Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Đây là cách người Do Thái dạy con về 'mùi tiền' từ năm 3 tuổi, bố mẹ Việt nên tham khảo

Người Do Thái cho rằng dạy trẻ những kiến thức tài chính này là rất quan trọng. Vì người có khả năng quản lí tài chính và ý thức đầu tư giỏi sẽ biết kiếm tiền và nắm giữ tiền bạc.

Mark năm nay 3 tuổi, bố mẹ cậu đều là người Do Thái, hiện nay cả gia đình cậu đang sống ở Mỹ. Một hôm, khi cậu đang nghịch đá, bố cậu đứng bên liền hỏi: "Mark, hòn đá đó có thú vị không con?".

"Ồ, hay lắm bố ạ". Mark trả lời.

"Mark, bố có một ít đồng xu, bố nghĩ chơi đồng xu hay hơn những hòn đá kia, con có muốn thử không?". Bố mỉm cười nhìn Mark.

"Được ạ, được ạ, nhưng chơi đồng xu có thật sự thích không bố?". Mark ngẩng đầu lên hỏi.

"Đương nhiên rồi, con xem, đây là đồng 1 xu, đây là đồng

10 xu, đây là đồng 50 xu. Con có thể dùng nó mua đồ chơi mà con thích, ví dụ con thích xe tải đồ chơi, con có thể dùng 2 đồng 50 xu là mua được". Bố kiên nhẫn giảng giải.

"Ồ, nghe cũng hay đấy ạ. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được mệnh giá lớn nhỏ của nó, bố có thể nói lại cho con được không ạ?" Mark lễ phép hỏi bố.

Đương nhiên là được, Mark, con xem này, đây là đồng 1 xu, đây là đồng 10 xu, đây là đồng 50 xu - đồng to nhất". Bố vừa trả lời vừa đưa từng đồng xu cho Mark.

Mark nhận đồng xu, tỉ mỉ quan sát rất lâu, sau đó vui mừng reo lên: "Oa, đồng 50 xu to quá, bây giờ con đã biết nó rồi. Nhưng con vẫn chưa phân biệt được đồng 1 xu và 10 xu".

Bố xoa đầu Mark khen ngợi: "Mark của bố giỏi quá, trong thời gian ngắn đã biết phân biệt đồng 50 xu rồi. Đồng 1 xu và 10 xu, bố nghĩ con cũng sẽ phân biệt được nhanh thôi".

Người Do Thái ngoài việc hiểu giá trị của đồng tiền, còn truyền dạy những kiến thức đó cho con cái, để thế hệ sau hiểu được giá trị của nó. Ngày nay, ở Israel, giáo dục tài chính cho trẻ em là nhiệm vụ chung của cả gia đình, nhà trường và xã hội. Dưới đây là một số mục tiêu về năng lực quản lý tài chính mà cha mẹ Do Thái yêu cầu ở con:

Khi 3 tuổi, trẻ có thể nhận biết được tiền xu và tiền giấy. Khi 4 tuổi, trẻ biết dùng tiền xu mua những món hàng đơn giản.
Khi 5 tuổi, trẻ biết cách dùng tiền xu trao đổi hàng hóa, hiểu được giá trị của đồng tiền.

Khi 7 tuổi, trẻ biết đếm một số lượng tiền xu lớn, biết đổi những đồng tiền xu đơn giản.

Khi 8 tuổi, trẻ biết cách tính tổng giá mua hàng, biết dùng sức lao động của mình để kiếm tiền, biết được số tiền đang gửi trong tài khoản ngân hàng của mình là bao nhiêu.

Khi 9 tuổi, trước khi mua đồ, trẻ có thể liệt kê những đồ cần mua, khi mua biết so sánh giá cả.

Khi 10 tuổi, trẻ biết mỗi tuần dành dụm bao nhiêu tiền để mua đồ đắt hơn, hiểu được các quảng cáo của doanh nghiệp.

Khi 12 tuổi, trẻ biết đặt kế hoạch chi tiêu trong nửa tháng, hiểu được các thuật ngữ của một số ngân hàng.

Khi 13-15 tuổi, trẻ có thể dùng một số phương tiện đầu tư an toàn, biết được làm thế nào dự trữ, dự toán và đầu tư bước đầu.

Khi 16-17 tuổi, trẻ nắm được một số kiến thức kinh tế, như kiến thức cơ sở của kinh tế vĩ mô, học cách quan tâm chú ý đến kinh tế thị trường toàn cầu, bắt đầu hiểu một số mối quan hệ giữa các công cụ tiền tệ.

Những bậc cha mẹ lần đầu đọc những "mục tiêu" này có thể sẽ kinh ngạc, vì với trẻ vị thành niên hoàn thành những nhiệm vụ trên là thử thách không hề dễ dàng. Nhưng với trẻ em Do Thái, nhiệm vụ đó dễ như "trở bàn tay", vì các em từ nhỏ được giáo dục về tài chính, thậm chí từ lúc 3 - 4 tuổi, đa số trẻ em Do Thái đều đã học cách nhận biết đồng tiền.

Giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền
Khi trẻ được 3 tuổi, cha mẹ bắt đầu giảng giải cho trẻ hiểu giá trị và công dụng của đồng tiền. Họ thường cùng trẻ chơi trò chơi đoán giá trị tiền tệ, để nâng cao khả năng nhận biết đồng tiền cho trẻ. Ngoài ra, khi trẻ lớn dần lên, cha mẹ còn nói với trẻ tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động, chứ không phải là được biến ra từ túi của bố mẹ, từ đó giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền.

Trong gia đình người Do Thái, đa số trẻ em 10 tuổi đã hiểu ý nghĩa của việc dành dụm tiền. Đồng thời, cha mẹ cũng khuyến khích trẻ để dành một phần thu nhập, để mua những đồ mình thích. Khi trẻ dành dụm được một số tiền nhất định, cha mẹ còn định hướng để trẻ dùng số tiền ấy để đầu tư và giới thiệu những cách đầu tư an toàn cho trẻ.

Giáo dục chi tiêu cho trẻ
Cha mẹ Do Thái khi đi mua sắm thường để trẻ so sánh giá cả của các loại sản phẩm khác nhau nhằm bồi dưỡng khả năng chi tiêu của trẻ. Ngoài ra, chúng ta đều biết người Do Thái rất coi trọng việc đọc sách, cha mẹ không chỉ cho trẻ đọc những cuốn sách kinh tế chính thống, mà còn mua cho trẻ rất nhiều tài liệu quảng cáo, giúp trẻ hiểu được bí mật đằng sau quảng cáo đó, tránh chi tiêu lãng phí.

Dạy trẻ cách dự toán trong gia đình
Trong gia đình Do Thái, khi trẻ lớn hơn một chút, mỗi tháng trẻ đều biết làm kế hoạch chi tiêu tài chính, liệt kê tất cả những chi phí trong gia đình. Sau đó, cha mẹ sẽ kiểm tra những kế hoạch tài chính này, nếu chỗ nào không hợp lí sẽ chỉ cho trẻ biết và cùng thảo luận với trẻ về việc chi tiêu số tiền cố định đó như thế nào để mua đồ, quần áo, đồ chơi...

Người Do Thái cho rằng dạy trẻ những kiến thức tài chính này là rất quan trọng. Vì người có khả năng quản lí tài chính và ý thức đầu tư giỏi sẽ biết kiếm tiền và nắm giữ tiền bạc. Các bậc cha mẹ nên học tập cách làm của người Do Thái, bồi dưỡng khả năng đầu tư, quản lí cho trẻ từ nhỏ, để trẻ có một nền tảng vững chắc trong tương lai.

(*) Nội dung tham khảo cuốn Phương pháp giáo dục con của người Do Thái.

Theo Trí Thức Trẻ

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Con bạn có bị hội chứng "giấc ngủ kinh hoàng”? (29/11)
 Quan điểm dạy con của Jack Ma tuy ngược đời nhưng "chuẩn" thành công (22/11)
 Con nói “Mẹ! Con không muốn đi học”, câu đáp của mẹ rất quan trọng, hãy học bà mẹ này! (19/11)
 4 tính cách ở trẻ dự báo lớn lên hư hỏng, bất hiếu, cha mẹ sửa ngay cho con (12/11)
 Ông bà nói với cháu 6 câu này, mẹ ngại mấy cũng phải cản ngay kẻo ảnh hưởng nhân cách (5/11)
 Bị hỏi "Bà nội tốt hay bà ngoại tốt", bé 4 tuổi đáp khiến mọi người trong phòng nín lặng (29/10)
 Cách để con tự giác làm việc nhà không phải cha mẹ Việt nào cũng dám thử (22/10)
 5 cách cực dễ để con ngoan mà chẳng cần phạt như nhiều phụ huynh Việt (10/10)
 Cha mẹ cần làm ngay những điều sau để trẻ không bị bắt nạt ở trường (2/10)
 2 đặc điểm tính cách của trẻ cần sửa đổi ngay nếu bố mẹ không muốn con mình lớn lên thua kém bạn bè (24/9)
 “Dắt túi” những cách này, con nghe lời răm rắp không cần quát mắng tiếng nào (17/9)
 3 điều bố mẹ nên làm để trẻ luôn thấy mình được yêu thương (5/9)
 Hành vi mẹ Việt tưởng là tốt nhưng khiến con thua kém ngay khi chưa bước vào đời (27/8)
 Đây là những điều giáo viên khuyên bạn nên dạy con trước khi đưa trẻ đi mẫu giáo (15/8)
 Bài học về đồng tiền cho trẻ từ các công việc mùa hè (20/7)
 Có một hình thức kỷ luật trẻ tưởng hiệu quả nhưng lại nguy hại khôn lường (13/7)
 Khi con cãi lời: Cách xử lý mà mọi bố mẹ thông minh đều phải biết (4/7)
 Nỗi lo nuôi dạy con cái ở thế kỷ 21 (4/7)
 Các việc mẹ cần làm để chuẩn bị cho con vào lớp 1 (2/7)
 3 loại nhạc cho bé thông minh vượt trội (22/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i