Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Phòng chống Viêm gan virut ở trẻ em.

PHÒNG CHỐNG VIÊM GAN VI RÚT Ở TRẺ EM

BS. QUANG MINH 

 Viêm gan vi rút (VGVR) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính thường gặp, là một trong nhiều loại viêm gan. Nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới cho biết, đến nay đã phát hiện được 6 loại vi rút gây viêm gan khác nhau, được ký hiệu bằng các chữ A, B, C, D, E, G. Gần đây nhất đã phát hiện được vi rút gây viêm gan mới được gọi là TT, VRVG A và B là 2 loại VRVG đã được phát hiện từ Đại chiến thế giới lần thứ 2 và đã có vắc xin để phòng bệnh. VRVG A và E lây truyền qua đường tiêu hóa; qua nước bọt, dùng chung dụng cụ ăn uống. Các loại vi rút gây viêm gan khác lây truyền qua đường máu như: tiêm chích, truyền máu, châm cứu... Mẹ mang thai có thể lây truyền sang cho con trong thời kỳ chu sinh cũng là một đường lây truyền quan trọng.

VRVG có thể gây nhiều tai biến nghiêm trọng như:  teo gan vàng cấp, hôn mê... dẫn đến tử vong nhanh chóng. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học: 25% bệnh nhân VGVR B và 75% bệnh nhân VGVR C có thể chuyển sang viêm gan mãn. Tỷ lệ tử vong do VGVR cũng khác nhau: VGVR B và VGVR C chỉ gây tử vong 1-4% ngay trong giai đoạn cấp. Nguy hiểm hơn, VGVR có thể gây xơ gan, ung thư gan. 

Các dấu hiệu VGVR: khi các cháu có các dấu hiệu như mệt mỏi, chán ăn, sốt, vàng da, vàng mắt, đái nước tiểu có màu vàng, vàng mắt, đau tức hạ sườn bên phải... đặc biệt là các dấu hiệu trên xuất hiện khi bệnh nhi vừa được tiêm chích, châm cứu, truyền máu, nhổ răng...hay trong gia đình, nhà trẻ mẫu giáo có trẻ mắc bệnh VGVR mà có các triệu chứng trên, cần cho trẻ đi khám bệnh và điều trị sớm. Thể bệnh nặng có thể gây sốt cao, mê sảng, co giật, hôn mê. 

Vài nét về điều trị VGVR: VGVR cần được điều trị sớm. điều trị tích cực: cho đến nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu đối với vi rút gây viêm gan. Chủ yếu là điều trị triệu chứng như thuốc nhuận gan mật, nâng cao thể trạng cho người bệnh... Một số thuốc diệt vi rút và Alpha-Intecpheron đã được áp dụng vào điều trị VRVG A và VRVG B nhưng giá thành còn rất đắt và hiệu quả còn hạn chế.

Chữa bệnh viêm gan vi rút bằng thuốc nam như thế nào? Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy nhiều loại dược thảo có tác dụng diệt được vi rút như chè tươi, dấp cá, hành... Nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng chữa bệnh VGVR đã được áp dụng trong nhân dân và các bệnh viện trong cả nước.

Bài 1: Hạt Dành dành (Chi tử), nhân trần mỗi thứ 6-12g, sắc uống hàng ngày. 

Bài 2: Diệp hạ châu (Kiềm vườn, cây chó đẻ răng cưa), rau má mỗi thứ một nắm nhỏ, sắc uống hàng ngày. Cây chó đẻ răng cưa là một cây thuốc qúi cũng được áp dụng trong nhân dân, có hiệu quả tốt trong điều trị. Bố mẹ trẻ có thể tự thu hái để điều trị cho con trẻ. Cây Diệp hạ châu mọc hoang ở nhiều nơi trong cả nước. Có thể dùng cây tươi hoặc cây khô, dùng thân, lá, bỏ rễ. Liều dùng 30-50g tươi ngày. Cây thuốc này có thể áp dụng điều trị cho VGVR cấp và viêm gan mãn, thậm chí còn có thể điều trị cho cả bệnh nhi bị xơ gan.

Bài 3: Nhân trần cao thang hợp phương: Nhân trần, chi tử (hạt Dành dành), Phục linh, Trư linh, Hoàng bá, Bạch truật, Đảng sâm, Hậu phác, mỗi thứ 12g; Trạch tả, Sa tiền, Cam thảo mỗi thứ 6g... Sắc uống ngày 1 thang, có tác dụng cải thiện chức năng gan, nâng đỡ thể trạng, kích thích tiêu hóa, hạ sốt, giảm vàng da, vàng mắt. 

Dự phòng bệnh viêm gan vi rút? bố mẹ trẻ cần biết:
 
- Tiêm vắc xin phòng VGVR cho trẻ và cho mẹ khi mang thai là việc cần thiết. Hiện nay mới chỉ có vắc xin VGVR A và B. Những trẻ được sinh ra do mẹ có phản ứng huyết thanh với VGVR B được khuyên nên tiêm vắc xin sớm.

- Trong gia đình có người VGVR A hoặc E cần cho ăn uống bằng bát đũa, dụng cụ ăn uống riêng.

- Có thể yêu cầu thầy thuốc tiêm Hunman gamma globulin 16% với liều 0,02 ml/kg cân nặng để dự phòng nhiễm vi rút viêm gan nếu có tiếp xúc với bệnh nhi hoặc khi đang có dịch VGVR A tại địa phương. Trẻ có nguy cơ nhiễm bệnh thường xuyên nên tiêm nhắc lại mỗi 4-6 tháng một lần.

- Cho trẻ ăn đủ chất, chống suy dinh dưỡng, ăn tăng rau xanh hoa quả tươi, hạn chế các đồ ăn chiên, rán gây khó tiêu... để nâng cao thể trạng và sức đề kháng cho trẻ.

Viện Thông tin thư viện y học Trung Ương.

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh rubella nguy hiểm như thế nào? (20/4)
 5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu (11/4)
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
 Bệnh sốt xuất huyết những điều cần lưu ý (5/12)
 Bệnh Sởi và các biến chứng nguy hiểm (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i