Trẻ sơ sinh
Tài liệu > Góc mẹ > Trẻ sơ sinh
   Làm theo những chỉ dẫn sau đây để chống hăm cho trẻ


Hăm là vấn đề khiến các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng, đặc biệt với những người lần đầu làm cha, mẹ. Tuy nhiên để hạn chế nguy cơ hăm tã hoàn toàn không quá khó, bố mẹ cần hiểu được nguồn cơn của vấn đề và áp dụng cách điều trị đúng đắn.

 

Hăm là tình trạng viêm của các nếp gấp da, có thể do nhiệt độ, ẩm độ và sự lưu thông không khí không tốt. Nếu không phát hiện và điều trị đúng, hăm có thể trở nên lở loét và là cơ hội cho nhiễm trùng thứ phát, thường do nấm Candida hoặc vi trùng.

Nguyên nhân của hăm tã ở trẻ là gì?

Hăm phát triển từ yếu tố cơ học và nhiễm trùng. Có thể hiểu đơn giản, nguyên nhân gây ra hăm bí da (hay còn gọi là hăm tã) là do da của trẻ tiếp xúc lâu với chất tiêu bẩn. Điều này lý giải vì sao có những trường hợp bố mẹ không cho trẻ dùng tã, hoặc thậm chí đầu tư dùng tã vô cùng đắt tiền nhưng vẫn xuất hiện tình trạng hăm. Những nguyên nhân thường thấy khiến cho trẻ bị hăm mẹ cần chú ý:

- Phân (đặc biệt phân của trẻ bị tiêu chảy) hoặc nước tiểu bám trên da quá lâu gây hăm.

- Không thường xuyên thay tã khiến chất bẩn bám trên da trẻ quá lâu.

- Sử dụng tã kém chất lượng, không phù hợp với trẻ (ví dụ tã dành cho trẻ sơ sinh cần phải có những đặc tính riêng biệt)

- Hóa chất trong sản phẩm giặt tẩy quần áo của trẻ sơ sinh không thân thiện, gây kích ứng da.

- Lạm dụng phấn rôm gây kích ứng trên da của trẻ, tăng độ ẩm của da.

- Cách mặc tã/quấn tã cho con quá chặt khiến cho da không thể thoáng khí, tăng độ ẩm bên trong phần da tiếp xúc với tã.

 

 

TS - BS Lê Văn Hiền chia sẻ những nguyên nhân thường thấy gây nên vấn đề hăm bí da ở trẻ nhỏ.

 

Cách đơn giản để tránh hăm tã?

Nhiều người cho rằng hạn chế dùng tã cho con thì sẽ hạn chế hăm, đây là nhận định sai! Hăm da xảy ra khi chất tiêu bẩn tiếp xúc lâu trên da của con, làm bẩn và gây viêm nhiễm. Nếu lựa chọn đúng tã phù hợp, thay kịp lúc, vệ sinh da con trước khi mặc tã một cách sạch sẽ thì việc cho con mặc tã sẽ giúp ích trong việc tiết kiệm thời gian cho mẹ rất nhiều. Sau đây là những vấn đề cần lưu ý để tránh hăm tã cho trẻ nhỏ:

- Thay tã thường xuyên để tránh chất bẩn bám lên da con quá lâu.

- Tùy theo tình hình tiêu tiểu của trẻ (nhịp sinh học của trẻ), trung bình bố mẹ nên thay tã cho con mỗi 3-4 giờ một lần.

- Sau khi trẻ đi vệ sinh, bố mẹ sử dụng nước ấm rửa sạch vùng mông, bộ phận sinh dục và vùng bẹn, lau khô và chờ một lúc để khô thoáng rồi mới mặc tã và quần áo vào.

- Không quấn tã quá chặt để da được thông thoáng.

- Không lạm dụng bột talc (hay còn gọi là phấn rôm) vì nó gây nguy cơ hăm da nặng hơn, hoặc có thể bay vào phổi của trẻ gây ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Lưu ý dùng các loại nước giặt phù hợp với trẻ sơ sinh, không gây kích ứng.

Tã như thế nào thì phù hợp cho trẻ?

