Tăng động giảm chú ý (ADHD)
Tài liệu > Góc cô > Giáo dục đặc biệt > Tăng động giảm chú ý (ADHD)
   Chế độ ăn kiêng cho trẻ Tăng động giảm chú ý

Một số lời khuyên về chế độ ăn kiêng trong bài này có lợi cho mọi trẻ chứ không riêng gì trẻ ADHD . Đầu tiên  sẽ đi sơ qua các kiến thức căn bản về dinh dưỡng trước khi đưa ra các chế độ ăn uống cụ thể.

Các bác sĩ cố vấn sử dụng một số từ tiếng Anh và chúng tôi quyết định không dịch ra tiếng Việt (hoặc ghi cả 2 thứ tiếng) để tiện cho việc nghiên cứu.

 


Nguồn thức ăn bổ dưỡng cho trẻ không bị dị ứng, nguồn: Bộ Nông phẩm Hoa Kỳ

Những rắc rối về việc cho trẻ ăn kiêng

Trẻ tự kỉ , ADHD hay không tự kỉ đều cần đủ dinh dưỡng. Một tình trạng chung hiện nay là các cháu tiêu thụ nhiều đường, bị béo phì... Và khi phụ huynh hỏi ý kiến chuyên gia về dinh dưỡng, thì mỗi chuyên gia lại đưa ra lời khuyên không giống nhau.

Khi cho trẻ ăn kiêng, phụ huynh cần nhớ rằng ăn kiêng khác với uống thuốc. Kết quả (và có thể là hậu quả) của việc ăn kiêng không thể thấy ngay được trong vòng vài giờ hay vài ngày sau. Do đó gia đình phải chuẩn bị cả tư tưởng, và nên có bác sĩ theo dõi để trẻ được can thiệp đúng đắn và kịp thời. Gia đình cũng nên quan sát các dữ kiện khác xem tiến bộ (hay thụt lùi) của trẻ có đúng do ăn kiêng không? Ví dụ như sau khi cho uống lọai sữa khác, trẻ bắt đầu cáu gắt. Đó là vì lọai sữa mới đổi có nhiều đường hay do cô giáo mới đổi chỗ ngồi của bé trong lớp? Một sai lầm phổ biến khác là cho ăn kiêng lúc trẻ bắt đầu nghỉ hè để gia đình dễ kiểm soát. Do thay đổi môi trường (nghỉ hè/ngừng đi học), rất khó biết trẻ tiến bộ hay thụt lùi là do dinh dưỡng hay do nghỉ học.

Đôi khi việc cho ăn kiêng có kết quả về mặt dinh dưỡng, nhưng kết quả đó lại bị đánh át đi bởi hành vi. Ví dụ như trẻ thích uống sữa nên khi phụ huynh ngừng sữa, trẻ có thể có tiến bộ (vì bé đúng là dị ứng với sữa) nhưng hành vi thì tệ đi (do bé khó chịu vì không được uống sữa nữa).

Đôi khi những trang mạng đưa ra những lời khuyên thiên vị vì họ kinh doanh về thực phẩm. Trước khi quyết định cho trẻ ăn kiêng, luôn tìm ý kiến thứ 3, không nên chỉ đơn thuần nghe theo lời khuyên của một trang mạng, một chuyên gia hay một người bạn nào đó

Căn bản về dinh dưỡng

Quy luật đầu tiên phụ huynh nên ghi nhớ là cái gì nhiều quá cũng có hại. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ địa phương trước khi quyết định cho ăn kiêng.

Có những chế độ ăn uống tốt cho mọi trẻ, đó là:

- Ăn bớt đường. Đường không chỉ đơn thuần là chè, kẹo. Đường tồn tại trong nhiều dạng trong đó có cơm (các lọai gạo khác nhau cũng có lượng đường khác nhau). Chúng ta (người VN) thường ăn nhiều cơm như một thói quen. Các phụ huynh nên xem lại việc cho trẻ ăn bớt cơm, hoặc dùng các lọai gạo ít chất đường hơn (ví dụ như lọai gạo hạt dài...) Trái cây, hoa quả cũng có đường nhưng lọai đường này "đỡ" hơn đường nguyên trong kẹo. Nhãn, dứa/thơm là lọai trái cây nhiều đường so với bưởi, đu đủ...

