Sức khỏe và Phát triển
Tài liệu > Góc mẹ > Sức khỏe và Phát triển
   Lưu ý bố mẹ không nên bỏ qua để trẻ không bị ốm trong những ngày nắng nóng cực điểm

Nền nhiệt độ cao kèm theo nắng nóng gay gắt trong những ngày này khiến trẻ rất dễ mắc bệnh hay bị ốm. Vì vậy cha mẹ không thể bỏ qua những lưu ý quan trọng này.

Mùa hè đem tới niềm vui vô tận cho trẻ với kì nghỉ dài, các trò chơi và những chuyến đi nghỉ mát, nhưng chúng cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ. Những ngày này miền Bắc đang rơi vào nền nhiệt độ cực cao, nhiều nơi lên đến sát 40 độ C. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng gay gắt, trẻ rất dễ mắc các bệnh về nhiệt và thậm chí nhiều trẻ đã thiệt mạng mỗi năm. Những chia sẻ dưới đây sẽ giúp bạn biết cách ngăn ngừa nguy cơ trẻ mắc bệnh, bị ốm trong những ngày nắng nóng cực độ.

Nhận biết các dấu hiệu trẻ dễ mắc phải trong những ngày nắng nóng cao điểm

1. Trẻ bị thiếu nước nhẹ hoặc đau thắt vì nhiệt ở trẻ

Đây là 2 dấu hiệu sớm nhất cho thấy bệnh về nhiệt. Nếu phát hiện triệu chứng này, hãy đưa trẻ vào nơi thoáng mát ngay lập tức và cho trẻ uống nước.


Những triệu chứng trên có thể bao gồm việc trẻ phàn nàn về tình trạng quá nóng hay quá khát; trẻ đổ mồ hôi, co cơ; da mẩn đỏ, chóng mặt, buồn nôn. Trẻ sơ sinh có thể bị đỏ da, ẩm ướt vùng quanh cổ và tóc.

2. Kiệt sức, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng

Hành động ngay bằng cách đưa trẻ vào trong nhà và cho trẻ uống nước (nếu có thể) khi bạn phát hiện triệu chứng kiệt sức vì nhiệt, thiếu nước nghiêm trọng hoặc say nắng.

Bạn cũng nên loại bỏ quần áo thừa và cho trẻ tắm nước mát.

Các triệu chứng trên có thể bao gồm đổ mồ hôi quá nhiều hoặc không ra mồ hôi chút nào. Trẻ có thể than thở về chuyện mắt bị mờ đi, đau đầu, chóng mặt và cơ thể yếu ớt. Trẻ có thể biểu hiện thái độ kích động hoặc nhầm lẫn, ảo giác và nhịp thở nhanh, gấp.

3. Nhầm lẫn hoặc ảo giác nghiêm trọng; hạn chế thoát mồ hôi (da khô), nôn mửa, khó thở (thở nhanh và không chậm lại sau vài phút), bất tỉnh hoặc co giật


Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghiêm trọng trên, cần gọi cấp cứu ngay lập tức và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

Các biện pháp phòng bệnh cho trẻ trong những ngày nắng nóng

1. Để trẻ chơi ngoài trời, nhưng trong bóng râm và vào khoảng thời gian nắng dịu nhất trong ngày, thường là trước 10 giờ sáng và sau 4 giờ chiều. Sử dụng bình xịt hoặc dụng cụ tưới nước để giúp trẻ giải nhiệt.

2. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể trẻ: Cho trẻ uống đủ từ 118 đến 237ml nước hoặc nước ép trái cây khoảng 30 phút trước khi tham gia một hoạt động nào đó.

3. Thường xuyên nghỉ ngơi để uống nước: Bạn có thể gọi trẻ vào nhà để giảm nhiệt cho trẻ, đồng thời nhắc trẻ uống nước tầm 20 phút/lần.

4. Ở trong nhà hoặc khu vực công cộng có điều hoà trong những ngày nắng nóng cao độ. Tắm nước mát để hạ nhiệt cho trẻ nếu không có điều hòa nhiệt độ trong nhà.

5. Chọn loại quần áo màu sáng nhạt để mặc cho trẻ. Bạn cũng nên chọn trang phục mỏng, nhẹ để không làm trẻ bị tăng nhiệt. Nếu nhà không có điều hòa nhiệt độ, trẻ nên mặc càng ít quần áo càng tốt.

6. Cho trẻ đội mũ rộng vành và đeo kính râm. Thoa kem chống nắng cho con cách 2 giờ 1 lần khi ở ngoài trời.


7. Không bao giờ để trẻ một mình trong xe ô tô nóng. Nhiệt tích tụ trong xe rất nhanh, có thể dẫn tới mốc nhiệt độ nguy hiểm chỉ trong vài phút. Hãy kiểm tra xe hơi của mình trước khi vào nhà hoặc ghé tiệm mua hàng.

Theo Afamily

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh hen suyễn ở trẻ em: Điều trị như thế nào là tốt nhất? (2/7)
 Bố mẹ có con trai lưu ý: Đưa con đi cắt bao quy đầu, bác sĩ cắt nhầm vào mạch máu khiến máu chảy không ngừng (22/6)
 Hạ sốt cho trẻ: Sai lầm của bố mẹ khi lau mát khiến trẻ sốt nặng hơn (14/6)
 Điều trị hormone tăng trưởng cho trẻ chậm phát triển chiều cao (12/6)
 Dùng điều hòa cho trẻ nhỏ thế nào để tránh đột tử? (17/5)
 Bé gái đi tiểu liên tục do nhiễm khuẩn E coli (15/5)
 Dị dạng mạch máu não khiến bé trai lên cơn động kinh (7/5)
 Thường xuyên khát nước, bé 9 tuổi bất ngờ phát hiện mắc tiểu đường (18/4)
 Liệu có thực sự đáng lo ngại nếu bố mẹ phát hiện con bị chân cong vòng kiềng? (11/4)
 Có nên để bản năng dẫn lối khi trẻ bị sốt? (3/4)
 Con trai mới 6 tháng tuổi đã 5 lần phẫu thuật, bà mẹ trẻ cảnh tỉnh trào lưu anti vắc xin (19/3)
 Chuẩn đoán sớm bệnh tự kỷ ở trẻ nhờ xét nghiệm máu và nước tiểu (26/2)
 Con bị u máu, bố mẹ tưởng có nốt ruồi son (30/1)
 Bé bị nóng lòng bàn tay và lòng bàn chân cảnh báo bệnh gì? (24/1)
 Bác sĩ Việt tại Pháp: Đừng kì thị kháng sinh, bởi dùng thuốc đúng lúc cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ (24/1)
 Trẻ sốt nên chườm nóng hay lạnh: Bố mẹ nào cũng phải nhớ để tuyệt đối không phạm sai lầm (16/1)
 Hai dấu hiệu trẻ bị rối loạn hormone tăng trưởng cần chữa ngay (8/1)
 6 mẹo trị táo bón cho trẻ không dùng thuốc (5/1)
 10 bệnh truyền nhiễm bắt buộc phải tiêm chủng từ năm 2018 (2/1)
 Cắn bút ngồi học bài, bé trai phải đi cấp cứu (19/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i