Giáo dục trẻ
Tài liệu > Góc mẹ > Giáo dục trẻ
   Con có bạn tưởng tượng, mẹ khoan chớ lo!

Khoảng 65% trẻ em kết thân với bạn tưởng tượng trong thời thơ ấu, gần 1/3 tiếp tục chơi với người bạn ảo này đến khi lên 7. Liệu có gì đáng lo?

Ở tuổi mẫu giáo, trẻ đã có thể phân biệt giữa thế giới tưởng tượng và thực tế. Tuy nhiên, thay vì quan tâm thế giới nào quan trọng hơn, trẻ yêu quý và mong muốn khám phá cả hai. Bạn có thể thấy trẻ đóng kịch tưởng tượng hàng ngày mà không biết chán, bởi lẽ trong thế giới ảo đó, bé có thể điều khiển câu chuyện theo ý muốn, không phải tuân theo bất kỳ nguyên tắc nào. Làm như vậy, trẻ vừa được thỏa mãn sở thích, vừa tự rèn luyện những giao tiếp xã hội, tình cảm và các kỹ năng tri thức vốn có trong đời thường.
Không mấy khó hiểu khi bé dễ bị thu hút bởi siêu anh hùng, hoàng tử, công chúa vì những nhân vật ấy có sức mạnh, tài giỏi và phép thuật. Bạn ảo với trẻ đóng vai trò như một người phát ngôn giúp bày tỏ những điều bé cần thời gian để làm quen và học cách chấp nhận.

Những người bạn tưởng tượng của trẻ có thể là sóc, thỏ, hổ, báo, voi, thậm chí là siêu nhân hay công chúa xinh đẹp

Chỉ là chuyện nhỏ!

Một nửa số trẻ lứa tuổi mẫu giáo đều có ít nhất một người bạn ảo, điều này hoàn toàn bình thường và phù hợp với trí tưởng tượng bay bổng của trẻ. Mặc dù bé có thể chia tay những người bạn vô hình này từ rất sớm, thực tế, trẻ ở độ tuổi đi học cũng kết thân với bạn ảo khá nhiều. "Đó là điều rất phổ biến ở trẻ em", tác giả nghiên cứu Marjorie Taylor, đại học Oregon, Eugene, Mỹ, cho biết.
Taylor giải thích người bạn tưởng tượng là một trợ thủ đắc lực giúp bé vượt qua sự chán chường, chia sẻ những điều lo lắng và cùng khám phá bất cứ thứ gì xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Người bạn vô hình sau này sẽ biến mất, bởi cũng như với đồ chơi, trẻ em sẽ dần mất hứng thú.
Tuy nhiên, một nghiên cứu tại Mỹ phát hiện ra rằng nhiều trẻ 14-15 tuổi vẫn thường viết về những người bạn tưởng tượng trong nhật ký. Điều này cho thấy những người bạn vô hình có vẻ đồng hành với trẻ khá lâu. Thậm chí ở tuổi trưởng thành, cuộc sống của nhiều người vẫn có dấu vết của những đồng minh tưởng tượng, chẳng hạn như khi họ quá hứng thú với nhân vật nào đấy trong truyện, tiểu thuyết hoặc phim ảnh.
Trong cuộc phỏng vấn với 152 trẻ em 3-4 tuổi và ba mẹ của các bé về những người bạn ảo, các chuyên gia thuộc đại học Oregon, Eugene, Mỹ, phát hiện rằng hơn 65% trong số đó đều chơi chung với bạn ảo. Điều vô cùng thú vị là những người bạn trong tưởng tượng ấy không hẳn là con người.
Khoan vội lo lắng, trái lại, đó chính là những loài động vật vô cùng dễ thương như sóc, thỏ, chó, mèo, thậm chí có cả hổ, báo và voi. Thêm một thông tin hữu ích rút ra từ cuộc khảo sát trên: Ở độ tuổi mẫu giáo, bé gái thường tưởng tượng đến người bạn vô hình nhiều hơn, nhưng khi lên 7, xu hướng lại trở nên phổ biến hơn ở các bé trai.
Xử lý lành mạnh
Khi phát hiện bé con nhà mình chơi với bạn ảo, ba mẹ sẽ xử lý thế nào? Không ít bậc phụ huynh cảm thấy bình thường và khuyến khích con thoải mái tưởng tượng. Trong khi đó, nhiều ba mẹ lại lo lắng thái quá, đặc biệt là e ngại trẻ dễ mắc chứng tự kỷ, trầm cảm hoặc gặp khó khăn với việc giao tiếp xã hội. Lời khuyên dành cho bạn đây: Tiếp nhận vấn đề thật bình tĩnh và lành mạnh, bởi có hay không bạn ảo, trẻ nào cũng đều như nhau.
Hơn 1/4 trẻ chơi với bạn trong tưởng tượng nhưng ba mẹ dường như không hề biết đến sự tồn tại của tình bạn ảo bí mật này. Nhất là với trẻ ở độ tuổi đi học, bé lo sợ rằng ba mẹ sẽ không ủng hộ việc kết thân của mình với đồng minh tưởng tượng. Đừng cảm thấy căng thẳng hay lo sợ khi phát hiện ra sự thật này, bởi lẽ bạn ảo của trẻ đa phần đều sở hữu những nét đặc trưng về tính cách rất thú vị. Hơn nữa, bạn ảo còn giúp trẻ kích thích khả năng sáng tạo, giao tiếp tốt hơn với bạn bè, xã hội. Không chỉ chia sẻ, trẻ còn cảm thấy được bảo vệ khi chơi chung cùng với bạn tưởng tượng của mình. Không thể phủ nhận, việc kết thân với bạn ảo có thể là cách mà trẻ xây dựng để học hỏi và mở rộng thế giới.

