Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Dấu hiệu nhận biết trẻ kiêu ngạo

 

Trẻ kiêu ngạo thích khoe khoang thành tích cá nhân, muốn che giấu nhược điểm và không dám đối mặt với khuyết điểm của bản thân.

 

1. Tự tin thái quá

Một đứa trẻ tự tin thái quá luôn cảm thấy có thể làm mọi việc tốt hơn người khác và quan trọng hóa vấn đề so với mọi người xung quanh. Lấy ví dụ, trẻ tự tin sẽ cảm thấy mình có thể làm tốt nhiệm vụ được giao, nhưng trẻ kiêu ngạo lại cho rằng không ai có thể làm giỏi hơn mình. Ở mọi nhiệm vụ, các em luôn coi đó là cuộc thi và cần giành vị trí đứng đầu.

2. Khoe khoang

Trẻ kiêu ngạo thường hay khoe khoang thành tích, khả năng của bản thân hoặc gia thế của gia đình. Một đứa trẻ tự tin rất tự hào về thành tích cá nhân nhưng thường không có ý khoe mẽ trong khi trẻ kiêu ngạo có thể không hoàn thành tốt nhiệm vụ nhưng rất thích thể hiện trước mặt mọi người xung quanh.

3. Che giấu nhược điểm

Nhược điểm, sai lầm thường khiến mọi người tự ti nhưng nhiều người sẵn sàng đối mặt và chấp nhận. Trong khi đó, trẻ kiêu ngạo thường che giấu, đổ lỗi cho người khác hoặc không dám đối diện. So sánh với trẻ tự tin, các em sẵn sàng bộc lộ sai sót của bản thân với hy vọng nhận được hướng dẫn sửa đổi và nỗ lực hoàn thiện bản thân.

4. Cạnh tranh

Đối với những đứa trẻ kiêu ngạo, mọi hoạt động đều mang tính cạnh tranh, ngay cả trò chơi đơn giản với bạn bè. Các em luôn cố gắng trở thành người chiến thắng dù có thể chỉ do các em tưởng tượng ra bảng xếp hạng. Với mọi người, các em có thể thể hiện thái độ khinh thường, phán xét nhưng hiếm khi nhìn nhận lại sai sót của bản thân.

 


Trẻ kiêu ngạo luôn cho mình là nhất. Ảnh: Shutterstock.

5. Tâm lý bất an

Nhiều đứa trẻ kiêu ngạo đóng vai là kẻ bắt nạt. Các em coi người khác như mối đe dọa, từ đó nảy sinh hành động bắt nạt tinh thần hoặc thể xác để "hạ bệ" họ. Thậm chí các em không sẵn sàng bao dung cho lỗi lầm của người khác. Trong khi đó những đứa trẻ tự tin đối xử với mọi người rất công bằng.

6. Không có tinh thần đồng đội

Trẻ kiêu ngạo luôn khao khát giành được sự chú ý và trở thành tâm điểm. Các em không thích làm việc nhóm hoặc phải chia sẻ thành quả với mọi người xung quanh. Trẻ có xu hướng làm việc một mình để gây ấn tượng hoặc tự tạo áp lực phải trở nên hoàn hảo, không ai sánh bằng.

7. Thiếu sự tôn trọng

Đối với trẻ kiêu ngạo, tất cả lời nói, suy nghĩ của các em luôn luôn đúng. Khi mọi người không đồng tình, trẻ sẽ tỏ thái độ coi thường. Ngoài ra, chúng hầu như không quan tâm đến suy nghĩ, ý tưởng của mọi người xung quanh.

8. Coi bản thân là trung tâm của vũ trụ

Trẻ kiêu ngạo thường coi bản thân là "cái rốn của vũ trụ", ám chỉ những người có quyền đặc biệt, được mọi người tôn vinh, quan tâm hết mực. Các em cho rằng việc được ưu ái là điều hiển nhiên, tự coi thành quả của bản thân là hơn người.

