Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Trẻ bị chảy nước dãi liên tục liệu có bình thường không?

 

Chảy nước dãi là tình trạng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh và thường bắt đầu ở giai đoạn 3 tháng tuổi. Một số bé lại nước dãi chảy không nhiều, trong khi số khác thì ngược lại khiến các mẹ cảm thấy lo lắng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ bị chảy nước dãi nhiều? Cùng khám phá ngay qua bài viết dưới đây nhé!

 

 

Chảy nước dãi là hiện tượng nước bọt trong miệng được sản xuất dư thừa, cộng thêm với việc khoang miệng không ngăn được dòng chảy khiến nước bọt trào ra một cách ngẫu nhiên.

Hiện tượng này cũng thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu bạn thấy bé đang chảy nước dãi nhiều thì đó có thể là do cấu tạo cơ quan miệng của con chưa phát triển hoàn thiện hoặc tuyến nước bọt tăng tiết dẫn đến điều này.

Tuy vậy, các mẹ cũng không nên quá lo lắng, bởi lẽ tình trạng này chính là một phần trong quá trình phát triển của các bé thôi!

 

 

Chảy nước dãi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ?

 

Thông thường, trẻ hay bị chảy nước dãi trong hai năm đầu đời. Khi mà bé không kiểm soát hoàn toàn việc nuốt thì bé có thể bị nhỏ dãi, thậm chí ngay cả lúc đang ngủ.

Theo các chuyên gia về sức khỏe trẻ em, tình trạng này sẽ kéo dài liên tục cho đến thời điểm bé được 18 đến 24 tháng tuổi và khá phổ biến trong thời kỳ mọc răng. Do đó, mẹ nên cho bé đeo yếm nhằm ngăn ngừa tình trạng nước dãi chảy ra làm ướt ngực áo và luôn chuẩn bị sẵn quần áo dự phòng để thay cho bé. Trường hợp sau 2 tuổi mà con vẫn tiếp tục bị chảy dãi thì lúc này đã không còn là chuyện đơn giản. Bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ nhi khoa để tìm hiểu rõ nguyên nhân và có hướng khắc phục.

Hiện tượng chảy dãi ở trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi


Việc tăng tiết nước bọt ở trẻ sơ sinh là điều hết sức bình thường và thậm chí nó còn hỗ trợ cho sự phát triển của các bé. Ở một đứa trẻ, mức độ chảy nước dãi có thể biểu hiện từ nhẹ đến quá mức trong các giai đoạn khác nhau của chúng.

 

1. Từ 1 - 3 tháng tuổi


Khi trẻ ở lứa tuổi từ 1 đến 3 tháng, đôi khi mẹ có thể quan sát thấy bé không hề chảy dãi chút nào. Người ta lý giải việc chảy nước dãi rất hiếm xảy ra tại thời điểm này, vì bé luôn được đặt trong tư thế nằm ngửa. Vì vậy, bé hoàn toàn có thể không chảy nước dãi trong khoảng thời gian này hoặc thậm chí là sau đó. Nhưng vẫn có một số bé bắt đầu chảy nước dãi khi được 3 tháng tuổi.

2. Giai đoạn 6 tháng tuổi


Vào lúc này, việc tiết nước bọt ở trẻ đã được kiểm soát nhiều hơn một chút. Tuy nhiên, nó vẫn tiếp diễn khi bé bắt đầu bập bẹ hoặc biết cho đồ chơi vào miệng. Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mọc răng vào giai đoạn này và điều đó có thể là nguyên nhân khiến bé nhỏ dãi nhiều hơn.

 

3. 9 tháng tuổi


Đến giai đoạn 9 tháng tuổi, trẻ đã bắt đầu biết trườn và bò. Chúng có thể tiếp tục chảy dãi khi quá trình mọc răng vẫn diễn ra.

 


4. Trẻ được 15 tháng tuổi

Đến 15 tháng tuổi, hầu hết các bé bắt đầu biết đi và chạy, nhưng chúng có thể không chảy nước dãi khi đang đi hoặc chạy. Tuy nhiên, khi chúng bắt đầu hứng thú với một hoạt động nào đó mà đòi hỏi sự tập trung, lúc này bé sẽ có thể bị chảy nước dãi.

