Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Chính hành động này của nhiều bố mẹ còn gây nguy hiểm cho trẻ hơn cả clip “bẩn” và bạo lực trên Youtube

"Vứt điện thoại cho con để được yên thân", "dùng điện thoại để trao đổi, mặc cả với con" hay "ở bên con mà mắt không rời điện thoại" là những hành động có thể nói của hầu hết cha mẹ hiện đại.

Điều đó còn mang đến tác hại khủng khiếp hơn gấp nhiều lần việc trẻ tiếp xúc và xem các clip bẩn, clip chế trôi nổi trên Youtube.

Bị "ngắt kết nối" với cha mẹ là điều tệ hại nhất đối với mọi đứa trẻ

Chúng ta có thể nhìn thấy những hình ảnh này ở khắp mọi nơi.

Đó là những bố mẹ, bất kể là ở nhà hay ngoài hàng quán, cùng lúc đặt con xuống bàn ăn là đặt trước mặt con một chiếc điện thoại mở nhạc xập xình hoặc phim hoạt hình nhấp nháy. Các em bé từ 8, 9 tháng tuổi đến 6, 7 tuổi đã "ngoan ngoãn" ăn những bữa ăn như thế.

Đó là những bố mẹ sau khi lên cơn tam bành, quát tháo, dọa nạt mà vẫn không xử lý được cơn khủng hoảng, mè nheo, đòi hỏi của con thì liền thảy cho con chiếc điện thoại để chúng "im miệng lại", còn mình thì được yên thân.

Đó là những bố mẹ đi cùng con trên đường nhưng tay luôn lăm le chiếc điện thoại, ngồi cùng con ngoài công viên nhưng mắt dán vào điện thoại, thứ mà họ tương tác với con nhiều nhất có lẽ là... giơ điện thoại và "ép" con chụp thật nhiều ảnh.

Đó là những bố mẹ dùng điện thoại mọi lúc, mọi nơi, ngay cả khi đã rời khỏi văn phòng về nhà, trong bữa ăn gia đình hay lúc kèm con học bài thì cũng không thể thiếu chiếc điện thoại trên tay.


Đó chính là chúng ta. Chính là hình ảnh mà trẻ nhỏ đang nhìn thấy hàng ngày, từ ngày này qua ngày khác, chúng nhìn thấy bố mẹ mình "không thể sống thiếu điện thoại", chúng nhìn thấy "mình không quan trọng bằng chiếc điện thoại của bố mẹ"... và đó mới là điều gây tổn thương và phá hủy tinh thần, cảm xúc của trẻ mạnh mẽ, dai dẳng hơn gấp nhiều lần những clip "bẩn" và clip chế hay những chương trình bạo lực trên Youtube. Bởi vì điều đó đồng nghĩa với việc, bố mẹ đã hoàn toàn ngắt kết nối với con ngay cả trong những khoảnh khắc và hoạt động quan trọng nhất của trẻ là khi chúng vui chơi và ăn uống - trong khi, những kết nối cảm xúc, tinh thần đó với cha mẹ lại cực kì có ý nghĩa đối với sự lớn lên trưởng thành và hạnh phúc của trẻ.

Tại sao cha mẹ hiện đại lại cần đến chiếc điện thoại để có thể dễ dàng hơn trong việc nuôi dạy con? Đơn giản là vì chúng ta quá bận rộn và cũng quá "nghiện ngập" thứ thiết bị thông minh này. Chuyên gia người Anh, Sue Atkins từng tổ chức vô số các khóa học huấn luyện làm cha mẹ chia sẻ rằng: "Chúng ta đang sống trong một thế giới kết nối không ngừng nghỉ. Người lớn luôn có vẻ bận rộn với chiếc điện thoại của mình và không thể lên kế hoạch sử dụng nó hợp lý hơn. Cha mẹ luôn muốn kiểm soát thời gian chơi điện thoại của con nhưng họ lại là hình mẫu vô cùng tệ hại về việc phụ thuộc vào màn hình một cách vô tội vạ và thiếu kiểm soát".

Xem màn hình có thể phá hủy tâm trí và thể chất trẻ như thế nào?

Cũng trong một cuộc khảo sát độc lập tại Anh trong khuôn khổ chương trình "Nói không với điện thoại" của hệ thống nhà hàng Ý Frankie & Benny's, kết quả thu được đã khiến không ít phụ huynh giật mình. 72% trẻ nhỏ được hỏi mong muốn cha mẹ bớt sử dụng điện thoại để trò chuyện với mình. 77% phụ huynh thừa nhận, họ từng có cảm giác tội lỗi vì đã chúi vào điện thoại thay vì chơi đùa cùng con. 25% phụ huynh cho biết, họ không thể thiếu điện thoại trong bữa ăn.

