Công văn - Chỉ thị
Tài liệu > Góc cô > Công văn - Chỉ thị
   Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg, 2 năm nhìn lại

Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi theo Quyết định số 239/QĐ-TTg, 2 năm nhìn lại


Đề án Phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9 tháng 2 năm 2010. Từ đó đến nay cả nước tích cực triển khai thực hiện, chúng ta đã làm được những gì? Liệu có kịp thời về đích, đảm bảo chất lượng ?


KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU KHẢ QUAN


I/ Các Bộ, ngành Trung ương đã làm gì?

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các Bộ liên quan, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành 13 văn bản gồm (2 Quyết định, 6 thông tư, 5 văn bản khác hướng dẫn thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ) chỉ đạo và hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện đề án


2. Tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Quyết định. Ngày 10/8/2010 Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị trực tuyến triển khai Đề án Phổ cập GDMN (PCGDMN) cho trẻ em năm tuổi qua mạng tại điểm cầu Hội trường Chính phủ và 63 điểm cầu của 63 tỉnh, thành phố.


3. Tổ chức Hội thảo, tập huấn nghiệp vụ phổ cập cho lãnh đạo và cán bộ cốt cán cho các tỉnh, thành phố.


4. Kiểm tra nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ phổ cập:
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức các đoàn kiểm tra, nắm tình hình thực hiện phổ cập GDMN tại 8 tỉnh, thành phố. Trê cơ sở đó hướng dẫn các địa phương về công tác đào tạo, bồi dưỡng, thực hiện chính sách cho đội ngũ giáo viên, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, xác định các nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi.


II/Các địa phương triển khai như thế nào?

1. Tuyên truyền, phổ biến quán triệt nội dung Quyết định
UBND các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị quán triệt, nâng cao nhận thức trong cán bộ, giáo viên, xác định phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi là một trong những chỉ tiêu quan trọng của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương giai đoạn 2010-2015 mà ngành Giáo dục và Đào tạo là nòng cốt. Đồng thời có nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú về tầm quan trọng, lợi ích, mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, tạo sự đồng thuận, hưởng ứng, tham gia tích cực của các bậc cha mẹ trẻ và toàn xã hội.


2. Xây dựng, phê duyệt đề án (kế hoạch) thực hiện Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi
Hầu hết các địa phương đã xây dựng đề án/ kế hoạch cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định 239/QĐ-TTg, xác định lộ trình chỉ đạo, triển khai thực hiện trên địa bàn. Ngay trong năm 2010 đã có 18 tỉnh. Đến ngày 20/2/2012 đã có 62/63 tỉnh, thành phố phê duyệt đề án/kế hoạch thực hiện phổ cập GDMN cho trẻ em năm tuổi, chiếm tỷ lệ 98,42%. Trong đó có 10 tỉnh đăng ký đạt tiêu chuẩn phổ cập vào năm 2012.


Nội dung chi tiết trong tệp đính kèm.

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này
File Download   News2nam.doc
  tonghop.doc

Bình luận:


guest

THAN ÔI, PHỔ CẬP !
Ngày gửi: 4/23/2013 10:45:21 AM

Tôi là giáo viên MN ,công tác đã 13 năm qua .tôi nhận thấy,liệu chúng ta có hiểu sai từ "phổ cập" không ?!Tôi cho rằng phổ cập là đưa trẻ 5 tuổi không có điều kiện đến trường được đến trường ,có nghĩa là không thu học phí của các em,nhà trường có chế độ ưu đãi để các gia đình có con em trong độ tuổi trên được đến trường.Đặc biệt trường TRƯỜNG NHÀ HƯỚC NÊN MỠ RA NHIỀU LỚP LÁ để thu nhận hết các trẻ trong độ tuổi kể cả các em ở ngoài tỉnh thành, các em vùng sâu vùng xa.VÌ THỰC CHẤT NHIỀU NĂM TRƯỚC ĐÂY CÓ RẤT NHIỀU TRẺ VÀO LỚP MỘT NHƯNG CHƯA ĐI HỌC MẪU GIÁO BAO GIỜ.CHỨ KHÔNG PHẢI PHỔ CẬP LÀ ĐƯA RA CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHUẨN NÀY CHUẨN KIA VÀ HÀNG LOẠT CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHƯ HIỆN TẠI TA ĐANG LÀM.Chúng ta chưa có được bước phát triển trên trong khi hiện tại còn rất nhiều các em chưa được đến trường.Hỏi thăm các em trong khu nhà trọ thuộc quận Tân Bình nhiều phụ huynh bảo xin cho các em vào trường nhà nước không được vì không có hộ khẩu thành phố và không có giấy xác nhận được là con CB-CNV chức.Gửi TRƯỜNG TƯ thì học phí cao không đủ tiền đóng.Như vậy điều ta đã làm hai năm thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi là gì? Tôi rất băn khoăn cho cách hiểu và làm của chúng ta hiện nay.



