguy hiểm tính mạng, khi đó, bác sĩ sẽ cố gắng lấy phần thai và giữ lại tử cung, nếu chảy máu nhiều sẽ phải cắt tử cung.

Một lưu ý nữa là khi người bệnh xuất viện, cần theo dõi mỗi 1-2 tuần liên tục trong 3 tháng. Trong thời gian theo dõi, nếu cần tránh thai, có thể dùng bao cao su hay viên thuốc tránh thai hàng ngày có tác dụng ngừa thai và điều chỉnh tình trạng kinh nguyệt.

Những trường hợp có can thiệp thủ thuật, muốn có thai lại, tốt nhất từ 6 tháng trở đi và trên 12 tháng đối với phẫu thuật.

 

Nguồn Suckhoevadoisong

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Để những đứa trẻ sinh ra khỏe mạnh từ cha mẹ mang gene tan máu bẩm sinh (3/8)
 Đẻ thường tốt hơn rất nhiều, vì sao tỷ lệ đẻ mổ ngày càng gia tăng? (1/8)
 Khốn khổ căn bệnh cả triệu bà mẹ sinh nở nhiều mắc phải (30/7)
 Phụ nữ hiện đại thường có 4 thói quen này, không ngờ "giết chết" khả năng sinh nở (24/7)
 Loại quả "ngon bổ rẻ" giúp sinh con thông minh, khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung ngay! (24/7)
 Siêu âm thai, mẹ bầu đừng chỉ chăm chăm xem chiều cao và cân nặng của con, bác sĩ chỉ rõ nên để ý cả đến 2 chỉ số khác (17/7)
 Lời khuyên của Bác sĩ giúp bố mẹ yên tâm đón con chào đời! (17/7)
 5 suy nghĩ khiến mẹ ngần ngại không muốn sinh mổ, tất cả chỉ là hiểu nhầm! (17/7)
 4 đặc điểm của đàn ông có "con giống" chất lượng, dễ sinh con khỏe mạnh, thông minh (17/7)
 4 đặc điểm của đàn ông có "con giống" chất lượng, dễ sinh con khỏe mạnh, thông minh (7/7)
 Bà bầu kiêng ăn gì: Hoa quả, thực phẩm và đồ uống mẹ bầu không nên ăn (7/7)
 Mẹ bầu song thai giống hệt nhau, bất ngờ khi bác sĩ nói có thể đẻ khác ngày (7/7)
 Chu kỳ rụng trứng diễn ra như thế nào và có tính được không? (30/6)
 Làm thế nào để phòng dị tật ống thần kinh cho trẻ? (30/6)
 Những tư thế ngồi không tốt cho bà bầu bụng to, 3 tháng cuối mẹ phải tránh (19/6)
 3 nơi dễ gây nguy hiểm với thai nhi, thương con mẹ bầu không nên đến gần (19/6)
 Không muốn vòng 1 xuống cấp vì cho con bú, mẹ "ghim" ngay 5 bí quyết đơn giản này (19/6)
 Muốn biết bạn có dễ "dính" bầu hay không, hãy nhìn vào 4 nơi này! (12/6)
 Đang mang bầu, mẹ đừng hốt hoảng khi "vòng 1" đột nhiên có 5 thay đổi này! (12/6)
 5 thói quen xấu chị em bỏ ngay kẻo sau này hối hận vì khó có con (5/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i