Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   5 quan niệm sai lầm về bệnh thủy đậu

Theo nhận xét của giới chuyên môn, từ tháng 1 đến tháng 5 hằng năm là mùa của thủy đậu, căn bệnh gây nhiều khó chịu và những biến chứng nguy hiểm ít ai ngờ tới. Mặc dù đây là bệnh “khá quen” đối với nhiều người, nhưng những hiểu biết sai về bệnh vẫn còn phổ biến

1. Thủy đậu là bệnh nhẹ. SAI

Bệnh thường diễn tiến nhẹ, nhưng đây không phải là bệnh lành tính mà có thể gây những biến chứng nguy hiểm từ nhiễm trùng nốt rạ, nhiễm trùng huyết đến những tác hại về thần kinh như viêm não, viêm màng não, viêm phổi dẫn đến tử vong. Biến chứng phổ biến nhất ở trẻ em là nhiễm trùng da và mô mềm để lại sẹo vĩnh viễn trên da.

2. Bệnh chỉ xảy ra cho trẻ em. SAI

Bệnh thường xảy ra ở trẻ em, từ 5 đến 11 tuổi, nhưng thanh thiếu niên và người lớn cũng có thể nhiễm bệnh nếu họ chưa từng mắc bệnh này hoặc chưa tiêm ngừa.

3. Mắc bệnh này thì cần kiêng gió, kiêng nước. SAI

Quan niệm này rất phổ biến trong dân gian, nhưng hoàn toàn sai. Do đặc trưng của bệnh là phát ban kiểu bóng nước ở da và niêm mạc, nên càng kiêng gió, kiêng nước thì càng dễ dẫn đến nhiễm trùng da. Trong một nghiên cứu ở Đài Loan, 44,1% bệnh nhân bị biến chứng nhiễm trùng da và mô mềm.

4. Phụ nữ mang thai mà bị bệnh thủy đậu thì chẳng hề gì. SAI

Thai phụ mắc bệnh thủy đậu có nhiều nguy cơ dẫn đến hội chứng thủy đậu bẩm sinh với tỉ lệ chung là 1% ở phụ nữ nhiễm bệnh trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ, trong đó 0,4% nguy cơ từ 0-12 tuần và 2% từ tuần 13-20. Hội chứng thủy đậu bẩm sinh bao gồm trẻ sinh ra bị nhẹ cân, sẹo da, loạn sản chi, đầu nhỏ, viêm hắc - võng mạc mắt, đục thủy tinh thể...

5. Như thế chỉ cần tiêm ngừa thủy đậu cho phụ nữ độ tuổi mang thai. SAI

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tiêm ngừa thủy đậu cho mọi người lớn và thanh thiếu niên chưa từng mắc bệnh. Một nghiên cứu tại Singapore vào năm 1994-1995 cho thấy chỉ cần tốn 3,3 triệu USD tiêm ngừa thủy đậu sẽ tiết kiệm được 11,8 triệu USD chi phí hậu quả do bệnh này gây ra.

NLĐ

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh tay, chân, miệng: Những câu hỏi thường gặp (6/4)
 Bệnh “tay, chân, miệng” và cách phòng chống (4/4)
 Bệnh sởi - Xử trí khi trẻ bị sởi (23/3)
 Làm thế nào biết trẻ bị sốt xuất huyết ? (10/3)
 Hà Nội: Trẻ em bệnh do virus tăng vọt (23/2)
 Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì? (18/1)
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
 Bệnh sốt xuất huyết những điều cần lưu ý (5/12)
 Bệnh Sởi và các biến chứng nguy hiểm (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i