Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Phân biệt trái rạ với một số bệnh khác

Trái rạ (thủy đậu) là bệnh truyền nhiễm cấp tính, trẻ em và người lớn đều có thể mắc phải nhưng chủ yếu xảy ra ở trẻ em và lứa tuổi thanh thiếu niên. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết trái rạ gặp hầu hết các quốc gia, nhất là các nước vùng ôn đới. Bệnh thường xuất hiện nơi dân cư đông đúc, nhà trẻ, trường học… vào mùa thu đông.

Nguyên nhân gây bệnh

Trái rạ do varicolla zoster virus (VZV) gây ra, hơn 90% người tiếp xúc với bệnh nhân sẽ mắc bệnh, tỷ lệ lây rất cao so với một số bệnh khác. Virus VZV có thể gây 2 bệnh khác nhau đó là trái rạ và zona (Herpes zoster), ái tính với da, niêm mạc, hệ thần kinh.

Bệnh lây trực tiếp bằng đường hô hấp và niêm mạc khi người bệnh ho, hắt hơi, nói to… từ 2-3 ngày trước khi phát ban đến lúc đóng vảy, có thể lây khi săn sóc bệnh nhân bị trái rạ và tiếp xúc với bọng nước cùng dịch tiết. Trái rạ gây miễn dịch vĩnh viễn, có thể bị lần 2, thường nhẹ.

Bệnh khởi phát đột ngột, sốt 38-39oC, nhức đầu, khó chịu, ăn ít, từ 1-2 ngày. Tiếp theo là mọc đậu: Khởi đầu bằng các nốt ngứa vài milimet, phát triển thành mụn sần đỏ rồi hình thành những bọng nước tròn hay giọt nước, viền xung quanh màu hồng, đường kính 2-4mm, thứ tự ở mặt, đến mình rồi tứ chi.

Bọng nước trong (chứa nhiều VZV) 24 giờ thì đục, sau một tuần sẽ đóng vảy và bong ra. Trên cùng một mảng da, đậu mọc nhiều loại khác nhau như nốt ban, bọng nước trong hay đục, đóng vảy. Đậu có thể mọc ở hầu họng, âm đạo, đường tiết niệu hay hô hấp. Trong thời gian này bệnh nhân rất ngứa, đôi khi có hạch ngoại vi, ho, đau bụng, đau cơ, tiểu rát hoặc có máu. Ở trẻ em lúc đậu mọc tình trạng toàn thân bình thường hay sốt nhẹ, người lớn có thể sốt cao kèm theo dấu hiệu nhiễm độc, nhiễm trùng toàn thân.

Những biến chứng thường thấy của trái rạ: Viêm phổi, viêm não, viêm cơ tim, viêm mắt, viêm thận hay khớp, hội chứng Reye, sảy thai, thai chết lưu…

Các bệnh phân biệt với trái rạ

Bệnh tay chân miệng: Do Enterovirus 71 gây ra. Lây qua đường tiêu hóa: Do tiếp xúc trực tiếp nước bọt, dịch tiết ở mũi họng, phân hay dịch, bọng nước vỡ, thức ăn nước uống nhiễm virus. Bắt đầu bằng sốt nhẹ, ăn ít, mệt mỏi. Vài ngày sau xuất hiện các chấm đỏ có bọng nước rồi vỡ thành vết loét, thấy ở lưỡi, lợi, bên trong má. Trên da có những bọng nước, không ngứa, thường nằm ở lòng bàn tay, bàn chân, đường kính 1-2mm, nên da ửng đỏ.

Đậu mùa: Do virus Variola, lây theo đường hô hấp hay vật dụng nhiễm virus (như mùng mền, gối, chiếu…) của người bệnh. Sốt 39-40oC, rét run, nhức đầu, sợ ánh sáng, đau mình. Đậu mọc trên da: Những nốt phỏng có nước trong, căng như hạt chai, sờ vào cảm giác cứng rắn, nhiều nốt có lõm trên mặt (lõm tiên phát). Đậu mọc từ trán, thái dương xuống thân và tứ chi. Trên niêm mạc: như họng, miệng, mắt, hậu môn, âm hộ…

Những nốt phỏng vỡ ngay, để lại vết loét, xung quanh có rìa đỏ. Từ ngày thứ 6 trở đi các nốt phỏng hóa mủ, ngả màu vàng, rìa đỏ, giữa lõm (lõm hậu phát). Thời kỳ đóng vảy (ngày thứ 10 trở đi): Một số có thể vỡ ra (mủ khô thành vảy như sáp) hay không vỡ, đóng vảy toàn bộ màu nâu hay đen.

Nhiễm não mô cầu: Não mô cầu (Neisseria meningitidis) có thể gây viêm não, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Lây theo đường hô hấp do hít phải chất tiết có vi khuẩn. Dấu hiệu nhiễm trùng huyết: Đau họng, ho, sốt rét run, đau mình, hôn mê. Có những nốt tử ban trên da: Thâm tím, đỏ, kích thước khác nhau (bằng đầu đinh ghim hay to hơn), loang lổ như ban đỏ dẫn đến hoại tử.

Phòng ngừa và điều trị

Phòng của bệnh nhân phải thông thoáng, ăn đủ chất, giữ da sạch sẽ hạn chế gãi. Vệ sinh răng miệng bằng nước muối sinh lý, acid boric 1%. Các nốt loét chấm xanh metylen hay thuốc tím 0.25%, mặc đồ mềm. Cách ly bệnh nhân đến hết thời kỳ đóng vảy. Khi sốt cao: Cho paracetamol, chườm đá (không dùng aspirin). An thần, chống co giật bằng seduxen, gardenal, chống ngứa với cezil, zytec. Chống virus: Herpevir (acyclovir), mangoherpin… Bội nhiễm thì dùng kháng sinh. Nhỏ mắt mũi cloramphenicol 0,4%, acgyrol 1%, nâng sức đề kháng bằng Vitamin B và C.

Người bệnh cần được cách ly. Vật dụng cá nhân phải dùng riêng, chén bát phải nhúng nước sôi, quần áo bệnh nhân phải ngâm trong dung dịch sát trùng hay giặt xà bông. Phòng ngừa bệnh, tiêm vacxin như varilrix, varivax… với trẻ yếu, chưa bị trái rạ nên tiêm bắp Gammaglobulin 3ml.

BS. NGUYỄN VĂN THỂ (Sức khỏe Đời sống)

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện! (6/7)
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
 Bệnh sốt xuất huyết những điều cần lưu ý (5/12)
 Bệnh Sởi và các biến chứng nguy hiểm (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i