Khiếm thính
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Khiếm thính
   Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha, mẹ và con

Trẻ em học ngôn ngữ, nói hoặc ra dấu, dễ dàng nhất trong 2,3 năm đầu đời. Vì thế, lý tưởng nhất là việc đáng giá chuẩn đoán và điều trị hướng đến mục đích phát triển kỹ nămg giao tiếp có hiệu quả cần được bắt đầu khi trẻ được vài tháng tuổi. Các chương trình phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính do thần kinh giác quan (điếc thần kinh giác quan = SNHL) rất quan trọng.
Các chương trình này thường trực tiếp hướng đến cha mẹ cũng như con của họ. Hầu hết thời gian của trẻ nhỏ là ở với gia đình và trong môi trường cuộc sống gia đình, hàng ngày trẻ em học giao tiếp tốt nhất. Khi giao tiếp hiệu quả, nhìn chung trẻ em sẽ có ít hoặc không có khó khăn để có kỹ năng xã hội và kỹ năng giáo dục cơ bản giúp cho trẻ phát triển tốt.
Các chương trình phục hồi sớm đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ tín hiệu (sign language) hoặc ngôn ngữ nói (spoken language) hoặc cả 2 (total communication). Tuy nhiên, nhiều quốc gia chưa có chương trình can thiệp nghe-nói (auditory-verbal intervention).Điều này làm chúng tôi lấy làm tiếc, bởi vì việc sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là các loại máy nghe mới hiện nay và việc cấy điện ốc tai có thể giúp cho số đông trẻ khiếm thính đạt được ngôn ngữ nói trôi chảy và thành thạo. trước tiên là ở nhà và sau đó có thể theo học ở các trường bìh thương. Vì lý do nàychúng tôi sẽ mô tả nội dung trong một chương trình nghe nói điển hình của can thiệp sớm.