4 sai lầm của phụ huynh khiến trẻ trở nên kiêu ngạo

Khen ngợi liên tục: Việc công nhận thành công của trẻ rất hữu ích để thúc đẩy sự nỗ lực, tinh thần lạc quan ở trẻ. Tuy nhiên, nếu bạn khen ngợi liên tục, dù là điều nhỏ nhặt nhất sẽ khiến trẻ nảy sinh thái độ kiêu ngạo. Bạn nên khen ngợi khi trẻ vượt qua những khó khăn đòi hỏi sự dốc sức đặc biệt, chẳng hạn khi lần đầu biết xúc cơm, lần đầu có thể tự thay quần áo. Khi khen, bạn hãy nhấn mạnh thành công này xuất phát từ sự nỗ lực, kiên trì của trẻ thay vì khen ngợi chung chung như "Con làm tốt lắm!", "Con giỏi quá!".

So sánh con: Giống như người lớn, trẻ em có những thế mạnh, tài năng khác nhau. Nếu con bạn giỏi múa và con người khác không như vậy, bạn không nên khen con rằng "Con múa đẹp hơn bạn này" hay "Bạn này múa xấu hơn con". Những sự so sánh nhằm đề cao trẻ sẽ khiến các em nảy sinh thói tự kiêu, coi bản thân là nhất và ngừng cố gắng. Khi phát hiện khuyết điểm của bản thân, các em sẽ che giấu chúng thay vì đối mặt.

Nuông chiều: Cha mẹ luôn muốn dành cho con cái những điều tốt đẹp, quý giá nhất nhưng vô tình sự nuông chiều quá mức sẽ khiến con nảy sinh tâm lý kiêu ngạo hoặc thói quen ỷ lại. Khi con làm sai, bạn không nên dung túng mà nên chỉ ra sai lầm để con học cách thay đổi hoặc giúp con hiểu và đối mặt với những bất công trong xã hội.

Tấm gương xấu: Trong nhiều trường hợp, trẻ mô phỏng lại hành động, thái độ của cha mẹ hoặc người lớn thân cận. Nếu phụ huynh có tính cách kiêu căng, ngạo mạn, trẻ có thể lấy đó làm gương, hình thành tính cách xấu.

Nguồn VNE

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ không thể bỏ qua: Cách chọn và hướng dẫn con đeo khẩu trang đúng cách để phòng bệnh do virus nCoV (13/3)
 Tám dấu hiệu nhận biết trẻ hướng nội (13/3)
 Giúp con học tập hiệu quả khi nghỉ kéo dài (13/3)
 Bảy câu nói giúp trẻ xây dựng tính kiên cường (6/3)
 Năm bước dạy con gái thành lãnh đạo (6/3)
 Những câu hỏi giúp bố mẹ hiểu con (6/3)
 Kinh nghiệm nuôi dạy con tài năng (27/2)
 Phương pháp nuôi dạy con của người Thuỵ Điển (27/2)
 Cách giúp con tạo thói quen đọc sách (27/2)
 Bí quyết nuôi con hạnh phúc của ông bố Hà Lan (17/2)
 Có nên tiếp tục dạy con bằng chuyện cổ tích? (17/2)
 Hậu quả khi giám sát con thái quá (10/2)
 Giúp con hình thành thói quen đúng giờ (10/2)
 Nguyên tắc nuôi dạy con trai của bà mẹ Mỹ (3/2)
 Cách dạy con của bà mẹ siêu nhân Nhật Bản (20/1)
 Những điểm làm nên khác biệt của trẻ em Đức (13/1)
 Rèn luyện khả năng kinh doanh cho trẻ (3/1)
 Bảy xu hướng nuôi dạy con năm 202 (3/1)
 Cách giúp con thông minh và giàu có (3/1)
 Cách dạy trẻ viết (3/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i