Mang thai và sinh đẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Mang thai và sinh đẻ
   Chăm sóc bản thân tháng đầu sau sinh

Chăm sóc bé sơ sinh rất quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng không thể lơ là. Đặc biệt là trong 30 ngày đầu tiên. Mẹ cần được chăm sóc cẩn thận để mau hồi sức, chuẩn bị năng lượng để vượt qua rất nhiều khó khăn ở vai trò mới

Ở những tháng đầu tiên, việc chăm sóc bà mẹ sau sinh dường như là một "nhiệm vụ bất khả thi". Chăm sóc bé cưng chiếm phần lớn thời gian, và mẹ hầu như không có thời gian rảnh để nghĩ đến bản thân.

Tuy nhiên, nếu không giữ được sức khỏe, liệu mẹ có thể dành cho con sự chăm sóc tốt nhất? Chăm bé quan trọng, nhưng chăm sóc mẹ sau sinh cũng quan trọng không kém.

Mẹ nên cố gắng dành ra cho bản thân chỉ vài phút mỗi ngày. Nó sẽ giúp bạn giảm thất vọng, nổi nóng, tự trách bản thân và thậm chí giúp bạn bảo vệ mình khỏi chứng trầm cảm sau sinh.


Hãy giữ sức khỏe thể chất và tinh thần để vững bước trên hành trình làm mẹ

9 việc không thể thiếu khi chăm sóc mẹ sau sinh

Tất nhiên, cuộc sống của mẹ với quỹ thời gian eo hẹp, bạn khó có thể làm cùng lúc tất cả các việc sau. Tốt nhất, mẹ chỉ nên tập trung vào những việc cảm thấy cần thiết nhất.

Chăm sóc thể chất: Ăn, ngủ và luyện tập đúng cách.

Giao lưu với những ông bố bà mẹ khác: Có sự trao đổi, tương tác với những vị phụ huynh khác sẽ giúp bạn có cơ hội được thổ lộ về những khó khăn mình gặp phải và trao đổi được nhiều kinh nghiệm hữu ích.
Chấp nhận cảm xúc tiêu cực: Thời gian làm quen với một đứa trẻ mới chào đời không phải luôn vui vẻ. Chăng có gì lạ khi bạn cảm thấy muốn nổ tung, vì vậy, cứ thành thật với chính mình.
Chú trọng những cảm xúc tích cực: Tìm kiếm những cách làm cho bản thân cảm thấy dễ chịu và tập trung vào nó như massage, đắp mặt nạ...
Nghỉ giải lao: Trao bé cho một người thân khác và xả hơi một chút. Không ai có thể làm việc liên tục một công việc vất vả mà không ngơi nghỉ.
Đừng quá cầu toàn: Nhất là trong giai đoạn này, khi sức khỏe chưa thực sự được vực dậy, khi những cân nặng dư thừa chưa biến mất, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm để dỗ dành bé con hay khóc của mình, đừng tạo thêm áp lực cho mình nữa.
Nuôi dưỡng sự hài hước: Giữ nụ cười của mình, đừng để nó biến mất nhé. Cố gắng cười lớn ít nhất 1 lần/ ngày.
Sắp xếp thời gian của bạn: Suy nghĩ xem mình sẽ làm gì hôm nay, nhưng đừng cố đưa ra một kế hoạch cụ thể. Mẹ không thể đảm bảo tất cả xảy ra theo đúng ý mình.
Hoãn những quyết định quan trọng: Đừng vội vã đổi công việc, chuyển nhà khi chưa ổn định vai trò làm mẹ của mình.
Kinh nghiệm chăm sóc cơ thể phụ nữ sau sinh
Để chăm sóc bản thân tốt nhất, mẹ sau sinh cần học hỏi những kinh nghiệm quý như sau:

Chăm sóc nhũ hoa của sản phụ

Ai cũng biết trong thời gian cho con bú, vú bị căng sữa liên tục khiến ngực bị biến dạng. Hơn nữa, nhiều chị em chưa biết cách để cho con bú đúng cách dẫn đến tình trạng ngực bị co kéo, chảy xệ, nhũ hoa bị thâm sạm.