5. 18 tháng tuổi tuổi


Trẻ sẽ không tiết nước bọt nhiều khi đang sinh hoạt bình thường hoặc trong quá trình tham gia vào các hoạt động đòi hỏi các kỹ năng vận động linh hoạt. Thế nhưng, chúng vẫn có thể chảy nước dãi trong khi được cho ăn hoặc đang mặc quần áo.

6. 24 tháng


Vào thời điểm này, hiện tượng nhỏ dãi giảm đi rất nhiều hoặc thậm chí là không còn thấy ở trẻ.

Vì sao nói việc chảy nước dãi đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ?
Bởi lẽ, hiện tượng này cũng là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mọc răng. Chảy dãi kết hợp cùng với biểu hiện thổi bong bong nước bọt cũng là dấu mốc quan trọng của sự phát triển thể chất ở các bé cưng. Trường hợp bắt gặp bé chảy nước bọt sau khi ngửi sữa hoặc thức ăn, bạn nên biết rằng khứu giác của bé đang phát triển đấy!

Hơn nữa, nước bọt chứa các enzyme rất hữu ích giúp trẻ tiêu hóa các loại thức ăn bán rắn cho các bé ở giai đoạn 4 đến 6 tháng tuổi. Ngoài ra, nước bọt trung hòa axit dạ dày và hỗ trợ phát triển niêm mạc ruột, đồng thời bảo vệ niêm mạch này khỏi những kích thích. Thêm nữa, nước bọt cũng giúp liên kết thức ăn lại với nhau và nhờ vào tính trơn sẽ tạo điều kiện tốt để trẻ nuốt thức ăn dễ dàng.

Truy tìm nguyên nhân khiến trẻ bị chảy nước dãi quá mức


Bất kỳ điều kiện nào dưới đây đều cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị chảy dãi nhiều:

1. Mọc răng

Đây là nguyên nhân đầu tiên bạn nên nghĩ đến khi trẻ chảy nhiều nước dãi. Dù rằng, đa phần trẻ nhỏ không mọc răng trong giai đoạn từ 6 đến 8 tháng tuổi nhưng ở một số trẻ, quá trình mọc răng cũng diễn ra khá sớm, đó cũng là lý do vì sao bé bắt đầu chảy nước dãi từ 3 tháng tuổi. Những chiếc răng mới nhú lên sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và bắt đầu chảy dãi nhiều hơn.

Ngoài ra, có một số triệu chứng khác mà bạn có thể nhận biết khi trẻ mọc răng như: bé cho tất cả những gì mà con cầm được vào mienegh và nhai, khó chịu, bồn chồn, thiếu ngủ, có thể bị sốt nhẹ...

2. Tư thế mở miệng


Nếu con bạn có thói quen luôn mở miệng trong một thời gian dài, bé có thể bị chảy nước bọt. Điều này có thể là do trẻ bị ngạt mũi hay thậm chí có trường hợp cấu tạo khuôn miệng hoặc quai hàm của bé khác biệt, dẫn đến khi ngủ trẻ không khép môi lại được nên cũng rất hau chảy nhiều nước miếng.

3. Trẻ đang quá tập trung


Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi không thể nuốt nước bọt nếu chúng đang quá tập trung vào một hoạt động nào đó hoặc một món đồ vật chúng cảm thấy thích thú trong tầm với của mình. Điều này dẫn đến hiện tượng nước bọt chảy ra quá mức.

4. Thức ăn


Người ta nhận thấy rằng một số thực phẩm, chủ yếu là những loại có tính axit trong tự nhiên, có tác dụng kích hoạt tuyến nước bọt tăng tiết quá mức. Nếu bạn cho bé tiêu thụ những loại thực phẩm này, bé có thể bị chảy nhiều nước dãi hơn.

5. Một số tình trạng bệnh lý


Bại não, dị tật bẩm sinh, chấn thương vùng đầu... là những tình trạng có thể khiến trẻ tiết nhiều nước miếng nhiều hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó, các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm xoang mũi... có đặc điểm chung đều gây nghẹt mũi, khó thở dẫn đến bé phải thở bằng miệng nhiều hơn. Nhưng khi trẻ ngủ mà vẫn phải dùng miệng thở thì dòng chảy nước bọt dễ trào ra ngoài hơn.

Thêm nữa, một số vấn đề xảy ra ở đường tiêu hóa như viêm ruột, đau dạ dày, tiêu chảy hay ăn không tiêu cũng làm nước bọt tiết ra nhiều hơn.