Điện thoại và các thiết bị điện tử như tivi, iPad có thể phá hủy tâm trí và cơ thể của trẻ một cách khủng khiếp. Các nghiên cứu khoa học và tâm lý chỉ ra rằng, chứng nghiện màn hình khiến trẻ không học được cách chơi chung thân thiện với bạn bè, không nuôi dưỡng được sự đồng cảm và khó nắm bắt các tín hiệu cảm xúc của bạn bè. Trẻ nhỏ cần được ngủ đủ và ngủ sâu hơn bất cứ đối tượng nào để mã hóa các ký ức dài hạn, bảo tồn chức năng miễn dịch và thúc đẩy não phát triển, thế nhưng, các thiết bị điện tử làm gián đoạn hầu hết các nhịp điệu bình thường này ở trẻ. Đi kèm với đó là những nguy cơ về sức khỏe thể chất như sự tích tụ chất béo và suy giảm hệ xương cơ của trẻ.


Điều quan trọng nhất mà nhiều các nghiên cứu khác nhau đã chỉ ra rằng các thiết bị điện tử khiến não trẻ thay đổi, cụ thể là những thay đổi trong chất xám của não. Trẻ có thể mất đi sự nhạy bén trong một số lĩnh vực quan trọng, bao gồm kiểm soát hành vi, kỹ năng tổ chức và lập kế hoạch hay khả năng đồng cảm với người khác. Sự thay đổi này đặc biệt trở nên đáng báo động trong giai đoạn trẻ bắt đầu dậy thì, khi mà các hormone của trẻ liên tục thay đổi một cách bất ổn định. Trẻ sẽ dễ bị tổn thương hơn và sẽ phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn đối với các vấn đề như quan hệ tình dục sớm, lạm dụng ma túy và chất gây nghiện.


Cha mẹ hãy giới hạn thời gian trẻ được dùng màn hình theo từng độ tuổi

"Làm gương cho con" luôn là một thử thách khó khăn của cha mẹ, đặc biệt là trong việc "cai nghiện" các thiết bị điện tử, nhưng đó thực sự là cách duy nhất và hiệu quả nhất để bố mẹ giúp con an toàn trước những cạm bẫy từ thế giới mạng. Bởi vì, chỉ khi cha mẹ dành thời gian để kết nối với con, trẻ mới thực sự được an toàn và lớn lên khỏe mạnh.

Theo Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cha mẹ không còn phải lo lắng việc con mình xem phải clip "bẩn" nữa nếu như biết cách dạy trẻ sử dụng mạng như người mẹ Việt này (5/3)
 5 lỗi cha mẹ thường mắc phải khiến trẻ trở nên lạm quyền và liên tục đòi hỏi (1/3)
 5 cách đơn giản hiệu quả giúp cha mẹ kiểm soát những hành vi “xấu xí” của trẻ dễ như trở bàn tay (27/2)
 Những ảnh hưởng nặng nề của phương pháp dạy con "thương cho roi cho vọt" (26/2)
 Tại sao con trai lớn cần rời mẹ nhưng con gái không cần rời cha (25/2)
 Những kỹ năng sống cơ bản mà trẻ nào cũng phải nắm vững trước khi bắt đầu độ tuổi đến trường, cha mẹ rất nên lưu ý (21/2)
 Đâu là phương pháp học cùng con tốt nhất cho các bố mẹ hiện đại? (19/2)
 Dùng nghèo để nuôi con trai, dùng giàu để nuôi con gái (18/2)
 Muốn con trưởng thành hơn và luôn luôn hạnh phúc, cha mẹ hãy dạy con những kỹ năng cơ bản này ngay từ tấm bé (13/2)
 Cha mẹ không cần mất công nghĩ nhiều cách phạt con chỉ cần áp dụng đúng kiểu kỷ luật này trẻ sẽ ngoan ngoãn ngay (27/1)
 Trẻ hay nói dối, đây là cách ứng xử của một người mẹ khôn ngoan (22/1)
 Trẻ sinh non có nguy cơ chỉ số IQ thấp hơn, nhưng cha mẹ có thể giúp con cải thiện bằng những cách này (17/1)
 Cha mẹ mà hay làm điều này vô tình sẽ biến con mình thành một đứa trẻ hay ghen tị với mọi thứ xung quanh (14/1)
 Những hạn chế và ích lợi khi nuôi con không có ông bà hỗ trợ bên cạnh không phải gia đình nào cũng biết (9/1)
 Nếu thấy con có thái độ hỗn hào thiếu tôn trọng thì cha mẹ hãy áp dụng ngay 7 phương pháp này (4/1)
 Ít để ý đến 12 đặc điểm này ở trẻ, nhiều cha mẹ không biết con mình là thần đồng (3/1)
 10 nguyên tắc dạy con thành tài của cha mẹ thông thái (28/12)
 Cha mẹ không biết những điều này sớm, con sẽ thành người "há miệng chờ sung" (26/12)
 Mẹo giúp mẹ dạy bé biết chia sẻ với mọi người từ nhỏ (24/12)
 Cần dạy trẻ trai về xâm hại tình dục để biết phản kháng, thoát thân (21/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i