Vì thế chị em hãy cần chú ý đến chế độ chăm sóc vòng 1 và cho bé bú đều ở cả 2 bên. Ngoài ra, chị em nên massage nhẹ nhàng vùng ngực trước khi cho con bú, điều này rất tốt cho vòng 1 và giúp tiết sữa nhanh hơn.

Chăm sóc vùng kín và giúp co hồi dạ con sớm

Đối với các mẹ sinh thường, cắt (hoặc rạch) tầng sinh môn là thủ thuật thường gặp. Khu vực giữa âm đạo và hậu môn (gọi là đáy chậu) có thể bị bác sĩ rạch để hỗ trợ cho việc chuyển dạ thành công.

Sau khi sinh thường, khu vực bị rạch trở nên rất nhạy cảm trong vài ngày hoặc vài tuần đầu tiên. Nó có thể gây đau khi ngồi, đi lại, ho hay hắt hơi.

Để làm giảm sưng, đau hoặc ngứa ở khu vực rạch tầng sinh môn, các mẹ có thể thử vài gợi ý sau:

Đá lạnh: Trong vòng 24 giờ đầu tiên sau sinh, chườm một túi nước đá vào khu vực sinh môn.
Nước ấm: Vệ sinh bằng nước ấm "Thảo dược vệ sinh phụ nữ, Tanamera"
Nghỉ ngơi: Nằm nghiêng tốt hơn vì có thể làm giảm bớt áp lực lên tầng sinh môn. Cố gắng không nên ngồi hoặc đứng quá lâu.
Bài tập Kegel: Thực hiện bài tập Kegel giúp tăng cường cơ bắp ở đáy chậu, giúp khu vực này mau lành. Để bắt đầu, hãy thắt chặt cơ như lúc đang cố nín tiểu. 10 giây sau đó, thả lỏng. Cố gắng lặp lại 20 lần và các mẹ có thể luyện tập bất kỳ chỗ nào.
Sạch sẽ: Giữ cho vùng sinh môn sạch sẽ, khô ráo, nên thay bỉm thường xuyên, ít nhất 4 tiếng một lần. Quần áo thoải mái và Chế độ ăn uống giàu chất xơ, uống đủ nước để đảm bảo ruột mềm, đi tiêu đầy đủ.
Với tình trạng bình thường vết khâu sẽ liền hoàn toàn sau 2 - 3 tuần, phục hồi cảm giác ban đầu và quan hệ vợ chồng trở lại sau 2 tháng.

Ngược lại, nếu không chăm sóc vùng kín chu đáo, người mẹ sẽ gặp phải một trong những vấn đề sau: vết thương bị nhiễm khuẩn; có dấu hiệu sưng tấy, rát hoặc ngứa; có mùi hôi khó chịu...

Nguy hiểm hơn, mẹ có thể mắc phải một số căn bệnh phụ khoa sau sinh như khí hư (huyết trắng), viêm nấm... và có cảm giác một chút đau khi "yêu" do vết rạch tầng sinh môn và chứng khô âm đạo.

Tập trung vào chế độ dinh dưỡng cho mẹ sau khi sinh

Những ngày đầu sinh con, vấn đề dinh dưỡng sau khi sinh cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo, trứng gà.

Đối với các mẹ sinh mổ, khi chưa đánh hơi được (dấu hiệu thông ruột) thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía...
Mẹ sinh mổ chỉ nên ăn cháo loãng, những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ lại khiến mẹ thêm khó chịu. Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường.
Các mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò...
Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày trong những ngày đầu sau sinh, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.


Sau khi sinh, mẹ không nên ăn uống qua loa, thiếu chất

Đừng quên chăm sóc làn da và vóc dáng

Sau sinh, sản phụ cần chú trọng chăm sóc làn da với vóc dáng. Để da đẹp, dáng xinh, mẹ có thể áp dụng phương pháp như sau:

Đối với làn da: Sau khi sinh xong 10 ngày, mẹ bắt đầu thoa nghệ tươi được hạ thổ trong vòng 01 tháng. Sau đó thoa cao bí đao và mặt nạ hồng hoa với nghệ và dầu oliu, mật ong và dầu dừa.
Đối với bụng: Thì mình nằm muối gừng và ngải cứu
Đối với sản dịch bên trong: mẹ nên uống thêm tinh nghệ và mật ong


Mẹ sau sinh cũng cần chú ý chăm sóc da và vóc dáng

Bí quyết chăm sóc mẹ sau sinh: Biết "ngó lơ" đúng lúc

Thật khó để bỏ đi cảm giác "tội lỗi" khi bạn dành sự quan tâm cho bản thân thay vì hết lòng hết sức chăm chút cho bé. Nhưng bạn cần thấy rằng, càng chăm sóc tốt cho bản thân thì càng có nhiều năng lượng để chăm sóc con.