6. Tác dụng phụ của thuốc


Hoạt động bình thường của cơ mặt ở trẻ cũng có thể bị ảnh hưởng do việc dùng thuốc. Đôi khi, một số loại thuốc làm thay đổi trương lực cơ của môi tăng hoặc giảm và điều này có thể dẫn đến chảy nước dãi quá mức.

7. Vệ sinh răng miệng kém


Tiết nước bọt là phản xạ tự nhiên của cơ thể để rửa trôi các chất bẩn, thức ăn hoặc vi khuẩn vùng miệng. Việc vệ sinh răng miệng kém cũng khiến cho cơ thể tiết nước bọt nhiều hơn để lam sạch vùng miệng.

Làm thế nào để ngăn việc chảy nước dãi ở trẻ?

Dù rằng, hiện tượng chảy nước dãi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khá phổ biến và là một trong những dấu mốc quan trọng của sự phát triển ở các bé. Tuy vậy, nếu trẻ hơn 2 tuổi mà vẫn còn xuất hiện tình trạng này thì bạn không nên xem nhẹ. Điều cần làm là nên đưa trẻ đi kiểm tra ngay, xử lý chậm trễ thì việc này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của con trẻ sau này. Các bác sĩ có thể kiểm tra dựa trên các dấu hiệu sau để đưa ra kết luận:

Kiểm tra xem liệu trẻ có ngậm môi chặt và chuyển động lưỡi xung quanh khoang miệng tốt hay không?
Thao tác nuốt của bé có bình thường không?
Tư thế của trẻ, cũng như cấu trúc hàm.
Nếu trẻ bị chảy nước dãi nhiều mà không có liên quan đến bệnh lý, bố mẹ có thể giúp bé hạn chế tiết nước bọt bằng các biện pháp sau đây:

Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều. Không cho bé mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.
Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho bé để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.
Cho bé uống nước đầy đủ để tránh khô miệng, vì khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.
Mẹ nên massage nướu răng bé nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm bớt khó chịu khi bé mọc răng. Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho trẻ.
Bố mẹ cũng cần cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác.
Tiết nước bọt là cách tự nhiên giúp trẻ làm ẩm và làm mềm thức ăn đặc, đồng thời để bé có thể nuốt thức ăn dễ dàng hơn. Mặc dù nó đáp ứng nhiều chức năng sinh lý quan trọng cho trẻ, nhưng bạn cần theo dõi chặt chẽ nếu tình trạng chảy nước dãi tăng lên và không có dấu hiệu giảm sau 2 tuổi nhé!

 

Nguồn Marry Baby

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khi tắm, mẹ rửa quá sạch 3 bộ phận cho trẻ là vô cùng hại (21/11)
 Rèn con theo cách “để mặc cho khóc” có ngày ân hận (21/11)
 Bác sĩ cảnh báo: Cho trẻ súc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lý hàng ngày là sai lầm (13/11)
 Nhiều trẻ sinh non được cứu sống nhờ bú sữa miễn phí từ Ngân hàng sữa mẹ (13/11)
 Bác sĩ giải đáp: Có nên lo lắng khi em bé mới sinh hắt hơi liên tục hay không? (13/11)
 Dự đoán thai to, chỉ định mổ lấy thai nhưng khi chào đời, bé gái sơ sinh vẫn khiến cả ê kip trầm trồ vì cân nặng (13/11)
 Con gái vật vã chiến đấu với bệnh sởi vì chưa được tiêm vắc xin, bà mẹ lên tiếng cảnh báo "Sởi có thể giết người" (5/11)
 Làm theo những chỉ dẫn sau đây để chống hăm cho trẻ (5/11)
 Mẹ chớ coi thường mụn sữa ở trẻ sơ sinh quá 7 ngày! (29/10)
 Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý (29/10)
 Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì? (19/10)
 Làm thế nào luôn có nhiều sữa cho con bú? (15/10)
 Vì sao cứ chiều tối về đêm các em bé mới sinh khóc mãi không thôi, ai dỗ kiểu gì cũng không nín? (15/10)
 Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (15/10)
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (8/10)
 Bé không giật mình khi ngủ: Cẩn thận với căn bệnh bẩm sinh khiến trẻ trở thành tàn tật (4/10)
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (3/10)
 Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả (25/9)
 Những bất thường sau khi rụng rốn và cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng (17/9)
 Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Dấu hiệu thiếu hụt và cách thức bổ sung (17/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i