Bệnh hô hấp
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh hô hấp
   Trẻ mắc bệnh tai mũi họng ngày càng nhiều

Trẻ đang được điều trị nội trú tại khoa tai mũi họng Bệnh viện nhi đồng I. Ảnh: VnExpress
Ngày càng nhiều trẻ bị viêm VA (bệnh sùi vòm), amiđan, viêm tai giữa và viêm tai chũm. Khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM mỗi ngày khám gần 200 trẻ mắc các bệnh này, số ca nặng phải nhập viện cũng tăng gấp đôi trước đây.

Bác sĩ Đặng Hoàng Sơn, Trưởng khoa Tai mũi họng Bệnh viện Nhi đồng 1, cho biết, không khí ô nhiễm là nguyên nhân chính làm tăng các bệnh tai mũi họng ở trẻ em. Đặc biệt trong những ngày gần đây, thời tiết đang thay đổi tạo ra môi trường tốt cho virus, làm bệnh các đường thở phát triển. Ngoài ra, trẻ cũng có thể mắc các bệnh trên do di truyền.

Theo bác sĩ Sơn, trước đây, mỗi ngày chỉ có khoảng 100 bệnh nhi đến khám tai mũi họng. Gần đây, số lượng trẻ đến khám và nhập viện tăng gấp đôi. Rất nhiều trẻ phải nạo VA và cắt amiđan vì điều trị nội khoa không còn đạt được kết quả. Vẫn còn nhiều người có suy nghĩ sai lầm, cho rằng không nên cắt bỏ VA và amiđan vì chúng có tác dụng bảo vệ cơ thể; rằng trẻ viêm VA, amiđan là chuyện bình thường, lớn lên khắc hết. Do đó, nhiều người đưa con đến nạo hay cắt amiđan quá trễ. Thậm chí có trẻ đã bắt đầu bị những biến chứng như: thấp khớp cấp, sưng cổ tay, thấp tim.

Thật ra, cả VA và amiđan đều có tác dụng bảo vệ cơ thể nhưng khi tác dụng bảo vệ không còn, chúng cần được nạo hoặc cắt bỏ. Đối với VA, khi không còn tác dụng bảo vệ, nó khiến trẻ bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần trong năm. Bị viêm VA 5 lần trở lên, trẻ sẽ bị các biến chứng: thấp khớp cấp, thấp tim, hẹp các van tim, chai van tim dẫn đến suy tim, làm suy giảm kháng thể gây tổn thương cầu thận, viêm cầu thận cấp làm trẻ tiểu ra máu... Còn amiđan khi không còn tác dụng bảo vệ cơ thể là nó to đỏ và có mủ nên làm trẻ bị sốt, khi nuốt bị đau. Nếu để lâu, amiđan ngày càng phì ra, lớn đến mức làm tắt đường thở của trẻ. Đối với trẻ dưới 18 tháng, amiđan thường thõng xuống khi ngủ, gây ngạt thở mà cha mẹ không biết. "Nếu trẻ ngủ ngáy, cha mẹ phải nghĩ ngay đến việc amiđan đang làm tắt đường thở, cần đưa trẻ đến bệnh viện để được khám và xử lý amiđan", bác sĩ Sơn khuyến cáo.

Một bệnh rất nguy hiểm mà trẻ thường mắc phải là bệnh viêm tai giữa. Có 10% trẻ em Việt Nam bị viêm tai giữa. Bệnh này có triệu chứng bình thường nên cha mẹ không chú ý đến các biểu hiện ban đầu. Bệnh diễn tiến âm thầm nên khi biết thì bệnh đã ở giai đoạn nặng, lúc đó trẻ có thể bị thủng màng nhĩ bị điếc, bị viêm xương chũm...

Có thể nhận biết trẻ bị viêm tai giữa qua các dấu hiệu: sau một đợt ho, sổ mũi trẻ hay ngọ nguậy đầu, lấy tay ngoáy tai. Đó là do trẻ bị đau trong tai nhưng không nói hay diễn tả cho người lớn biết được. Lúc đó, cần đưa trẻ đi điều trị ngay. Điều trị viêm tai giữa phải mất từ 10 đến 15 ngày theo đúng chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới hết hẳn và không tái phát.

Bác sĩ Sơn cho biết, thực tế nhiều bậc cha mẹ tự ý ngưng thuốc khi thấy trẻ không còn chảy mủ vì cho rằng đã hết bệnh. Điều này không những làm siêu vi trùng kháng thuốc mà còn làm bệnh tái lại nặng và khó điều trị hơn. Đã có trẻ bị thủng màng nhĩ và bị điếc vì ngưng điều trị giữa chừng. Hơn nữa, viêm tai giữa lâu ngày sẽ làm viêm xương chũm, bệnh này có biến chứng là viêm màng não và áp xe não. Đây là hai căn bệnh rất khó điều trị, thường để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với sự phát triển trí não của trẻ.

Theo bác sĩ Sơn, dấu hiệu ban đầu để nhận biết trẻ mắc các bệnh trên chính là sổ mũi. Khi uống thuốc bệnh khỏi, ngưng thuốc bị sổ mũi trở lại và hay khóc. Vì vậy, khi trẻ sổ mũi và quấy khóc, cha mẹ phải đưa đến bác sĩ tai mũi họng để được khám chữa kịp thời.

Theo VnExpress

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 5 bệnh trẻ thường gặp trong mùa nắng (4/3)
 Bệnh cúm (25/2)
 Viêm phế quản ở trẻ bú mẹ, phòng tránh như thế nào? (24/2)
 Khi bé bị ốm (14/2)
 Chữa cảm cúm cho trẻ bằng thuốc nam (10/2)
 Giải mã tiếng ho của bé (phần cuối) (13/1)
 Giải mã tiếng ho của bé (phần đầu) (12/1)
 Mùa đông và bệnh viêm phế quản - phổi ở trẻ em (28/12)
 Chứng ho lâu ngày ở trẻ (20/12)
 Bệnh viêm tiểu phế quản ở trẻ (22/5)
 Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp (15/5)
 Bệnh ho ở trẻ em (14/4)
 Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản (5/12)
 Bệnh sưng phổi trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i