Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Đây là những điều cha mẹ rất nên cân nhắc trước khi quyết định cho con đi niềng răng

Niềng răng giúp giải quyết nhiều vấn đề răng cho trẻ, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn nhiều vấn đề khác mà cha mẹ nên lưu ý.

Một chiếc răng có thể mọc lệch, ảnh hưởng đến các chức năng của miệng đồng thời ảnh hưởng đến nụ cười của bé. Niềng răng giúp chỉnh răng sai lệch như vậy nhưng trước khi đi niềng răng cho con, bố mẹ cần biết chúng có thực sự cần không, nên đeo bao lâu, chi phí liên quan và sự chăm sóc cần phải thực hiện.

Dưới đây là tất cả các thông tin về niềng răng cho trẻ:

1. Làm thế nào để biết liệu con có cần niềng răng?


Răng mọc lệch: Răng xuất hiện hình dạng xiên chép và nó có thể nhìn thấy khi đứa trẻ mỉm cười.

Căn chỉnh hàm không đúng: Răng nhô ra có thể khiến trẻ khó ngậm miệng, điều này có thể ảnh hưởng đến hàm. Ví dụ, hàm có thể xuất hiện lõm hoặc nhô ra và có thể chuyển từ bên này sang bên kia.

Vấn đề nhai và cắn: Răng của cả hai hàm không gặp nhau, khiến trẻ khó nhai.

Răng luôn cắn vào lưỡi hoặc má: Nếu đứa trẻ phàn nàn về một chiếc răng luôn cắn vào lưỡi, má hoặc thậm chí là môi, thì đó có thể là một chiếc răng mọc không đúng chỗ.

Răng sữa rụng bất thường. Nếu con bị rụng răng sữa sớm hơn bình thường, thì răng vĩnh viễn mới mọc có thể bị mọc lệch.

Trẻ hay mút ngón tay cái sau 5 tuổi: Một đứa trẻ liên tục mút ngón tay cái sau 5 tuổi có khả năng gặp vấn đề với răng.

Cha mẹ hay đưa bé đến nha sỹ nếu bố mẹ phát hiện bất kỳ điều nào ở trên. Bác sỹ sẽ kiểm tra răng, nướu và cho bố mẹ biết liệu trẻ có cần niềng răng hay không, tùy thuộc vào độ tuổi của trẻ.

2. Ở tuổi nào trẻ được niềng răng?

Điều trị chỉnh nha bằng niềng răng có tác dụng tốt nhất đối với trẻ em trong độ tuổi từ 9 đến 14 tuổi. Trẻ em ở độ tuổi này có một số răng vĩnh viễn và là thời điểm tốt nhất để niềng răng.

Tuy nhiên, những trẻ dưới bảy tuổi vẫn có thể đến gặp bác sĩ chỉnh nha nếu có các vấn đề về răng để được khám xét toàn diện.

3. Trẻ nên đeo niềng răng trong bao lâu?


Thời lượng phụ thuộc vào mức độ sai lệch. Trung bình, một đứa trẻ sẽ đeo niềng trong 1-3 năm. Ngay sau khi tháo niềng răng, trẻ có thể phải đeo một sợi dây kim loại gọi là vật giữ răng để giữ cho răng thẳng hàng.

4. Chế độ ăn cho trẻ niềng răng?

Chúng ta không cần phải thực hiện bất kỳ thay đổi đáng kể nào đối với chế độ ăn của trẻ mà chỉ cần tránh một số loại thực phẩm. Hiệp hội Nha khoa Mỹ khuyến cáo nên tránh các loại thực phẩm dưới đây: Kẹo cứng, quả hạch, bắp rang bơ, kẹo cao su, kẹo mềm, trái cây cứng như táo, lê, rau củ sống như cà rốt, ngô, bánh quy cứng, vỏ pizza, bánh mỳ cứng và các thực phẩm có xương hay đồ uống có đường vì đường có thể gây lây lan vi khuẩn.

Tóm lại, tránh bất cứ thứ gì cứng, dính và quá dai. Các bữa ăn cho trẻ niềng răng có thể bao gồm: Ngũ cốc và rau nấu chín, thịt không xương, những trái cây giòn như xoài và chuối, loại cần nhai ít.

5. Chăm sóc cho trẻ niềng răng thế nào?

Vệ sinh răng miệng không khác lắm so với thông thường và chúng ta sẽ chỉ cần chăm sóc thêm. Dưới đây là cách nên chăm sóc răng miệng cho trẻ được niềng răng:

Chải răng sau mỗi bữa ăn. Các hạt thức ăn nhỏ có thể mắc giữa các giá đỡ và đánh răng giúp giữ cho các giá đỡ sạch sẽ.