Tùy theo kích thước cơ thể, tùy theo độ tuổi, bố mẹ cần lựa chọn cho con loại tã phù hợp. Điều đầu tiên cần quan tâm khi lựa chọn tã cho con chính là độ mềm mịn. Tã có bề mặt cotton-soft mềm mại sẽ tốt hơn và thân thiện với làn da của trẻ hơn, đặc biệt là trẻ sơ sinh có làn da vô cùng nhạy cảm. Hiện tại một số sản phẩm tã cho trẻ sơ sinh còn được bổ sung thêm Vitamin E giúp dưỡng da, đây là một ưu điểm giúp bảo vệ da của trẻ tốt hơn.

Khi lựa chọn tã, quan trọng hàng đầu vẫn là khả năng thấm hút và chống tràn. Các loại tã có bề mặt dạng sóng 3D với Rãnh thấm Kim Cương, giúp thấm hút nhanh, dàn đều chất bẩn, ngăn thấm ngược trở lại, giúp da trẻ khô thoáng, hạn chế nguy cơ hăm bí da đáng để mẹ nghiên cứu và lựa chọn. Bên cạnh đó, tã cần có thiết kế hệ thun co giãn linh hoạt để hạn chế nguy cơ tràn tã trong những cử động dù là nhỏ nhất của trẻ trong khi ngủ.

 

 

Chọn tã tốt cũng cần phải dùng tã đúng để giúp bé thoải mái hơn, tránh các nguy cơ hăm ngứa.

 

Trường hợp nếu bố mẹ đã làm đúng theo những chỉ dẫn như trên của BS nhưng vẫn không thể cải thiện tình trạng hăm thì có thể trẻ đã bị nhiễm những bệnh cơ hội khác như nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng. Nếu tình trạng trở nặng thì cần mang bé đến Bác sĩ thăm khám ngay vì có thể ẩn chứa nhiều lý do khác nữa gây viêm nhiễm cần được điều trị sớm.

Mong rằng những chia sẻ trên đây sẽ hữu ích dành cho các bậc bố mẹ, đặc biệt những người lần đầu chăm sóc bé yêu.

TS - BS Lê Văn Hiền
Giám Đốc Phòng Khám Sản Phụ Khoa Hiền Đức
Cố vấn cấp cao BV Hạnh Phúc

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mẹ chớ coi thường mụn sữa ở trẻ sơ sinh quá 7 ngày! (29/10)
 Trẻ sơ sinh bị sôi bụng: Những điều cần tránh và cách xử lý (29/10)
 Vitamin D3 cho trẻ sơ sinh có tác dụng gì? (19/10)
 Làm thế nào luôn có nhiều sữa cho con bú? (15/10)
 Vì sao cứ chiều tối về đêm các em bé mới sinh khóc mãi không thôi, ai dỗ kiểu gì cũng không nín? (15/10)
 Khuyến cáo phụ huynh đưa con em tiêm vắc-xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm (15/10)
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (8/10)
 Bé không giật mình khi ngủ: Cẩn thận với căn bệnh bẩm sinh khiến trẻ trở thành tàn tật (4/10)
 Mệt mỏi vì đêm nào cũng phải dậy vài lần để dỗ con, mẹ Hà Nội mất đúng 1 tuần luyện con tự ngủ êm ru (3/10)
 Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả (25/9)
 Những bất thường sau khi rụng rốn và cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh khi đã rụng (17/9)
 Vitamin D cho trẻ sơ sinh: Dấu hiệu thiếu hụt và cách thức bổ sung (17/9)
 Buổi tối, mẹ cứ cho con đi ngủ vào giờ này, bé lớn lên đảm bảo thông minh và cao như siêu mẫu (10/9)
 3 tư thế cho con bú đúng nhất để sữa mẹ về dạt dào, con nhận đủ sữa "lớn nhanh như thổi" (10/9)
 Ra đời sớm đến 3 tuần nhưng bé sơ sinh vẫn khiến các bác sĩ "choáng" vì nặng tới 5kg (10/9)
 Bác sĩ Nhi chỉ rõ những việc làm thừa khi chăm con, hóa ra mẹ bỉm sữa nào cũng đang làm sai mà cứ nghĩ đúng (10/9)
 Hễ con khẽ e e khóc mẹ đã ngay lập tức tỉnh giấc còn các ông bố vẫn ngáy o o, tất cả đều có lý do cả đấy (10/9)
 Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em: BS chỉ rõ ba dấu hiệu vàng để cứu trẻ (4/9)
 Sốt phát ban ở trẻ cần kiêng gì và cách chăm sóc ra sao? (4/9)
 Viêm màng não nhiễm khuẩn ở trẻ em: BS chỉ rõ ba dấu hiệu vàng để cứu trẻ (28/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i