guest
"Khổ cực" chứ không phải là Phổ cập.
Ngày gửi: 5/11/2013 12:45:18 PM


Là một GV MN o tinh mien núi, 2 năm nay tôi cũng trực tiếp đi điều tra. tôi thấy thật sự là khổ cực chứ không phải là phổ cập. :D



guest

Quá khổ chứ không phải là phổ cập
Ngày gửi: 8/1/2013 3:51:00 PM

Tôi là giáo viên Mn đã dược 6 năm nay, tôi là người trực tiếp đi điều tra nên tôi thấy không có gì khổ hơn là phổ cập


guest
Không có gì " khổ "bằng phổ cập
Ngày gửi: 11/13/2013 10:25:33 PM


Tôi cũng giống các bạn thôi. Là gvmn dạy 2 buổi trên ngày không có thời gian đi điều tra phải đi cả ngày thứ 7. Bản thân không phải là người địa phương, ông Trưởng ấp bị bệnh khớp phải đi xe lăn nên tôi đi điều tra như người mù đi đêm vậy. Thật cực khổ cho tôi



guest

"Khổ cực " chứ không phải là "Phổ cập"
Ngày gửi: 11/18/2013 10:38:32 PM

Tôi là gv mam non tại một huyện dân tộc vùng tây nguyên, đối với tôi phổ cập l2 một cực hình đối với giáo viên chúng tôi. tôi không còn thời gian để làm việc khác. tôi đi dạy 11 năm và 11 năm tôi đều phải đến từng hộ gia đình, vận động, lấy số liệu của trẻ từ 0-6 tuổi. tôi thấy phổ cập thật mệt mỏi, nếu có một điều ước, tôi ước gì tất cả giáo viên mn chúng tôi không phải làm phổ cập. Thật buồn khi nghỉ đến phải làm phổ cập!


guest
Phổ cập
Ngày gửi: 3/15/2014 9:55:37 PM


Tôi là y tế ở trường mầm non bản thân tôi chịu trách nhiệm làm phổ cập nhưng theo tôi nghĩ vừa mất thời gian cuao giáo viên vào công tác pc,trong khi đó có những giáo viên không thuộc địa bàn việc điều tra rất vất vả, tôi khẳng định số liệu không bao giờ chính dách



guest

Ui cha là phổ cập
Ngày gửi: 3/23/2014 1:14:40 PM

Phó cap là gi? chi mang tính hình thức mà thoi, ben canh đó chung ta còn bao nhieu việc phải làm và can quan tam đến trẻ. liêu đua ra DAPCMN mà có hướng giải quyet được gì khong hay chi để là cái cơ..... và lam khô cho nhau mà thôi.


guest
Quá khổ vì Phổ cập.
Ngày gửi: 6/23/2014 12:02:27 PM


Phổ cập chỉ làm khổ nhau mà thôi, bản thân tôi là gv nhưng không thuộc địa bàn d0ie6u2 tra nên việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn đánh làm liều là ghi "ma", ghi đai số liệu.tôi nghĩ phổ cập chỉ làm khổ gv mà thôi, trong khi họ còn bao nhiêu việc phải làm: đứng lớp, làm đồ dùng đồ chơi, tập hát múa, văn nghệ cho các cháu, trang trì lớp, thi thố.......lại còn cập nhật số liệu phổ cập nữa,mỗi lần nghe nói đến việc đi điều tra hay lên báo cáo số liệu là lại run lên vì số liệu của mình cũng có chính xác gì đâu.phổ cập chỉ làm khổ nhau mà thôi.



