Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   "Mẹ ơi nhà mình giàu hay nghèo?", câu trả lời mà mọi bà mẹ nên dùng là đây!

 

Nói dối với một đứa trẻ là điều tối kị, nói dối về hoàn cảnh gia đình lại là chuyện không nên. Thay vì loay hoay không biết trả lời sao với câu hỏi của con, cha mẹ nên nhìn vào thực tế gia đình để cho con câu trả lời thành thật.



Nhiều cha mẹ ngớ người không biết trả lời ra sao khi con bất giác hỏi "Mẹ ơi, nhà mình giàu hay nghèo?", liệu đâu là câu trả lời đúng nhất cho con cái trong hoàn cảnh này?

Trẻ lên 3 tuổi bắt đầu bước vào khoảng thời gian tò mò, khám phá và luôn luôn đặt câu hỏi với cha mẹ ông bà. Chỉ cần một sự việc nhỏ nhưng trẻ có thể đặt ra "hàng vạn câu hỏi vì sao" để thỏa mãn được mong muốn hiểu biết của mình với thế giới xung quanh.

Trong giai đoạn trí não phát triển cực mạnh của trẻ, không ít lần cha mẹ đứng hình với những câu hỏi của con, loay hoay không biết trả lời sao cho vừa. Trong đó, câu hỏi về gia cảnh, điều kiện gia đình chắc chắn cũng từng làm khó không ít bậc cha mẹ.

"me oi nha minh giau hay ngheo?", cau tra loi ma moi ba me nen dung la day! - 3

Thắc mắc về điều kiện kinh tế gia đình là chuyện thường gặp ở nhiều đứa trẻ

"Mẹ ơi, nhà mình giàu hay nghèo hả mẹ? Mẹ ơi, sao bạn Minh được bố mẹ đón đi học bằng ô tô hả mẹ?..." - Đó vô tình sẽ là những câu hỏi mà một ngày nào đó, con trẻ sẽ bố mẹ vì thấy sự khác biệt khi đến trường. Trẻ rất tinh ý để nhận ra được sự khác nhau giữa hoàn cảnh của mình với các bạn trong lớp, từ đó có suy nghĩ so sánh muốn được giải đáp.

Với câu hỏi của con, nếu bố mẹ trả lời nhà mình nghèo thì vô tình "bôi đen hoàn cảnh", nếu nói là giàu mà không đúng thực tế sẽ khiến trẻ lầm tưởng về điều kiện kinh tế, đòi hỏi những mong muốn vượt giới hạn của bố mẹ. Lúc này, cha mẹ nên trả lời ra sao?

Để trả lời câu hỏi này, cha mẹ cần tuân thủ những nguyên tắc xuất phát từ thực tế của hoàn cảnh gia đình mình.

1. Không nói dối về gia cảnh giàu hay nghèo

Có nghĩa là, với câu hỏi của con trẻ, trẻ muốn được nghe đáp án của bố mẹ là giàu hay nghèo nhưng những bậc cha mẹ không nên trả lời con bằng các câu khẳng định chắc chắn "Nhà mình giàu hoặc nhà mình rất nghèo con ạ!".

Khi bôi đen bằng việc vẽ ra gia cảnh nghèo khó, "bố mẹ không có tiền, con phải ngoan và học giỏi sau này kiếm nhiều tiền nuôi bố mẹ", các bậc cha mẹ vô tình tạo ra tâm lý dè chừng cho trẻ. Nhiều bậc cha mẹ cho rằng, câu nói đó có thể thúc đẩy sự cố gắng của trẻ nhưng đâu phải đứa trẻ nào cũng đủ lớn để hiểu được dụng ý của cha mẹ.

 

 

Hãy để trẻ hiểu nghèo không bao giờ được phép đi đôi với tự ti. (Ảnh minh họa)

 

Với những đứa trẻ nhạy cảm, câu nói của bố mẹ có thể khiến trẻ tự ti với các bạn có hoàn cảnh khấm khá trong lớp, lâu dần có tâm lý e ngại, không dám tiếp xúc, tạo khoảng cách với những người bạn mà trẻ cho là giàu có.

Trong khi một vài đứa trẻ khác lại luôn có tâm lý nhà mình nghèo nên có xu hướng thích đồng tiền, sinh ra tính cách tham lam, bất chấp để có tiền.

Ngược lại, nếu nói "nhà mình rất giàu, bố mẹ kiếm tiền vất vả lắm mới giàu có như hiện tại để nuôi con ăn học" lại trở thành mũi dao đâm thẳng vào tương lai của con.

Trong trường hợp gia đình giàu có thật, trẻ luôn ỷ vào sự giàu có của bố mẹ để đòi hỏi mọi mong muốn, thậm chí nhiều phụ huynh cậy có kinh tế luôn đáp ứng tất cả những yêu cầu của con, cung cấp những thứ tốt nhất, đắt nhất. Lâu dần trẻ sẽ sinh ra tính cách trịnh thượng, cho mình là cấp trên, đòi hỏi người khác phải cung phụng mình. Trong tương lai, đứa trẻ đó khó trưởng thành được vì vốn quen được "ăn sung mặc sướng", bố mẹ chiều chuộng, cá biệt có trẻ hình thành tâm lý "nhà đầy tiền, bố mẹ thiếu gì tiền, cần gì phải lao động".