Tuy ảo, nhưng người bạn này cũng giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp, ngôn ngữ cũng như kích thích trí tưởng tượng của trẻ

Theo đó, thay vì cấm cản và la mắng, ba mẹ nên chú ý tương tác của trẻ với bạn ảo để tinh ý nhận ra những vấn đề ẩn giấu đằng sau sự căng thẳng hoặc sợ hãi của con. Bạn có thể nhận biết niềm vui, nỗi buồn của con khi nghe bé trò chuyện cùng người bạn ảo. Chẳng hạn nếu trẻ tưởng tượng ra bạn cùng chơi là quái vật dưới gầm giường, rất có thể bé tin rằng quái vật có thật. Nếu bé gắn cho bạn gấu bông tính cách sợ bóng tối, có thể đây là nỗi sợ tiềm ẩn luôn làm con lo lắng
Tôn trọng và chấp nhận
Không nên sợ hãi, lo lắng hay cáu gắt, phủ nhận khi con đề cập đến những người bạn ảo, chẳng hạn như "Thôi con đừng giả vờ", "Làm gì có ai?". Cũng không nên tỏ ra là bạn không nhìn thấy người bạn ảo của bé, vì điều đó ngược lại sẽ giữ chân người bạn tưởng tượng này lâu hơn dự kiến.
Đừng phớt lờ, thay vào đó tôn trọng và chấp nhận người bạn tưởng tượng của con. Dành thời gian theo dõi xem tính cách bé gán cho người bạn ấy có phù hợp không, đồng thời có thể hướng dẫn bé tưởng tượng ra một người bạn với tính cách tốt, ngoan ngoãn, lễ phép. Lưu ý tránh "lợi dụng" người bạn này để lôi kéo trẻ làm điều gì đó, chẳng hạn: "Mimi đã ăn xong cơm rồi, sao con chậm thế?", bởi nếu không bé sẽ rất dễ thực hiện hành vi tương tự, đôi khi còn theo hướng rất tiêu cực. Đó có thể là trường hợp bé làm sai nhưng liên tục đổ lỗi cho bạn ảo. Lúc này, bạn cần kiên nhẫn giải thích rằng điều đó không liên quan đến người bạn tưởng tượng và nhanh chóng yêu cầu bé khắc phục hậu quả.

Theo Marrybaby.vn

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bài học quý giá mẹ dạy con trước khi mất: Đừng để ý ánh mắt người khác (22/9)
 Vì sao bỏ mặc khi con thất bại lại là cách giáo dục trẻ tuyệt vời nhất? (16/9)
 Nếu chưa dạy con tự làm việc này, nguy cơ trẻ bị xâm hại cơ thể sẽ rất cao (12/9)
 5 bước giúp trẻ biết tự nhận lỗi và nói lời xin lỗi (12/9)
 Nuôi dạy con tự tin: Sai một li, đi ngàn dặm! (7/9)
 Bạn dạy con theo kiểu nào? (27/8)
 Nhìn móng tay, đoán sức khỏe trẻ (24/8)
 Không cần phải nghiên cứu sách vở, bố mẹ vẫn có thể dạy con tự lập bằng những cách sau (22/8)
 5 câu nói này sẽ khiến trẻ đang đòi hỏi nhõng nhẽo "ngừng ngay lập tức" (18/8)
 Cách dạy con bướng bỉnh "một phát nghe ngay" không cần quát mắng (18/8)
 Lời bà mẹ 8x khiến những bố mẹ từng "đánh con vì điên quá" phải xấu hổ (16/8)
 8 cách dạy đặc trưng của cha mẹ có con kém thành công khi lớn (10/8)
 Lý do các em bé Nhật Bản không bao giờ 'ăn vạ' (10/8)
 Những kiểu ảnh của con tuyệt đối đừng đăng trên mạng (2/8)
 Ý định cho con học chữ sớm trong bố mẹ sẽ bị dập tắt ngay sau khi đọc bài viết này (29/7)
 Dạy trẻ có được tình bạn tích cực (28/7)
 Mẹ thông minh phải biết dạy con yêu thương người khác (26/7)
 Bí quyết giúp trẻ "xắn tay áo" vào làm việc nhà (26/7)
 6 bí quyết làm tăng trí thông minh cho con (25/7)
 Tại Sao Bạn Không Cần Phải Nuông Chiều Con (18/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i