Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   6 cột mốc quan trọng trong cuộc đời của mọi đứa trẻ mà cha mẹ cần lưu tâm


Nếu biết đến những thay đổi về tâm lý của con sẽ giúp cha mẹ ít phải chịu áp lực cũng như dễ dàng xử lý những tình huống bất ngờ xảy ra.

Mỗi đứa trẻ có một tính cách khác nhau nên chắc chắn không có một công thức chuẩn nào mà cha mẹ có thể áp dụng cho tất cả mọi đứa trẻ. Tuy nhiên, ở mỗi một giai đoạn, trẻ luôn có những cột mốc phát triển đáng chú ý cả về thể chất lẫn tâm lý.

Và nếu biết trước những thay đổi đó, cha mẹ sẽ không quá áp lực khi không hiểu được tại sao con mình lại như thế, và sẽ dễ dàng ứng phó hơn với các tình huống bất ngờ xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy tham khảo 6 giai đoạn phát triển quan trọng trong hành trình lớn lên của trẻ để hiểu tâm lý của con mình nhé.

1. Trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi


Ở độ tuổi này, khóc chính là cách để trẻ có thể truyền đạt nhu cầu của mình. Và cha mẹ sẽ phải học cách cảm nhận sự khác biệt giữa những tiếng khóc để biết khi nào con đói, con mệt, con khó chịu, con buồn ngủ...


Tuy nhiên, sẽ có đôi lúc trẻ khóc mà không cần lý do. Thế nên, cha mẹ đừng hoảng hốt nếu con mình như vậy. Hãy an ủi vỗ về con bằng xúc giác và lời nói. Điều này giúp trẻ hiểu rằng mình an toàn, mình được yêu thương, và mình có thể tin tưởng vào cha mẹ.

Dù còn rất nhỏ, nhưng trẻ ở độ tháng này có thể cảm nhận được cảm xúc trong giọng nói của người đối diện, do đó, cha mẹ nhớ phải luôn nhẹ nhàng, vui vẻ để bé được an lòng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên hát hoặc nói chuyện cho con nghe. Đồng thời quấn trẻ trong chăn để giúp con cảm thấy an toàn và không bị giật mình bởi những tiếng động đột ngột. Bế con trên tay là cách tốt nhất mang lại cảm giác an toàn cho con.

2. Trẻ từ 4 đến 6 tháng


Bây giờ thì trẻ đã có thể mỉm cười, cười thành tiếng, nói a ê để đáp lại mỗi khi được cha mẹ nói chuyện. Vì vậy, sẽ thật tuyệt nếu cha mẹ khuyến khích con cười bằng cách tạo ra những trò chơi, hoặc những khuôn mặt ngộ nghĩnh.

Thêm vào đó, ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nhận thức rõ hơn về môi trường xung quanh, bao gồm cha, mẹ, đồ chơi và đồ vật quen thuộc. Đây chính là lúc để bắt đầu giới thiệu cho con những người bạn và người thân mới.

3. Trẻ từ 7 đến 12 tháng


Tại thời điểm này, các bé bắt đầu bám cha mẹ không rời và khóc toáng lên khi cha mẹ rời đi. Để tránh điều đó, bạn tránh mặt khoảng 5 - 10 phút khi con đang chơi ở khu vực an toàn, để cho con nhận ra rằng không nhìn thấy không có nghĩa là biến mất. Cha mẹ chỉ ở quanh quẩn đâu đây và họ sẽ quay trở lại ngay.

4. Trẻ từ 1 đến 2 tuổi


Trẻ 1 - 2 tuổi cần có nhiều tương tác xã hội và những trải nghiệm bên ngoài ngôi nhà. Song, khi chơi với các bạn, trẻ vẫn chưa thực sự biết cách tương tác cũng như không hiểu về khái niệm chia sẻ. Những cơn ăn vạ diễn ra thường xuyên, do đó, cha mẹ cần học cách giải quyết nó nhưng không được la hét hay đánh con.

5. Trẻ 3 tuổi


Khi lên 3 tuổi, trẻ đã bắt đầu biết cách chơi với các bạn và hiểu chia sẻ đồ chơi là như thế nào. Ở độ tuổi này, mức độ "khủng hoảng" của trẻ cũng ít đi. Đồng thời, trẻ cũng bắt đầu biết sợ một số thứ như bóng tối, quái vật dưới gầm giường...

