Chăm sóc trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Chăm sóc trẻ
   Đây là lý do bạn nên từ bỏ ngay ý định ép con ăn hết suất

Bạn có bao giờ ép con ăn hết suất hoặc sẽ mắng hay phạt con khi con không chịu ăn hết phần ăn không? Nếu có thì hãy bỏ ngay vì lý do sau đây!


Bài viết sau đây là câu chuyện của Janie Keddie - một bà mẹ nuôi con nhỏ, đồng thời là một nhà báo chuyên viết về cách nuôi dạy trẻ tại trang web nổi tiếng Fatherly. Bà mẹ này đã tâm sự về lý do vì sao mình quyết định bỏ đi những hình phạt cho con khi con bỏ dở bữa ăn và cũng không còn ép con ăn hết suất nữa.
Khi tôi còn là một đứa trẻ, bố mẹ tôi rất nghiêm khắc, họ đưa ra quy định rằng không ai được rời khỏi bàn cho đến khi "ăn sạch sẽ phần ăn của mình". Chúng tôi buộc phải ăn bằng sạch cho dù là từng vụn thức ăn còn sót lại trên đĩa. Trong khi tôi không thể ăn nổi thêm một chút nào nữa và thỉnh thoảng còn bị nôn ra. Những lúc như thế tôi thường sẽ bị phạt. Nếu tôi không chịu ăn hết phần ăn của mình, thì bố mẹ sẽ y như rằng dọn món mà tôi đã bỏ dở trong bữa ăn tiếp theo và cả bữa sáng hôm sau nữa. Đằng nào tôi cũng phải ăn cái món đó cho đến khi thấy chán thì thôi.

Bố mẹ đã bao giờ phạt con khi con không ăn hết phần ăn của mình chưa? (Ảnh minh họa).


Để tôi đưa ra cho bạn một vài khía cạnh lịch sử và văn hóa về lý do vì sao bố mẹ tôi làm như thế. Họ lớn lên trong thời chiến ở Anh khi mà lương thực thực phẩm khan hiếm. Lúc họ còn bé, nguồn cung cấp thức ăn vô cùng hạn hẹp và chất lượng thì rất kinh khủng. Thịt là thứ vô cùng hiếm hoi. Ăn bằng sạch từng mẩu thức ăn, do đó mà thức ăn không bị phí phạm là mệnh lệnh quốc gia để ngăn chặn tình trạng chết đói trên diện rộng. Thực sự họ không còn sự lựa chọn nào khác - nếu bạn đòi hỏi ăn uống cầu kì thì bạn không thể tránh khỏi bị suy dinh dưỡng hoặc bị bỏ đói. Bố mẹ tôi đã được rèn luyện trong bối cảnh đó rằng họ buộc phải ăn bất cứ thứ gì được dọn ra trước mắt họ.
Vì thế, việc "không được phí phạm, không được đòi hỏi" đã trở thành những luật lệ.

Đừng áp đặt những luật lệ không còn phù hợp với cuộc sống ngày nay (Ảnh minh họa).


Điều này rõ ràng là đã ăn sâu trong ý thức hệ của họ. Họ mang theo ý thức hệ đó để áp dụng khi họ trở thành cha mẹ thậm chí là khi hơn hai mươi năm đã trôi qua, và trong một hoàn cảnh đã hoàn toàn khác. Khi tôi còn nhỏ, mọi người đều có đủ cơm ăn, nhưng luật lệ hiển nhiên vẫn còn đó: "Ăn tất cả thức ăn được dọn trên đĩa".
Mãi cho đến khi tôi có con, và tư tưởng đó đã ăn sâu trong tâm trí tôi thì tôi mới bắt đầu tự hỏi là tư tưởng "phải ăn" này của các ông bố bà mẹ bắt nguồn từ đâu.

Bố mẹ được khuyên là nên chia số lượng và khối lượng ăn hợp lý cho con (Ảnh minh họa).


