Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Trầm cảm sau sinh, mối nguy hiểm khôn lường

 

Nghiên cứu gần đây cho thấy, trầm cảm sau sinh có thể gây trở ngại cho sự liên kết giữa mẹ và con, dẫn đến các vấn đề về rối loạn hành vi, thậm chí chậm phát triển về tâm thần trí lực khi trẻ lớn lên.


Nguyên nhân phụ nữ thường bị trầm cảm sau khi sinh

 

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến trầm cảm sau sinh được xem xét trên một số nguyên nhân chính như: Sự thay đổi mạnh nồng độ các hormon estrogen và progesterone sau khi sinh; Sự mệt mỏi về thể lực và tinh thần đi kèm theo là sự thiếu ngủ sau sinh; Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc; Sự thay đổi trách nhiệm và vai trò của bản thân sau sinh.

 

Ngoài ra còn có những vấn đề liên quan đến giới tính của trẻ, vấn đề tài chính và sự thiếu quan tâm của gia đình. Những sản phụ có tiền sử bản thân hoặc người thân trong gia đình có rối loạn cảm xúc lưỡng cực hoặc bệnh tâm thần phân liệt sẽ có nguy cơ mắc trầm cảm sau sinh.

 

Dấu hiệu nhận biết và nguy hiểm đi kèm

 

Suy nhược cơ thể

 

Nhiều sản phụ cảm thấy đau khổ, vô vọng tăng dần sau khi sinh con, thậm chí khóc lóc cả ngày mà không có lý do cụ thể nào cả. Những cảm giác này thường không có căn cứ và khiến họ có thể rơi vào trạng thái mệt mỏi triền miên, thờ ơ với công việc nhà.

 

Lo lắng

 

Triệu chứng thường gặp nhất là đau một vùng nào đó trên cơ thể và cảm giác bị bệnh. Những triệu chứng này sẽ trở nên trầm trọng nếu không được chữa trị.

 

Bảng câu hỏi tự đánh giá trầm cảm PHQ9

 

Hoảng hốt

 

Người mẹ có thể cảm thấy hoảng hốt đối với những tình huống xảy ra hằng ngày, và khó có thể bình tĩnh lại. Vì thế, tốt nhất là giúp họ tránh những tình huống mà họ bị stress.

 

Căng thẳng

 

Những bà mẹ bị căng thẳng thường bị trầm cảm nặng nề hơn. Họ thường khó có thể thư giãn được, nhiều khi có cảm giác như muốn nổ tung ra.

 

Cảm giác bị ám ảnh

 

Bà mẹ bị trầm cảm thường hay bị ám ảnh, có thể về một người, một tình huống hay một hoạt động cụ thể nào đó. Vài người có thể trở nên sợ hãi và tin rằng mình là mối nguy hại cho các thành viên trong gia đình, đặc biệt là đứa trẻ.

 

Mất tập trung

 

Một bà mẹ trầm cảm thường khó tập trung đọc sách, xem TV hay trò chuyện bình thường. Họ sẽ cảm thấy trí nhớ sao mà kém quá, và đôi lúc không sắp xếp được suy nghĩ. Họ có thể ngồi đó không làm gì, chỉ nghĩ rằng họ cảm thấy rất tồi tệ.

 

Rối loạn giấc ngủ

 

Thường người bị trầm cảm rất khó ngủ. Họ có thể thao thức đến gần sáng, hoặc không ngủ được tí gì. Vài người ngủ không liên tục, hay bị thức giấc vào giữa đêm, thỉnh thoảng gặp ác mộng và không thể ngủ lại được.

 

Tình dục

 

Mất hứng thú tình dục thường kéo dài một thời gian, nên các ông bố cần thông cảm và hiểu rằng đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Hứng thú tình dục sẽ trở lại khi mẹ hết trầm cảm.

