Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Trẻ bị bỏng rất nguy hiểm: Cha mẹ đừng cố tìm bất cứ thuốc gì, chỉ làm duy nhất việc này

 

Theo các bác sĩ trẻ nhỏ bị bỏng rất nguy hiểm và nếu bỏng đến 10 % diện tích cơ thể được xem là bỏng nặng độ IV, độ V. Việc sơ cứu bỏng vô cùng quan trọng thay vì tìm các loại thuốc để bôi.

 

Trẻ bị bỏng nguy hiểm

 

Bé Vũ Hoàng Nh (13 tháng tuổi, quê Đông Anh, Hà Nội) điều trị bỏng tại Bệnh viện đa khoa Xanh pôn. Nguyên nhân gây bỏng hết sức bất ngờ, mẹ của bé lấy nước sôi cho vào bình sữa để pha cho con và bé với tay nên vô tình bình đựng nước đổ vào bụng bé.

 

Hoảng loạn vì bỏng, bé khóc và cào bụng của mình khiến cho lớp da phổng lên và trầy ra. Gia đình nhanh chóng, cởi áo rồi quấn khăn đưa vào bệnh viện cấp cứu.

 

Hay như trường hợp bé Nguyễn Thanh Tr (1,5 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) bị bỏng do bố của bé pha mì tôm. Do bất cẩn bé đã đưa cả bàn tay vào bát mì và kết quả bé bị bỏng hết bàn tay trái. Khi bé bị bỏng, bố mẹ của cháu hoảng sợ nên lấy vội kem đánh răng bôi cho con với hi vọng làm mát cho bé.

 

Sau đó, bé Tr được sử dụng thuốc đắp ở nhà. 3 ngày sau khi đắp lá vết bỏng đen, chảy dịch xanh, các ngón tay dính sát vào nhau, lúc này gia đình mới vội vàng đưa bé tới viện.

 

 

Bỏng ở trẻ nhỏ nguy hiểm hơn người lớn.

 

Bé Trần Nguyễn H. Đ (2 tuổi quê Trực Ninh, Nam Định) được gia đình đưa vào cấp cứu tại Viện Bỏng Quốc gia với tình trạng vật vã, kích thích. Bé bị bỏng nước sôi và bố mẹ tự mua thuốc về đắp. Kết quả sau 8 ngày trị bỏng cháu sốt cao, vật vã, khó thở nên gia đình đưa đi cấp cứu ở Bệnh viện tỉnh. Sau đó Bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định giới thiệu lên Viện Bỏng Quốc gia.

 

Tại Viện bỏng, vết thương của bé Đ bị hoại tử thứ phát toàn bộ, tiết dịch nhiều, màu xanh, mùi hôi. Bệnh nhân được chuyển vào Khoa Điều trị tích cực, với chẩn đoán: Bỏng nước sôi độ IV, V bụng, ngực, sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng.

 

Bệnh nhân diễn biến xấu, tiên lượng rất nặng; mặc dù đã được điều trị tích cực: thở máy, thuốc vận mạch, trợ tim, truyền dịch, kháng sinh mạnh, truyền khối hồng cầu, albumin, thay băng cắt lọc vết thương bỏng, nhưng tình trạng sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng ngày càng nặng hơn. Sau đó gia đình cháu bé đã xin cháu về.

 

Sơ cứu bỏng như thế nào?

 

Tương tự tại Khoa Bỏng, Bệnh viện đa khoa Xanh pôn, trẻ em chiếm khoảng 50% tổng số nạn nhân bỏng, trong đó lứa tuổi 1-5 tuổi chiếm khoảng 50 - 60% số trẻ em bị bỏng.

 

Theo bác sĩ Nguyễn Thống, Nguyên trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn đây là lứa tuổi trẻ rất hiếu động, thích khám phá tìm hiểu xung quanh nhưng lại chưa ý thức và chưa có khả năng phòng tránh các mối nguy hiểm.

 

 

Bác sĩ Thống cho biết cách sơ cứu bỏng tốt nhất là ngâm nước lạnh

 

Trẻ em khi bị bỏng dù diện tích nhỏ cũng có thể gây rối loạn toàn thân, diễn biến bệnh bỏng thường phức tạp hơn, quá trình điều trị cũng gặp khó khăn hơn người lớn do các cơ quan chưa hoàn thiện. Ở trẻ nhỏ, diện tích bỏng từ 10% diện tích cơ thể được xem là bỏng nặng, cần nhanh chóng đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị đúng cách.

 

Theo bác sĩ Thống sơ cứu khi bị bỏng đúng rất quan trọng. Khi trẻ bị bỏng lửa hay bỏng nước sôi bạn không nên loay hoay tìm thuốc gì để bôi cho con mà chỉ cần nhanh chóng làm mát vết bỏng, tránh cho da khỏi bị rộp bằng cách mở vòi nước cho chảy chầm chậm lên vết bỏng khoảng 15 - 20 phút. Nếu ở chân tay, ngâm trong nước mát.