guest

Phổ cập ơi!
Ngày gửi: 7/3/2014 11:22:23 AM

Tình trạng chung, ở đâu cũng thấy than vì quá vất vả!


guest
Cũng là Phổ cập!
Ngày gửi: 7/31/2014 7:27:55 PM


Các Bạn ơi! Mình cũng công nhận PC mệt thật,tuy nhiên từ ngày có QĐ 239 của TTCP ra đời đến nay. Thì MN của chúng ta đã có nhiều khởi sắc lắm sao,đó là tín hiệu đáng mừng mà.Haha mệt nhưng mình vẫn thích.



guest

Phập cổ chứ phải phổ cập đâu
Ngày gửi: 9/16/2014 9:56:02 AM

Sao GV lai phai di điều tra nhỉ


guest
Quá khổ vì phổ cập
Ngày gửi: 10/27/2014 8:53:46 AM


Tôi cũng là giáo viên mn như các bạn, việc đi điều tra phổ cập đúng là khổ thật, đi làm từ 6h30p sáng cho đến 17h30p chiều mới được về, bây giờ còn phải đi phổ cập nên không có thời gian chăm sóc cho gia đình, chưa kể đến thứ 7 và chủ nhật cũng phải đi. Đúng là khổ cực.



guest

Phổ cập - bệnh hình thúc
Ngày gửi: 11/1/2014 4:35:39 PM

Thời gian làm pho cap dành để tập chung chăm sóc cháu còn tot hon nhièu. Chẳng hieu ho nghĩ gì.


guest
Giáo viên MN dạy được ít mà làm việc khác thì nhiều
Ngày gửi: 12/5/2014 9:38:19 PM


Tôi là một GVMN giống các bạn. Tôi đã có 9 năm nghề, rất đồng cảm với các bạn vì ở địa phương tôi cũng thế. không biết ngoài phổ cập các bạn con làm thêm gì không chứ ở chỗ tôi GVMN như robot đa năng vậy. Gì cũng đến tay, phổ cập là một trong những việc phải làm. Nói thật là tôi thấy việc chúng ta làm bây giờ không khác gì việc văn phòng vì tôi thấy quá nhiều loại sổ sách giấy tờ và đánh giá trẻ làm tôi không có chút thời gian rảnh nữa. Đến giáo án còn phải tranh thủ soạn đêm thì làm sao có thể hay thể tốt được chứ, chưa nói đến làm đồ dùng nữa. Nói thật là nghề chăm và dạy trẻ nhưng tôi thấy càng ngày thời gian quan tâm chăm sóc và dạy dỗ càng ít vì cô còn phải làm sổ sách, phổ cập, đánh giá trẻ làm sao mà tốt được. Cái gì cũng phải tranh thủ,thức khuya đến nửa đêm là chuyện thường, nhiều lúc chỉ được ngủ 3-4h có khi còn thức trắng đêm sáng đi làm luôn. Yêu nghề thì có lòng nhiệt tình với nghề vẫn còn nhưng nhiều lúc mệt mỏi quá tôi cũng thấy rất nản.



guest

Phổ cập
Ngày gửi: 12/14/2014 2:28:56 PM

Hãy để chung tôi tập trung vào chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng cham sóc giáo dục, còn hơn để mất thời gian vơi phổ cập


guest
Phổ cập- khổ cực
Ngày gửi: 12/30/2014 3:57:44 PM


Phổ cập chỉ làm khổ nhau mà thôi, bản thân tôi là gv nhưng không thuộc địa bàn d0ie6u2 tra nên việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn đánh làm liều là ghi "ma", ghi đai số liệu.tôi nghĩ phổ cập chỉ làm khổ gv mà thôi, trong khi họ còn bao nhiêu việc phải làm: đứng lớp, làm đồ dùng đồ chơi, tập hát múa, văn nghệ cho các cháu, trang trì lớp, thi thố.......lại còn cập nhật số liệu phổ cập nữa,mỗi lần nghe nói đến việc đi điều tra hay lên báo cáo số liệu là lại run lên vì số liệu của mình cũng có chính xác gì đâu.phổ cập chỉ làm khổ nhau mà thôi.



guest

Làm Phổ cập "Sướng " lắm,k "Sương" sao bắt làm??//?/
Ngày gửi: 1/15/2015 9:16:04 AM