 

Vai trò của chồng và gia đình

 

Các chuyên gia khuyến nghị, để phòng chống trầm cảm sau sinh, ngay từ khi mang thai, cả vợ và chồng cần học cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Về phía gia đình cần động viên, gần gũi và chia sẻ với người phụ nữ về quá trình sinh nở cũng như chăm sóc em bé.

 

Một trong những yếu tố quan trong giúp điều trị trầm cảm thành công là phát hiện sớm và phải biết khi nào người phụ nữ cần giúp đỡ.

 

Một số biện pháp giảm thiểu tình trạng này

 

Nguyên tắc điều trị giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu, trong đó người bệnh tập trung cải thiện mối quan hệ với người khác, chủ yếu với chồng và con.

 

Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc, người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ. Tuy nhiên, dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại. Cần theo học một số chương trình giáo dục tiền sản cho cả người vợ lẫn chồng trước khi sinh con, hoặc ít nhất tìm sách báo hướng dẫn, hoạt động này giúp cung cấp những kiến thức đúng đắn về sức khoẻ sinh sản, nhận thức tốt sẽ giúp phòng tránh trầm cảm sau sinh.

 

Điều quan trọng nhất là người mẹ phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm. Bạn nên biết đau nhức xuất hiện khá nhiều ở phụ nữ bị bệnh trầm cảm sau sinh, và đó không phải là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng. Hãy thư giãn và quên đi đau đớn thì căn bệnh trầm cảm sẽ dần dần tan biến.

 

Pfizer đồng hành cùng nâng cao kiến thức bệnh học cộng đồng.

 

Nguồn https://vietnamnet.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bà bầu bị ngứa vùng kín có nguy hiểm không? (8/7)
 Bí kíp giúp phụ nữ sau sinh nhanh chóng lấy lại sức khỏe (8/7)
 Mang thai giả: nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị (4/7)
 Phụ nữ có 3 điểm này càng dễ mang thai và sinh ra những đứa trẻ thông minh (4/7)
 Những thay đổi oái oăm của cơ thể sau khi sinh chưa một ai nói với bạn, nhưng bài viết này sẽ nói (28/6)
 Chế độ thai sản mới nhất từ 1/7/2019: Nhiều thay đổi trợ cấp mẹ bầu cần biết để không thiệt (28/6)
 Thuyên tắc ối - Biến chứng thai kỳ khiến mẹ bầu 37 tuần tuổi bỗng co giật và hôn mê suốt 17 ngày liền (24/6)
 Mẹ bầu trên giường cùng chồng làm "chuyện ấy" kiểu này, con sinh ra sẽ thông minh (23/6)
 Mẹ bầu mang thai được 28 tuần thì chết lưu, thủ phạm không ai ngờ là do hộp sữa đặt trong tủ lạnh (18/6)
 3 thói quen xấu âm thầm làm giảm hormone nữ, chị em bỏ ngay nếu muốn sớm có con (18/6)
 Có nên thụ tinh ống nghiệm lần hai ngay sau lần đầu thất bại? (14/6)
 Dấu hiệu sớm nhận biết có thai (14/6)
 Để đẻ được những đứa bé sáng dạ, các bà mẹ cần làm những điều này (14/6)
 3 món ăn vặt cho bà bầu "khó cưỡng" từ bộ đôi cam - chanh (12/6)
 Điểm danh những món ăn vặt ngày hè cho bà bầu dưỡng thai (7/6)
 7 sự thật bất ngờ về sảy thai chị em phụ nữ có thể chưa biết (4/6)
 Bà bầu ăn mía: Được cả "tá" lợi ích nhưng phải nhớ điều này để không gây hại (28/5)
 Tuần đầu tiên của thai kỳ: Những thay đổi nhỏ của cơ thể cho biết bạn đã có tin vui (27/5)
 Những dấu hiệu báo động trong thời gian mang thai mẹ bầu tuyệt đối không thể xem thường (27/5)
 Hình ảnh que thử thai 2 vạch như thế nào là đã có thai? (24/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i