 

Việc ngâm hay đắp nước mát vào vào vùng bỏng ngay lập tức vô cùng quan trọng bởi các lý do sau:

 

Thứ nhất: Hạ được nhiệt độ của vùng mô dưới da xuống để phòng ngừa bỏng sâu thêm. Sau bỏng nhiệt độ bên ngoài da có thể đã về 30-35 độ nhưng nhiệt độ mô dưới da vẫn tầm 50-60 độ. Ở nhiệt độ này, protein trong các tế bào da vẫn bị tổn thương và thoái hóa. Tế bào sẽ chết.

 

Thứ hai: Một số tế bào bị "gần chết" do nhiệt ban đầu có thể phục hồi sống sót trở lại nếu được làm lạnh đủ thời gian. Nên cần ngâm 15-30 phút là vì vậy.

 

Thứ ba: Thời gian sau bỏng để xử trí quý giá từng giây một. Làm lạnh càng sớm được bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu. Đừng cố gắng tìm kiếm một loại thuốc hay chất gì để bôi vào lúc đó - bác sĩ nhấn mạnh.

 

Sau đó nhẹ nhàng tháo bỏ những vật cứng trên vùng bỏng như giầy, dép, vòng trước khi vết bỏng sưng nề, che phủ vùng bỏng bằng gạc vô khuẩn. Nếu không có gạc có thể dùng vải sạch.

 

Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích da bị bỏng nhỏ, tổn thương có thể tự liền nhờ quá trình biểu mô hóa, thì sau khi sơ cứu có thể điều trị tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu nặng hơn thì ngay sau khi sơ cứu cần chuyển trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ điều trị kịp thời.

 

Nguồn http://soha.vn

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhà có con gái, cha mẹ nhất thiết phải biết điều này (15/5)
 Bé trai 17 tháng bỏng nước sôi: Hành động của mẹ đã cứu con thoát khỏi bàn tay tử thần trong gang tấc (15/5)
 Con gãi đầu liên tục nhưng cha mẹ vô tâm bỏ qua, đưa vào viện mới sững sờ khi biết lý do (11/5)
 CẢNH BÁO cha mẹ có con nhỏ: Bé trai 3 tuổi SUÝT MẤT MẠNG vì bị que xiên xúc xích đâm thẳng cổ họng (8/5)
 Trẻ bị tiêu chảy: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách trị và chăm sóc bé (5/5)
 Bé gái bị ngưng tim do quá phấn khích khi chơi trượt nước (2/5)
 Hàng chục bệnh nhi nhập viện vì viêm màng não do không tiêm vắc-xin (24/4)
 Cách tránh ngộ độc thực phẩm ngày nóng (22/4)
 Đây là phương pháp sơ cứu vết bỏng chuẩn nhất cho trẻ nhỏ mà bố mẹ rất nên nhớ (22/4)
 Viêm phổi: Dấu hiệu nhận biết, cách điều trị và chăm sóc trẻ (18/4)
 Con gái 4 tháng bỏ bú và sốt cao mãi không khỏi, dù bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh thông thường nhưng người mẹ nhất quyết làm điều này để cứu con (17/4)
 Bé 11 tuổi bất ngờ tử vong vì dị ứng cá, chuyên gia chỉ rõ nguyên nhân (12/4)
 Ngộ độc thức ăn ở trẻ và cách xử trí đúng (12/4)
 Trẻ bị nhiệt miệng: Xử nhanh kẻo hại! (10/4)
 Bé 17 tháng tuổi suy thượng thận do uống thuốc ho chứa corticoid (8/4)
 Sau khi bị viêm amidan kéo dài, bé trai trở nên hung dữ với người xung quanh, nguyên nhân khiến ai cũng thấy sợ (4/4)
 Bé 1 tuổi nổi mụn nước chi chít trông vô cùng đáng sợ ở chân, lời chẩn đoán của bác sĩ nhi khoa khiến ai nấy đều ngỡ ngàng (2/4)
 Con trai bỗng chán ăn nhưng lại thèm đồ ngọt liên tục cùng một loạt biểu hiện lạ xuất hiện, người mẹ không ngờ con mắc bệnh nguy hiểm (1/4)
 Thời tiết thất thường trẻ dễ ốm, mẹ nắm ngay 5 tuyệt chiêu khiến trẻ hết ngạt mũi ngủ ngon, số 3 hay nhất (26/3)
 Trẻ nhiễm sán lợn: Hàng nghìn bà mẹ đang hoang mang quá mức (23/3)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i