Tôi là văn thư cũng làm phổ cập nè.lương thì ít, thời gian làm việc thì nhiều còn phải làm phổ cập một mình nữa chứ.vì làm phổ cập mà phải nhập viện cả tháng trời lun.Xin máy ông Bộ coi lai chứ như gì làm khổ chúng tôi qua mà sao không có ai phản ảnh trực tiếp đến Bô giáo dục lun.Ngồi ở bốn bức tường rồi phán ra công việc để làm.nào là Đè án việc làm nào là phổ cập.....MUỐN ĐIÊN CÁI DẦU.Ăn đồng lương NN khổ qua


guest
Phổ cập
Ngày gửi: 2/14/2015 3:26:05 PM


Tiền chi cho công tác phổ cập, kiểm tra phổ cập, thì hãy để xây dựng trường lớp và hỗ trợ cho trẻ, trẻ sẽ đi học đầy đủ hết, không cần đi điều tra.



guest

Phổ cập vui lắm bạn ơi
Ngày gửi: 3/4/2015 9:37:10 AM

Người ta được nghỉ, phổ cập thì vẫn làm bình thường


guest
Phổ cập để làm gì????
Ngày gửi: 3/4/2015 1:40:21 PM


Tôi là 1 giáo viên, thời gian công tác chưa lâu và cũng tham gia công tác phổ cập ngay từ năm đầu tiên. Năm nay tôi là gv kiêm chuyên trách PC. Khi làm phổ cập tôi chẳng nghỉ đến việc sướng hay khổ, vì tôi nghỉ đã làm việc thì không có được " sướng" nhưng nếu khổ mà đem lại lợi ích thiết thực thì khổ cũng cam, cũng đáng để gồng. Đằng này tuy không ai dám nói nhưng thực tết phổ cập chẳng có ích lợi gì, chẳng cải thiện được gì trong thực tế. Trong khi đó thời gian đi điều tra, xử lý số liệu đã mất rất nhiều gian nhưng cũng coi như là hợp lý, còn việc hồ sơ sổ sách bên MN quá rườm rà, cai gì cùng kẹp vào làm minh chứng, chỉ tính riêng các giấy tờ minh chứng ghi mục lục hết mấy tờ A4 rồi chưa tính là thời gian làm. Thật vô ích. Nhắc đến phổ cập ai cũng ngán ngẫm. Vậy thử hỏi: Phổ cập để làm gì????????



guest

Trung Tâm Cộng Đồng: 3 không.
Ngày gửi: 3/4/2015 2:01:37 PM

Khi phổ cập, các đơn vị có đối tượng phải xóa mù mở trung tâm cộng đồng nhưng khi thực hiện thì không có kinh phí ( 1 không), giáo viên các trường đã thiếu nay lại thiếu hơn( 2 không), mở rồi không có đối tượng đến học( 3 không). Đó là thực tế 100%. Vậy phổ cập xóa mù để làm gì???? Mời các bạn đọc suy ngẫm.


guest
Phổ Cập khố lắm ai ơi!
Ngày gửi: 4/10/2015 7:23:50 PM


- .
-Nhà Nước nuôi mấy Ông Mấy Bà ngồi trong nhà mát thường nghĩ ra những việc để làm khổ người cấp dưới Họ có biết đâu nỗi khổ của những người đi làm Cái gọi là phổ cập Thật khổ cho giáo viên MN phải sống TRÊN ĐE DƯỚI BÚA.




guest

Kính gửi : Bộ trưởng Bộ Giáo dục
Ngày gửi: 7/5/2015 10:47:18 PM

Ông Bộ có đọc được những dòng này không nhỉ? hay minh viết rồi minh đọc? Tôi là nhân viên mẫu giáo lương thì có triệu mốt triệu hai, làm thì từ 7h sàng tới 17h chiều, rồi từ 7h tối đến 2,3h sáng ngày nào tới đợt kiểm tra cũng vậy.khổ như con chó vậy. chồng con bỏ xó, chửi lên chửi xuống, hạnh phúc gia đình mất hết cũng vì phổ cập có ông Bộ nào biết không? có ai ở đài truyền hình nói cho mấy ổng sáng con mắt ra không????????????????làm nhà nước mà khổ còn hơn làm lao động, người ta làm ban ngày xong người ta ngủ còn minh không đươc ngủ ngon giấc, ngủ mà còn mơ thấy phổ cập nữa.