Cả 2, ba mẹ và con của họ (bị khiếm thính), một tuần cần được học thêm 1-2 tiếng trong những khóa điều trị nghe nói (auditory-verbal therapy sessions). Trong những khóa này giáo viên sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để kích thích nghe, nói và phát triển ngôn ngữ và cha mẹ sẽ thực hiện và củng cố thêm những điều đã học vào các ngày còn lại trong tuần.
Trẻ em luôn tìm kiếm ý nghĩa và đó chính là động lực cho sự có được ngôn ngữ khi chúng còn rất trẻ. Sau đó, không có gì ngạc nhiên, nói và ngôn ngữ đuợc phát triển hiệu quả nhất trong môi trường sống tự nhiên của trẻ. Bởi vậy, chương trình cha mẹ và con (parent-infant program) tiến hành tốt nhất trong một môi trường giống như ở nhà bao gồm một căn hộ có phòng tiếp khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm... và đầy đủ đồ đạc trong các phòng đó. Nếu không trang bị được như vậy thì khóa học nên tổ chức tại nhà hoặc nơi tương tự như nhà ở. Thường một chương trình nghe nói chủ trương đưa trẻ khiếm thính vào học chung ở nhà trẻ dành cho trẻ nghe bình thường. Mục đích của việc này là tăng kinh nghiệm học hỏi bằng cách tiếp xúc với trẻ nghe bình thường. "Chương trình cha mẹ và con" có kế hoạch và nội dung luyện tập được lập ra cho từng trẻ và cùng lúc trẻ vẫn tham gia đi nhà trẻ bình thường.
Trong quá trình để trẻ rất nhỏ có được ngôn ngữ, điều quan trọng của việc kích thích hàng ngày là cha mẹ không được cường điệu lên. Giao tiếp giữa cha mẹ và con là sự kiện ngẫu nhiên với trẻ nghe bình thường, nhưng đối với gia đình có trẻ khiếm thính nó sẽ phải cân nhắc kỹ. Không có gì nghi ngờ cha mẹ (hoặc người trông trẻ) là những người tham gia quan trọng nhất trong chương trình cha mẹ và trẻ. Việc để hết tâm trí của họ vào đưa trẻ có thể là việc ưu tiên số một trong suốt 3 năm đầu đời của trẻ. Những yêu cầu đặc biệt đối với ba mẹ và những người trông trẻ là phải như những thầy cô giáo tăng cường và củng cố các phương pháp điều trị đã được hướng dẫn. Sự tham dự tóan thời gian của cha mẹ trong chương trình là bắt buộc nếu muốn cải thiện tối đa việc nghe của con họ.
Phần đầu của "chương trình cha mẹ và con" ba mẹ sẽ học về nghe và khiếm thính. Nhờ vậy, nhiều cha mẹ biết được mức nghe của con mình, nhờ đó họ có thể phát hiện những tiến bộ rất nhỏ về nghe thường qua những biểu hiện của con.
Nội dung của một chương trình có hiệu quả bao gồm tư vấn, các dịch vụ giáo dục liên tục, các đánh giá thính học định kỳ và hàng ngày, và các tư vấn điều trị thích hợp về tai, tâm thần và nghề nghiệp.
Trong việc đánh giá hiệu quả của chương trình, cần quan tâm những yếu tố sau đây: triết lý và mục tiêu của chương trình; ích lợi có được từ tư vấn về tai, tâm lý và những vấn đề khác; Qui trình hoặc chương trình cho việc đánh giá thính học lại bao gồm bảo dưỡng và lắp đặt máy nghe; đo nhĩ lượng và đo thính lực mỗi 6 tháng; Giáo dục chuyên môn về nghe, nói ngôn ngữ, và sự phát triển mọi mặt của trẻ. Đánh giá sự tiến bộ đạt được về nói và ngôn ngữ của trẻ (thích hợp là mỗi 6 tháng) và cuối cùng là đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của những trẻ này, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính nặng.
Cần phải nhấn mạnh là việc xác định sớm, hỗ trợ nghe sớm và tập luyện sớm qua "chương trình ba mẹ và con" là lợi điểm của tất cả các phương pháp giáo dục trẻ khiếm thính. Các việc làm này phải được làm trước 3 tuổi, không thể chấp nhận sự chờ đợi hay chậm trễ hơn. Trẻ khiếm thính thường tham gia "chương trình ba mẹ và con" sớm nhất khoảng 3 tháng tuổi.
Nhân vật trung tâm trong các chương trình như vậy là các chuyên gia nghe -nói (auditory-verbal specialist), thường là nhà thanh học (speech pathologist), hoặc giáo viên đặc biệt dạy trẻ điếc. Nhiệm vụ chính của những nhà chuyên môn này là tư vấn cho ba mẹ trẻ điếc và làm việc với họ và con của họ. Chương trình này thường phối hợp với các nhà thính học để lựa chọn máy nghe thích hợp nhất hoặc (nếu điếc hoàn toàn hay gần hoàn toàn) cấy điện ốc tai. Chương trình nghe nói càng toàn diện, thì càng có nhiều sự phối hợp hay cung cấp nhiều dịch vụ bao gồm dịch vụ của các nhà thính học, giáo viên, các nhà thanh học, và thậm chí ở một số trường hợp cần dịch vụ của các nhà tai học, nhà tâm lý học và các bác sĩ bệnh nghề nghiệp.
Trong các chương trình này, cha mẹ được nhìn nhận là tác nhân chính của việc phục hồi vì họ luôn gần gũi với con của họ trong lúc chúng thức. Họ học cách để chỉnh máy nghe, ốc tai điện tử sao cho con họ nghe tốt nhất và sử dụng như thế nào tốt nhất để phát triển kỹ năng giao tiếp tại nhà với mọi người trong gia đình, cách chăm sóc những dụng cụ này như thế nào và đánh giá sự tiến bộ của con họ như thế nào.
Thường chương trình nghe nói chấp nhận trẻ từ vài tháng tuổi và tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của trẻ và cung cấp cho gia đình những dịch vụ hỗ trợ sau khi trẻ đi học. Hầu hết trẻ tham gia những chương trình này suốt những năm đầu đời đều đi học ở các trường bình thường. Vì thế một phần quan trọng việc làm của chương trình là thiết lập mối quan hệ với các trường địa phương sao cho các giáo viên của trường bình thường được có đầy đủ thông tin về trẻ một khi em đến trường này.
BS CKII Nguyễn Thị Bích Thủy (Dịch)

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính (3/11)
 Đừng lơ là đôi tai của con ! (27/9)
 Khi thính giác của con bạn gặp phải vấn đề (20/7)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 2) (20/6)
 Các bước ban đầu khi tiếp nhận trẻ khiếm thính trong chương trình Can thiệp sớm (phần 1) (20/6)
 Các đặc điểm hội thoại của trẻ điếc nhỏ (20/6)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp.( tiếp theo) (8/3)
 Phát hiện sớm tật Điếc -Khiếm thính và sự can thiệp. (27/2)
 Luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (8/2)
 Nội dung và phương pháp luyện nghe cho trẻ khiếm thính. (3/2)
 Khiếm thính (1/2)
 Giáo viên cần làm gì để đón trẻ khiếm thính vào lớp? (17/1)
 Chuẩn bị cho trẻ khiếm thính vào học lớp 1 như thế nào? (17/1)
 Dạy trẻ điếc nói như thế nào? (15/1)
 Giao tiếp với trẻ khiếm thính. (12/1)
  Thế nào là trẻ khiếm thính? (5/1)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i