Vì vậy, cần tránh khỏi những suy nghĩ kiểu như:

Tôi cần chăm sóc nhu cầu của mọi người khác trước
Tôi là phụ nữ. Vai trò của tôi là chăm sóc mọi người
Tôi không còn thời gian để làm bất cứ điều gì khác
Thật ích kỷ khi tôi muốn làm điều gì đó cho bản thân
Tôi chưa xứng đáng để có thời gian dành riêng cho bản thân mình
Tôi sợ rằng người khác sẽ tức giận với tôi
Mẹ tôi chưa bao giờ làm gì vì bản thân bà, sao tôi lại làm khác đi?
Người phụ nữ tốt luôn đặt mọi người cao hơn bản thân mình
Tôi cần dành toàn bộ thời gian để làm cho mọi việc đâu vào đấy
Tôi nghĩ mình hoàn toàn khỏe mạnh mà không cần phải làm những việc đó.
Một khi nhìn nhận được sự trở ngại đến từ chính bản thân mình, bạn sẽ tìm được cách thay thế những suy nghĩ cứng nhắc này.

Theo Marrybaby

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Tiểu đường thai kỳ: Những nguy hiểm cần biết để tránh hậu quả đáng tiếc (3/12)
 Những sự thật về sinh mổ bất cứ mẹ nào lựa chọn phương pháp này nhất định phải biết (30/11)
 Sắp mang bầu, đây là những loại vắc-xin mẹ phải tiêm đủ để thai nhi được an toàn (29/11)
 Lời tự thú của bà mẹ công sở yêu con nhưng say việc: "1 tháng tuổi cai sữa con, ở cữ 3 tháng đã đi làm" (22/11)
 Những hành vi trong thời gian mang thai mẹ bầu cần đặc biệt tránh nếu muốn con sinh ra khỏe mạnh (19/11)
 Đừng tưởng sinh con trai là sướng, bác sĩ cảnh báo mẹ dễ gặp "con quái vật" sau sinh (15/11)
 Siêu âm thai 6 tháng phát hiện con hở hàm ếch, mẹ đau đớn khi biết nguyên nhân do mình (12/11)
 5 kinh nghiệm "quý hơn vàng" để thai kỳ khỏe mạnh từ chuyên gia (7/11)
 3 bộ phận khi mang bầu mẹ nhất định phải bảo vệ cẩn thận để không hối hận (5/11)
 Sinh con được 7 tháng thấy vợ kêu trong bụng chuyển động, chồng "chột dạ" vội đưa đi kiểm tra (29/10)
 Sinh tại nhà, mẹ sốc nặng khi đang ôm con thì hộ sinh hét lớn "Còn nữa!" (29/10)
 Mẹ bầu nhận thấy thai nhi có 3 dấu hiệu này chứng tỏ bé thông minh hơn người (22/10)
 Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho mẹ bầu khỏe mạnh, con phát triển tốt (10/10)
 Cơ thể có 3 dấu hiệu này, mẹ bầu dừng ăn đồ bổ ngay kẻo khổ cả mẹ lẫn con (2/10)
 10 sự thật về sinh nở các mẹ bầu đều ước giá như mình biết từ khi mang thai (24/9)
 Những tác dụng phụ khiến mẹ lo lắng khi sử dụng các biện pháp tránh thai (17/9)
 95% trẻ lọt lòng mẹ tử vong nếu mắc bệnh này, mẹ bầu cần chú ý! (5/9)
 Tỉ lệ vô sinh ngày càng cao vì nhiều lý do và hi vọng của các chuyên gia sản khoa về phương pháp thụ tinh ống nghiệm mới (27/8)
 Cho con bú giúp giảm nguy cơ đột quỵ cho mẹ sau sinh (24/8)
 Kiêng cữ sau sinh: 7 sự thật bị "bóp méo" (24/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i