Ở thời điểm này, cha mẹ nên khuyến khích con tự làm càng nhiều càng tốt, đặc biệt hãy nói cho con biết bạn tự hào như thế nào khi xem bức tranh con vẽ, con vật mà con đã nặn từ đất sét, hay bất cứ điều gì con đã tự làm.

6. Trẻ 4 - 5 tuổi


Trẻ em ở độ tuổi này đã biết tuân theo các quy tắc, nhưng con vẫn không hiểu điều gì đúng và điều gì sai. Trẻ muốn độc lập hơn và tin rằng mọi suy nghĩ của mình đều có thể khiến mọi thứ xảy ra. Vậy nên, cha mẹ hãy thường xuyên khuyến khích con tự mình đưa ra lựa chọn.

Nếu trẻ 4 tuổi có sự thay đổi tâm lý, có lúc con sẽ trở nên hung dữ, xông lên đánh nhau với anh chị em hoặc giận dỗi bỏ đi, thì ngược lại, những đứa trẻ 5 tuổi lại hòa hợp với cha mẹ, con đã học được cách cư xử tốt hơn, có trách nhiệm hơn và luôn muốn làm cho người khác hạnh phúc.

Do đó, đây là độ tuổi thích hợp để cha mẹ hướng dẫn con cách kiểm soát cảm xúc, đồng thời, nên khuyến khích trẻ nói chuyện cởi mở về cảm nhận của mình và khen ngợi con khi con làm việc tốt.

Nguồn: Brightside

 

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tuổi dậy thì của bé gái, bé trai khi nào và cha mẹ nên làm gì để giúp con? (6/3)
 Bác sĩ Nhi khuyến cáo bố mẹ ngày nào cũng phải làm việc này ở nhà để phòng tránh lây nhiễm virus Covid-19 cho trẻ (27/2)
 Chuyên gia dinh dưỡng giải thích về "truyền thuyết" tráng ruột bằng nước cà rốt giúp trẻ ăn dặm tốt (27/2)
 Mút tay có gây hại gì cho trẻ hay không, đây là lý giải của các chuyên gia (27/2)
 3 món ăn dặm mẹ cứ ngỡ bổ dưỡng nên lạm dụng nhưng bác sĩ "lắc đầu" (17/2)
 Bệnh viêm phổi ở trẻ em: Chăm sóc bé thế nào mới đúng cách? (17/2)
 Trước 6 tuổi, có 3 loại thực phẩm mẹ nên hạn chế cho con ăn (10/2)
 Chuyên gia cho biết: Không bắt trẻ ăn nhiều để cơ thể bình ổn lo chống "giặc" bên ngoài chứ không phải lo dọn dẹp bên trong (10/2)
 Ngoài rửa tay, có 1 việc bố mẹ nhất định nên làm thường xuyên để bảo vệ con khỏi nhiễm virus corona (10/2)
 8 tháng tuổi, bé bắt đầu phát triển kĩ năng bốc nhón và đây là mốc bố mẹ phải hết sức lưu tâm đến sự an toàn của con (10/2)
 Đau đầu vì con trai lười tắm, bà mẹ quyết định áp dụng biện pháp cao tay khiến cậu bé tắm đến 10 lần/ngày (3/2)
 Tai nạn thương tích và cách đề phòng (20/1)
 Tại sao cha mẹ không nên để con ngủ chung giường? (13/1)
 Cô giáo gửi ảnh con ngủ trưa tưởng được khen, ai ngờ mẹ giận lao ngay đến trường (13/1)
 Trẻ nhỏ có nên uống thuốc tăng chiều cao không? (13/1)
 Mẹ ép con ngủ trưa cứ tưởng là tốt nào ngờ sau 2 năm, khi biết sự thật cô đã phải hối hận (13/1)
 Hỏi con vì sao muốn ngủ chung với bố mẹ, câu trả lời của con khiến trái tim bà mẹ tan nát (3/1)
 4 thực phẩm bé càng ăn càng cao lớn, thông minh, ai cũng gật gù khen mẹ nuôi con khéo (24/12)
 Thần dược" rẻ bèo này lại là "khắc tinh" của khói bụi, giúp trẻ phòng bệnh hô hấp hiệu quả (24/12)
 Cảnh báo tai nạn dịp Giáng sinh: Bé gái nuốt phải ngôi sao trang trí trên cây thông Noel suýt mất mạng (14/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i