Sử dụng kem đánh răng có fluoride và bàn chải chuyên dụng. Chọn bàn chải đánh răng được làm đặc biệt cho người niềng răng. Nếu trẻ có ý định sử dụng bàn chải đánh răng thông thường, thì hãy mua một chiếc có đầu nhỏ hơn và lông mềm, mỏng có thể đi trơn tru xung quanh mắc cài.

Chải răng với các nét tròn nhẹ nhàng: Chải chậm theo chuyển động tròn xung quanh mắc cài để chải sạch tối đa bề mặt. Chải trên, dưới và trên khung. Xoay bàn chải đánh răng ở một góc và chải nhẹ lên dây. Nếu con bạn có niềng răng gắn phía sau răng thì phải hết sức cẩn thận trong khi đánh răng.

Dùng chỉ nha khoa: Nếu trẻ cảm thấy khó khăn với chỉ nha khoa thông thường, thì có thể cho con sử dụng chỉ tơ nha khoa, loại dễ trượt giữa dây và răng.

6. Một số điều bất tiện trẻ phải đối mặt khi niềng răng

- Trẻ có thể cảm thấy khó khăn hoặc cồng kềnh khi chăm sóc thêm răng mỗi ngày.

- Nếu được điều trị chỉnh nha sớm, trẻ có thể phải thực hiện lại một lần nữa khi có đủ tất cả các răng vĩnh viễn.

- Trẻ có thể cảm thấy xấu hổ và không thoải mái với việc khoe niềng răng của mình cho người khác.

- Nếu nha sỹ khuyên con nên niềng răng thì bố mẹ nên chủ động dù có bất kể nhược điểm gì. Một khi đã niềng răng xong, trẻ có thể ăn bất kỳ thực phẩm nào nhưng việc chăm sóc răng miệng vẫn là điều cần thiết. Tiếp tục tuân theo các quy tắc chăm sóc răng như đánh răng hai lần một ngày và kiểm tra răng miệng thường xuyên và con sẽ một nụ cười đáng yêu như mong ước.

Theo Mom

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 anh em nhưng 4 người bị ung thư dạ dày, 'sát thủ' ở ngay trong chính bữa ăn (25/2)
 Bé trai 9 tháng tuổi hôn mê rồi tử vong khi nhập viện, cha mẹ sốc nặng khi biết được lý do gây nên cái chết thảm thương của con (21/2)
 Dịch sởi diễn biến phức tạp, mẹ cần làm ngay những điều này để bảo vệ con khỏi mắc bệnh (19/2)
 Những điều cha mẹ nên lưu ý tuyệt đối khi con mình bị mắc bệnh sởi theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa (18/2)
 Con trai 11 tuổi mắc bệnh hen suyễn và suýt chết do người mẹ không tin lời cảnh báo rõ ràng này của bác sĩ (13/2)
 Lắng nghe ngay bác sĩ nha khoa chỉ điểm một số nguyên nhân gây ra hiện tượng nghiến răng ken két ở trẻ nhỏ (27/1)
 Chăm sóc da bé mùa đông, mẹ phải cẩn thận gấp mười (22/1)
 Bác sĩ Nhi khoa nhắc mẹ những kiến thức cần nắm vững khi trẻ bị thủy đậu (17/1)
 Thời tiết lạnh giá trẻ thường bị ho và đây là cách giúp cha mẹ nhận biết liệu con mình có bị ho nặng không? (14/1)
 Cứ nghĩ con bị cảm lạnh thông thường, mẹ khóc hối hận khi thấy da con tái xám và không còn thở được (9/1)
 Bé gái bỏ mạng khi đang tắm: Tắm cho trẻ vào mùa đông hãy tránh xa 5 sai lầm tai hại này (4/1)
 Thực phẩm cần tránh khi bị ho (3/1)
 Căn bệnh hiếm gặp khiến em bé nhanh chóng hôn mê (28/12)
 Tác hại của thừa muối với sức khỏe trẻ nhỏ mẹ cần biết (26/12)
 Đang ngủ trưa ở trường mẫu giáo, bé trai 5 tuổi miệng thâm đen, không thể thở và đột tử trong tích tắc (24/12)
 5 bí quyết bảo vệ trẻ khỏi chấn thương khi chơi thể thao (21/12)
 Bác sĩ Nhi khoa nhắc mẹ những kiến thức cần nắm vững khi trẻ bị thủy đậu (20/12)
 Người con đầy vết bầm tím, mẹ nghĩ rằng con bị bắt nạt nhưng không ngờ đó lại là dấu hiệu của căn bệnh ung thư quái ác (18/12)
 Ăn tôm cua khiến bé gái 5 tuổi bị sán lá phổi nguy kịch? (17/12)
 Bệnh dị ứng thời tiết khi trời lạnh, vấn đề nguy hiểm mẹ cần quan tâm! Love (14/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i