 

 

Dù giàu hay nghèo hãy nhấn mạnh giá trị lao động để tạo nên cuộc sống hiện tại của gia đình

 

Với trường hợp gia cảnh thực tế không giàu như câu trả lời của bố mẹ, đứa trẻ vẫn nghĩ là nhà mình giàu nên chuyện đòi hỏi được như bạn này, bạn kia là đương nhiên. Bố mẹ không thể đáp ứng mãi nhu cầu của trẻ nên câu trả lời thành thật là điều qua trọng. Những đứa trẻ đó vô tình có thể trở thành kẻ ích kỷ, chỉ biết bản thân được đáp ứng, hưởng thụ mà không quan tâm bố mẹ đã phải vất vả như nào.

2. Thành thật với con trẻ

Hãy sống thật với con để chúng hiểu bố mẹ phải cố gắng hết sức để cho chúng một cuộc sống như vậy. Dù nói nhà mình giàu hay nghèo nhưng hãy để trẻ hiểu rằng, dù trong hoàn cảnh nào bố mẹ cũng luôn yêu thương, che chở và làm việc vì các con: Đối với một gia đình, tình yêu thương và sự lao động hi sinh mới là điều quan trọng.

Nếu bạn nói nhà mình nghèo, hãy nhấn mạnh rằng dù bố mẹ chẳng có nhà biệt thự to rộng, xe ô tô, điện thoại đắt tiền nhưng bố mẹ vẫn đang cố gắng làm việc để cho con đến trường, được học hành, có cơm ăn áo mặc.

Nếu nói nhà mình giàu cũng không quên nói về công sức tạo nên thành quả lao động như ngày hôm nay. Hãy nhấn mạnh điều đó để con không ỷ lại và có tính tự lập với cuộc sống.

 

 

Thành thật với con trẻ về hoàn cảnh gia đình là điều nên làm

 

Nói chung, dù câu trả lời ra sao thì điều quan trọng là bố mẹ hãy hướng con đến giá trị lao động, giúp trẻ hiểu và phấn đấu để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Hoàn cảnh gia đình là nền tảng, bố mẹ là động lực thôi thúc, trong trường hợp này, hãy tranh thủ dạy con khi đứa trẻ thắc mắc, đây sẽ trở thành cơ hội để trẻ nhớ lâu nhất về bài học giá trị lao động đầu đời.

Nguồn Khampha

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ba kiểu người mẹ khiến trẻ gặp khó khăn trong tương lai (8/10)
 5 thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa giúp trẻ ăn khỏe, tăng cân vù vù (27/9)
 "Bố ơi, khi thấy dòng chữ này, con đã đi rồi!” lời nhắn của cậu bé 14 tuổi để lại cho cha khiến người lớn phải suy nghĩ (17/9)
 Chuyên gia gợi ý 4 việc đơn giản giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, tránh các bệnh lây nhiễm khi giao mùa (17/9)
 7 thói quen tưởng xấu của trẻ nhưng đem lại lợi ích bất ngờ (17/9)
 Trẻ dùng mạng xã hội: 4 điều bố mẹ cần lưu ý (10/9)
 Cho trẻ ăn sữa chua kiểu này bổ đâu chẳng thấy, chỉ rước bệnh cho con (10/9)
 Mẹ đẻ thêm em, cảm thấy bị bỏ rơi bé trai bí mật làm điều này khiến ai cũng sốc (10/9)
 3 thói quen xấu của trẻ có thể khiến răng mọc lệch, cha mẹ cần sửa ngay kẻo muộn (10/9)
 Đi làm về trễ, mệt mỏi thì các mẹ làm ngay mì trộn cho bữa tối nhanh mà ngon nhé! (4/9)
 Trẻ dùng mạng xã hội: 4 điều bố mẹ cần lưu ý (4/9)
 Chuyên gia mách thực đơn chuẩn theo từng lứa tuổi, mẹ nhớ cho con ăn khi vào năm học mới (28/8)
 'Khoanh vùng an toàn' cho con (22/8)
 Không ngủ cùng cha mẹ trong 3 năm đầu đời, trẻ dần thành người xa lạ (22/8)
 Mẹ Singapore chia sẻ kinh nghiệm từ thuê người giúp việc đến cho con bú trong lần đầu làm mẹ (22/8)
 Dậy thì sớm: Trẻ phải đối mặt với những nguy cơ đáng sợ nào? (15/8)
 Bé trai 3 tuổi bị mắc kẹt và tử vong trong máy giặt cửa trước - cảnh báo nguy hiểm từ thiết bị nhà nào cũng có (15/8)
 Con trai thoát chết ngoạn mục, người mẹ lên tiếng cảnh báo các phụ huynh về tai nạn kinh hoàng đứa trẻ nào cũng có thể gặp phải (12/8)
 Ông tẩm bổ cho cháu bằng món cháo ninh xương mỗi ngày, tưởng bổ béo ai ngờ nguy hại (12/8)
 Trẻ em Nhật đang được khuyến khích chơi với dao, búa, đốt lửa và trèo lên mái nhà, các mẹ Việt có dám thử? (8/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i