Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Nhũ nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, khó phát hiện!

Ngày 4/7, BS Nguyễn Thị Thúy, phó trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng II, cảnh báo nhũ nhi dưới 18 tháng tuổi, nếu mắc bệnh sốt xuất huyết thường nặng hơn so với các trẻ lớn, do khó phát hiện và dễ lầm với các bệnh khác.

 Đến 10 giờ sáng ngày 4/7, Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng II đang tiếp nhận và điều trị cho 30 trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết trong đó có 3 trẻ nhũ nhi khoảng từ 6 - 7 tháng tuổi.

Tổng số bệnh sốt xuất huyết tại Khoa Nhiễm vào thời điểm này chiếm từ một phần ba đến hơn một nửa so với các bệnh truyền nhiễm khác như viêm não, bệnh tay chân miệng.

 Theo số liệu thống kê 6 tháng đầu năm 2006 của BV Nhi Đồng II, Khoa Nhiễm đã nhận và điều trị cho 870 bệnh nhân sốt xuất huyết, trong đó bệnh nhân độ I chiếm 149, độ II là 649, độ III là 65, độ IV là 7. So với cùng kỳ năm ngoái, bệnh nhân sốt xuất huyết chỉ có hơn 440 trẻ trong đó độ II là 326, độ III là 46. 
Theo BS Thúy, vào mùa mưa, có những giờ cao điểm trong khoa có đến 60 bệnh nhân nhi mắc bệnh sốt xuất huyết, trong khi toàn khoa chỉ có 100 giường bệnh.

Đồng thời, týp vi-rút gây sốt xuất huyết chủ yếu được xác định trong 5 tháng qua là týp 2, một týp có độc lực cao và dễ có khả năng gây thành dịch lớn.

Triệu chứng bệnh sốt xuất huyết ở nhũ nhi thường là sốt cao, ho, sổ mũi, tiêu chảy. Do đó, khi trẻ bị bệnh sốt xuất huyết thường dễ lầm với các bệnh khác như: tiêu chảy, viêm phế quản, viêm hô hấp trên.

Đối với các bậc phụ huynh, đặc biệt là các bà mẹ có con là nhũ nhi, khi trẻ bị sốt cao trên 2 ngày, quấy khóc, ói, bỏ ăn kèm theo xuất huyết dưới da, phải lập tức đưa trẻ đến khám tại các Trung tâm Y tế quận, huyện để bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu, theo dõi diễn tiến bệnh.

Khi chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà, khi cho trẻ uống thuốc hạ sốt, các bậc phụ huynh tránh dùng aspirin và ibuprofen. Hai loại thuốc này có thể gây xuất huyết đường tiêu hóa. Trẻ sốt cao có thể đắp mát để giúp hạ thân nhiệt và cho trẻ uống nhiều nước.

Vietnamnet

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 quan niệm thường gặp về bệnh sốt xuất huyết (7/6)
 Những điều cần biết về sốt xuất huyết (30/5)
 Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em. (20/4)
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
 Bệnh sốt xuất huyết những điều cần lưu ý (5/12)
 Bệnh Sởi và các biến chứng nguy hiểm (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i