Tôi quyết định áp dụng lô-gic và khoa học để thay đổi những gì mình được dạy. Sau đó, tôi có thể tự tạo ra những luật hiệu quả hơn, phù hợp với thời đại ngày nay hơn cho các con của mình. Tôi rất tin tưởng vào tầm quan trọng của việc đa dạng hóa bữa ăn. Những đứa trẻ của tôi đều được dạy cách ăn các loại thực phẩm và bữa ăn đa dạng. Tuy nhiên, tôi không ép buộc chúng phải ăn hết thức ăn. Tôi muốn chúng tự điều chỉnh để thích ứng với cơ thể và nhận ra những dấu hiệu của cơ thể báo hiệu lúc thèm ăn hay lúc no bụng.
Nói chung, bố mẹ không nên ép buộc con phải ăn hết thức ăn khi con đã cảm thấy no hoặc không muốn ăn nữa. Một bí quyết cho bố mẹ vừa để con không bỏ thừa thức ăn vừa không phải mắng hay phạt con đấy chính là cung cấp số lượng và khối lượng thức ăn hợp lí. Bố mẹ nên cho con ăn những phần ăn nhỏ mỗi lần, khi trẻ ăn hết cha mẹ có thể cho thêm. Việc này giúp con có cảm giác "hoàn thành" mỗi khi ăn hết và thể hiện sự tôn trọng trong nhu cầu ăn của con. Con không có cảm giác bị ép buộc một cách vô hình để ăn một phần ăn quá sức. Nếu trẻ quay sang ngậm hay chơi với đồ ăn, đây chính là lúc bố mẹ có thể kết thúc bữa ăn của con.

Theo Afamily

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Giúp trẻ hình thành thói quen ăn uống lành mạnh (2/8)
 Nắm tuyệt chiêu này mỗi ngày, bé sẽ biết nói nhanh hơn bạn tưởng đấy (2/8)
 Ăn dặm đủ chất là chưa đủ, bé có thể đau bụng nếu mẹ không biết các quy tắc sau (4/5)
 Chọn gì cho chế độ ăn để cả ngày luôn năng động? (3/5)
 Đua theo trào lưu cho con ăn nhạt quá sẽ nguy hiểm thế nào? (2/5)
 Chỉ cần mấy chiêu này, con nhà bạn sẽ tự xúc đồ ăn nhanh đến ngỡ ngàng (7/4)
 Con nhà bạn ngủ được vào 2 giờ vàng này chắc chắn chiều cao tăng ầm ầm (30/3)
 Giải pháp để mẹ không bao giờ canh cánh nỗi lo con lười ăn (22/3)
 Đừng chần chừ nữa, bố mẹ PHẢI ĐỌC NGAY để con không bị xâm hại tình dục (13/3)
 Cho uống nước lọc khi còn quá bé, mẹ dễ gây hại cho con (2/3)
 Lần đầu làm bố và những trải nghiệm thú vị (1/3)
 Khoa học chứng minh: Con đầu thường thông minh hơn con thứ (22/2)
 Đừng nghĩ ở nhà là an toàn, bé có thể gặp phải 3 tai nạn này ở bất cứ đâu (20/2)
 Phòng chống bệnh hô hấp cho trẻ trong thời điểm giao mùa (17/2)
 Những bài học cơ bản mà mọi ông bố phải được 'dạy đầy đủ' trước khi có con (14/2)
 Đây là 7 điều đơn giản giúp một đứa trẻ lớn lên hạnh phúc nhưng nhiều bố mẹ chưa biết (14/2)
 Trẻ thế nào bị coi là còi xương, thừa cân đến đâu sẽ trở thành béo phì? (7/2)
 Dinh dưỡng cho bé sau Tết, cần lưu ý gì? (6/2)
 Thường xuyên cho con ăn những món này, bé sẽ sở hữu đôi mắt long lanh ai cũng thích (6/2)
 Giật mình “thon thót” trước mặt trái của việc bật đèn ngủ cho trẻ (19/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i