Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ sốt về đêm: Thực hiện ngay 4 bước bác sĩ Nhi khuyên giúp con cắt ngay cơn sốt


Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt về đêm cần thực hiện các phương pháp hạ sốt như khi trẻ bị sốt thông thường.Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt về đêm cần thực hiện các phương pháp hạ sốt như khi trẻ bị sốt thông thường.

 

Theo bác sĩ Dũng, trẻ sốt về đêm cần thực hiện các phương pháp hạ sốt như khi trẻ bị sốt thông thường.


Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai.

 

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Đây là phản ứng của cơ thể khi không may bị nhiễm virus, vi khuẩn. Chính vì vậy, khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cũng cần xử trí bình thường như khi trẻ bị sốt.

 

"Sốt không phải là bệnh, sốt chỉ là một triệu chứng và trẻ có thể sốt ban ngày cũng có thể sốt ban đêm. Trong 24h đồng hồ, trẻ có thể sốt bất cứ lúc nào. Nếu sốt không làm cho trẻ chán ăn, không gây bứt rứt, khó chịu thì bố mẹ nên để nguyên, trẻ sẽ hết sốt tự nhiên và phần lớn các bệnh nhiễm trùng lại nhanh khỏi", PGS Dũng lưu ý.

 

 

Sốt chỉ là triệu chứng, không phải bệnh. Trẻ sốt về đêm, bố mẹ cũng cần xử trí bình thường như khi trẻ bị sốt. (Ảnh minh họa)


Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần lưu ý 4 điều quan trọng để xử trí cho trẻ:

 

1. Uống thuốc hạ sốt khi sốt trên 38,5 độ C

 

Bác sĩ Dũng cho biết, khi trẻ sốt về đêm cần xử lý như khi bị sốt ban ngày.

Nếu trẻ sốt 38,5 độ trở lên, bố mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt như: paracetamol và ibuprofel. Tuy nhiên, bố mẹ không nên cho trẻ uống xen kẽ hai loại thuốc này vì liều lượng khác nhau.

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất.

Trong trường hợp trẻ sốt mà bố mẹ không muốn cho uống hạ sốt cũng không nên dùng các biện pháp vật lý như chườm ấm, bôi dầu, dán miếng hạ sốt...

Với trường hợp trẻ bị sốt cao co giật, bố mẹ cần bình tĩnh xử lý, không nên cho tay hay vật dụng nào đó vào miệng trẻ. Bố mẹ nên đặt trẻ nằm nghiêng, nới rộng quần áo. Sau đó đợi hết cơn co giật, bố mẹ lấy khăn cho vào miệng, phòng tránh cơn co giật sau của con.


Tiếp đó, đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho trẻ và đưa trẻ đến cơ sở y tế để bác sĩ chẩn đoán xem có bệnh nào khác không.

 

 

Bố mẹ cũng nên thường xuyên đo thân nhiệt cho con và nên đặt nhiệt kế ở nách để theo dõi chuẩn xác nhất. (Ảnh minh họa)


2. Để phòng thoáng khí, không đóng kín cửa


Khi trẻ sốt về đêm, bố mẹ cần mở cửa phòng để phòng thoáng khí. Việc đắp chăn, đóng kín cửa sẽ làm cho bệnh của trẻ càng nặng hơn. Nhiều trường hợp bố mẹ cuống cuồng vì con uống thuốc hạ nhưng không đỡ bởi cửa phòng đóng kín, gây bí bách, không thoáng mát.

 

3. Nới lỏng quần áo

 

Bố mẹ nên nới lỏng quần áo, tã lót khi trẻ sốt về đêm. Đồng thời, lấy khăn thấm nước ấm vắt kiệt lau trán, 2 hốc nách và bẹn cho trẻ, thay khăn 2-3 phút/ lần để trẻ hạ nhiệt.

Nếu sau khi uống thuốc hạ sốt, nới lỏng quần áo, tã lót và để phòng thoáng mát mà trẻ vẫn bị sốt, bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để bác sĩ khám kịp thời. Bố mẹ không nên ngại vì ban đêm mà không cho trẻ đi viện.

 

 

Khi trẻ bị sốt nên cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều sữa mẹ hơn bình thường. (Ảnh minh hoạ)

 

4. Bổ sung nước cho trẻ

 

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C, bố mẹ chỉ cần cởi bớt quần áo, cho trẻ uống nhiều nước, bú nhiều sữa và theo dõi nhiệt độ cơ thể trẻ thường xuyên.

Sốt cao cũng là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng bởi vậy bố mẹ cần cho con uống nhiều nước hoặc bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ muốn ăn gì, bố mẹ nên cho trẻ ăn thức ăn đó, không cần phải kiêng khem quá nhiều.

 

Nguồn https://eva.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tóc bé gái 5 tuổi rụng từng mảng vô cùng đáng sợ, lý do là chơi với thứ này trong nhà (15/7)
 Mách mẹ bí quyết tăng chiều cao cho trẻ với “chế độ 5+2” (15/7)
 Cha mẹ hốt hoảng khi thấy tinh hoàn con chạy lên bẹn (15/7)
 Những "mũi tiêm vàng" cứu sống trẻ sốc phản vệ khi tiêm vắc xin (8/7)
 Những lưu ý khi đưa trẻ đi tiêm chủng (8/7)
 Cẩn trọng dậy thì sớm – trẻ cao nhanh nhưng lại dễ bị lùn (4/7)
 Bé gái 6 tuổi bị thủng ruột, cơ thể tổn thương trầm trọng, mẹ hoảng hồn khi biết nguyên nhân là thứ ngày nào con cũng mang theo người (4/7)
 Bé 7 tháng nhập viện vì điều hoà, Viện nhi Mỹ vẫn khuyên mẹ PHẢI bật điều hoà cho con (24/6)
 Chia sẻ ảnh con không thể mở mắt vì mụn rộp, mẹ trẻ khẩn thiết yêu cầu người lớn dừng ngay việc hôn trẻ (14/6)
 Cách phòng bệnh cho trẻ mùa nắng nóng (12/6)
 4 cách ngừa ung thư cho trẻ nên bắt đầu ngay khi còn nhỏ: Đơn giản nhưng nhiều bố mẹ quên (28/5)
 Xử trí khi trẻ bị rôm sảy mùa nóng (27/5)
 Bệnh mùa mưa ở trẻ nhỏ và cách phòng tránh (27/5)
 Viêm amidan cấp ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị (24/5)
 Béo phì ở trẻ: Nguyên nhân và nguy cơ tiềm ẩn (24/5)
 Cách ăn uống giúp trẻ “miễn dịch” với các bệnh mùa hè (20/5)
 Ba hành động tưởng tốt của cha mẹ ai ngờ lại âm thầm phá hủy khả năng miễn dịch của trẻ (20/5)
 Cậu bé 2 tuổi phải sống thực vật vì sai lầm của người lớn, cha mẹ hối hận thì đã muộn (17/5)
 Trẻ bị bỏng rất nguy hiểm: Cha mẹ đừng cố tìm bất cứ thuốc gì, chỉ làm duy nhất việc này (15/5)
 Nhà có con gái, cha mẹ nhất thiết phải biết điều này (15/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i