Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Biến chứng thần kinh ở trẻ bị bệnh tay-chân-miệng

Tay-chân-miệng là bệnh nhiễm trùng phổ biến ở trẻ dưới 5 tuổi. Bệnh tay-chân-miệng thường hình thành các ổ dịch nhỏ trong những trường mầm non. 

Bệnh do Enterovirus 71 và Coxsakie

 Theo Sở Y tế TPHCM, hiện nay bệnh “tay - chân - miệng” (hand-foot-and-mouth disease) đang có khuynh hướng gia tăng từ những ngày nhập học.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 1, mỗi tuần có khoảng 300 trường hợp khám bệnh “tay - chân - miệng”, trong đó có trên 30 trường hợp phải nhập viện do bị biến chứng lên não, thần kinh, viêm cơ tim, liệt chi…

Nguyên nhân gây bệnh này là do các loại siêu vi Enterovirus 71 và Coxsakie. Bệnh lây qua đường nước bọt, phân và dịch tiêu hóa. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ dưới 3 tuổi nhưng đến nay vẫn chưa có vaccine phòng bệnh hoặc thuốc đặc trị.

Bệnh có biểu hiện đặc trưng là sốt, xuất hiện hồng ban và tổn thương loét ở niêm mạc miệng làm cho trẻ biếng ăn và bóng nước (mụn phỏng, 2-10mm) ở mu tay và mu chân trong nhiều ngày. Triệu chứng thần kinh như: sốt cao, đau đầu, nôn mửa.

Thường thì bệnh thường chỉ kéo dài vài ngày, bệnh nhân có thể tự cải thiện và hồi phục. Nếu cần có thể sử dụng một số thuốc giảm đau thông thường để đỡ khó chịu do mụn rộp trong miệng. Tuy nhiên, chớ nên coi thường vì bệnh có thể gây ra các biểu hiện thần kinh cấp tính, đôi khi dẫn đến viêm màng não vô trùng, viêm não tủy hoặc thậm chí liệt mềm cấp giống như viêm tủy xám bại liệt.

Người ta chia bệnh thành 4 cấp độ: Giai đoạn 1, xuất hiện hồng ban, bóng nước và có thể gây biến chứng; Giai đoạn 2, có ảnh hưởng đến thần kinh trung ương (như viêm não hoặc viêm màng não); Giai đoạn 3, suy hô hấp, phù phổi, huyết áp không bình thường (tăng hoặc giảm); Giai đoạn 4, hồi phục hoặc tử vong.

Dễ gây biến chứng

Một nghiên cứu ở Đài Loan trên 41 trẻ bị bệnh “tay - chân - miệng” cho thấy: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 2,5 tuổi (từ 3 tháng đến 8,2 tuổi). Có 28 bệnh nhân bị bệnh này (68%), có 6 bệnh nhân có viêm họng herpes và 7 bệnh nhân khác không có tổn thương da hay niêm mạc.

Ba hội chứng thần kinh được ghi nhận là: viêm não vô trùng (ở 3 bệnh nhân); viêm thân não (37 bệnh nhân) và liệt mềm cấp (4 bệnh nhân, sau đó có 3 bệnh nhân viêm thân não). Trong 20 bệnh nhân viêm thân não, đặc trưng của hội chứng là phản xạ rung giật cơ, thất điều vận động, hoặc cả hai (bệnh độ 1). Mười bệnh nhân bị rung giật cơ và tổn thương thần kinh sọ (bệnh độ 2). Bảy bệnh nhân nhiễm virus thân não có biểu hiện rung giật cơ thoáng qua, tiếp theo là khởi phát nhanh suy hô hấp, tím tái, giảm tưới máu ngoại vi, sốc, hôn mê, mất phản xạ mắt búp bê và khó thở (bệnh độ 3); 5 bệnh nhân trong số này tử vong trong vòng 12 giờ sau nhập viện.

Có 17 trong số 24 bệnh nhân bị viêm thân não được chụp MRI, cho thấy hình ảnh tổn thương đậm độ cao ở vùng thân não, thường gặp nhất ở chỏm cầu não. Khi tái khám, 2 bệnh nhân có liệt mềm cấp bị di chứng yếu chi và 5 bệnh nhân có viêm thân não bị di chứng khiếm khuyết thần kinh dai dẳng, gồm rung giật cơ (1 trẻ), tổn thương thần kinh sọ (2 trẻ) và ngưng thở lệ thuộc máy thở (2 trẻ).

Nghiên cứu cho biết các biến chứng thần kinh chính là viêm thân não, có tỷ lệ tử vong là 14%. Các triệu chứng khởi đầu thường gặp nhất là rung giật cơ, và chụp MRI thường cho thấy bằng chứng về tổn thương thân não.

Phòng ngừa và điều trị

Bệnh “tay - chân - miệng” có thể phòng ngừa được bằng cách giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ, nên rửa tay bằng xà bông diệt khuẩn cho trẻ trước khi ăn, thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi. Cần cách ly trẻ với môi trường bị nhiễm bệnh, đặc biệt là dụng cụ học tập, đồ chơi.

Trong trường hợp trẻ bị bệnh, việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ quyết định giảm tỷ lệ tử vong và di chứng. Tùy từng trường hợp, thể trạng, giới tính, tuổi tác cấp độ bệnh mà có giải pháp điều trị khác nhau. Đối với trường hợp ở cấp độ 1, bệnh nhân có thể điều trị ngoại trú, nghỉ ngơi, tránh những yếu tố gây kích thích. Theo dõi chặt chẽ và tái khám mỗi ngày. Từ cấp độ 2 trở lên thì trẻ cần được đưa vào trung tâm y tế để điều trị tích cực bằng kháng sinh, chống phù não, bảo đảm đường thông khí, phát hiện và điều trị bội nhiễm…

(Nguồn tin: SGGP)

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Phòng ngừa bệnh “chân, tay, miệng” (15/9)
 Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác (25/7)
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i