guest
Gửi các độc giả
Ngày gửi: 8/15/2015 4:08:29 AM


Các bạn điều là giáo viên, những lời lẽ trên có đúng tư cách nhà giáo chưa. Hãy xem lại mình đi rồi hãy trách cứ người khác



guest

Giáo viên cũng là con người
Ngày gửi: 1/26/2016 9:16:43 AM

Những tưởng khi đọc những dòng tâm sự đầy ức chế vậy, các ông các bà trên thấu cho mà suy xét lại đề án đang làm.Ai dè các ông lại đè vào tư cách giáo viên. Nhìn lại những việc họ đã và đang làm có gì không đúng chứ. Họ không phải thánh mà là con người như bao người khác. Họ cũng có gia đình, cũng có cuộc sống vậy. Lương chi trả thì thấp, việc gì cũng đè lên đầu. Hỏi ai mà không than.


guest
Xin đừng làm phổ cập nữa
Ngày gửi: 11/29/2016 10:41:27 PM


Tôi vừa phải đi làm phổ cập về đây , k phải 1 mh tôi mà là cả 2 vợ chồng tui luôn vì chúng tôi là gv mà, k những thế còn kéo theo 2 đứa con nhỏ cũng phải đi theo bố mẹ. Đời gv thật là nhục mà, chỉ mong sao PHỔ CẬP biến mất trong từ điển của gv. Ôi cuộc đời gv....



guest

ai là người phải kiêm nhiệm công tác phổ cập mầm non????
Ngày gửi: 8/16/2018 12:45:00 PM

Tôi là 1 gv mầm non.Đã kiêm nhiệm phổ cập suốt thời gian dài, tôi thấy pc chỉ để đạt "chuẩn", không nhằm mục đích phổ cập cho trẻ nào. Công việc làm suốt, lại còn phải chuẩn bị giáo án, hsss của lớp và phải dạy lớp đủ số giờ quy định. Gv kiêm phổ cập làm đạt ko đc khen- thưởng, không đạt đòi hủy thi đua. Gv phổ cập không có chế độ, ko giảm giờ làm, ko đc có ý định xin nghỉ làm...Văn bản nào quy định gv phải kiêm nhiệm pc? Văn bản nào quy định đã kiêm nhiệm pc phải làm suốt đời?


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Về Hướng dẫn hoạt động hè 2012 (14/6)
 V/v: Hướng dẫn đánh giá ngoài trường mầm non (11/5)
 Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trường mầm non dân lập (28/2)
 Ghi xuống Hướng dẫn đánh giá, xếp loại phó hiệu trưởng các trường mầm non, phổ thông và phó giám đốc TT GDTX (28/2)
 Xác định nội hàm, tìm minh chứng theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non (31/1)
 Bộ Chính trị ra Chỉ thị về phổ cập giáo dục mầm non (22/12)
 Báo cáo bổ sung, cập nhật thông tin thực hiện Quyết định số 239/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (9/12)
 Hướng dẫn tự đánh giá trường mầm non (9/12)
 Triển khai thí điểm đề án thiết bị dạy học tự làm giáo dục MN và PT giai đoạn 2010-2015 (9/12)
 QUY ĐỊNH Chuẩn hiệu trưởng trường mầm non (10/11)
 Thông tin pháp luật số 70 (10/11)
 Thông tư ban hành điều lệ hội thi giáo viên dạy giỏi cấp học mầm non (8/11)
 Thông tư quy định chế độ làm việc đối với giáo viên mầm non (2/11)
 KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CÁC LỚP TẬP HUẤN CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC MẦM NON MỚI Năm học 2011 - 2012 (19/10)
 Thông tư ban hành quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (19/10)
 Kế hoạch triển khai đề án phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi (19/10)
 Triển khai nhiệm vụ năm học 2011 – 2012, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các sở GD&ĐT báo cáo tình hình giáo dục mầm non năm học 2011 - 2012 (28/9)
 Bộ đĩa hỗ trợ nâng cao năng lực giáo viên mầm non (12/9)
 BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2010-2011 & KẾ HOẠCH NĂM HỌC 2011-2012 (25/8)
 CHƯƠNG TRÌNH Giáo dục mầm non (25/8)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i