- Ăn nhiều rau, hạt và chất xơ. Một cách để trẻ ăn rau thường xuyên là rửa sạch để sẵn trong tủ lạnh và tập cho trẻ ăn hàng ngày.

- Tránh mỡ (fat, saturated fat hoặc cholesterol)

- Chất canxi. Trẻ cần canxi để phát triển. Sữa, phô mát, sữa chua chứa nhiều canxi nên phụ huynh cần chú ý nếu quyết định cho trẻ kiêng sữa. Sữa đậu nành, rau broccoli sống/luộc, đậu trắng... là các thức ăn khác có canxi tuy không nhiều bằng sữa. Ví dụ như một cốc sữa có thể chứa khỏang 300 mg canxi thì một cốc broccoli luộc chỉ có 35 mg. Nếu phụ huynh tính cho trẻ uống thêm canxi thì nên nói chuyện với bác sĩ. Cơ thể con người tiêu thụ canxi trong thức ăn tự nhiên tốt hơn là canxi uống như thuốc. Với trẻ thường xuyên ở trong nhà, phụ huynh cũng cần nhớ rằng ngay cả khi có uống sữa, trẻ cũng cần có ánh nắng để phát triển. Với độ nắng nhẹ như buổi sáng hoặc buổi chiều, trẻ cần từ 5-30 phút ra nắng (không bôi thuốc chống nắng) hai lần một tuần để cơ thể phát triển nguồn vitamin D.

- Omega-3 có nhiều trong cá. Các phụ huynh không cho trẻ ăn cá nên chú ý tìm nguồn thực phẩm khác có Omega-3 để thay thế. Các loại cá có nhiều Omega-3 là sạlmon/cá hồi (nhiều nhất), cá sardine/cá mòi, cá tuna (ít nhất). Omega-3 cũng có trong bánh mì, sữa hoặc dầu flax seed, dầu Linseed (tại VN có lẽ không có bán loại dầu này. Tại HK người ta cũng ít ăn do mùi vị không thích hợp).

- Ăn tạp. Nếu trẻ không bị dị ứng, nên cho trẻ ăn nhiều lọai thực phẩm (tốt) khác nhau thay vì chỉ tập trung ăn một loại.

Căn bản về an toàn thực phẩm

Rửa tay là an toàn thực phẩm đơn giản và hiệu quả nhất. Một số lỗi phổ biết về an toàn thực phẩm là:
- Cất thức ăn dở, sữa uống dở vào tủ lạnh để dùng lại ngày hôm sau (nước dãi trẻ dính vào thức ăn/sữa có thể gây men độc)
- Ăn thức ăn nấu chưa chín (bò tái, gỏi cá sống, gà luộc lòng đào, tiết canh vịt...)
- Tủ lạnh chạy không đủ độ lạnh. Ngăn lạnh phải từ 5 độ C trở xuống, ngăn đá phải ở 0 độ C.
- Dùng thớt bằng gỗ thái thịt (các sớ gỗ có thể dính thịt vào, rửa không sạnh gây ra nhiễm trùng). Nên dùng 2 loại thớt riêng: 1 cho thái thịt, 1 cho rau.
- Có rửa tay nhưng rửa không kỹ hoặc nhanh quá (nên rửa với xà phòng trên 20 giây).
- Nếu mang thịt đông lạnh ra nấu, nên để mềm trong tủ lạnh thay vì đem để ngoài mặt bếp cho nguội. Các lọai thực phẩm để ngoài trời trên 2 tiếng đồng hồ đều có khả năng nhiễm trùng.


Bây giờ chúng tôi xin bàn về các chế độ ăn kiêng cho trẻ ADHD thường được bàn thảo trong cộng đồng Y khoa. Phần này chúng tôi gọi là phần "chưa chắc" vì hiện giờ vẫn chưa có một nghiên cứu nào chứng minh tuyệt đối được. Tuy nhiên đã có phụ huynh báo cáo rằng các chế độ ăn kiêng này thực sự giúp cho con họ tốt hơn.

- Tránh các phụ phẩm (food additive) phí dụ như hương vị hoa quả nhân tạo trong nước ngọt, bột ngọt/mì chính. Đây là các chất hóa học không tự nhiên (unnatural chemical).

- Tuyệt đối tránh chất cocaine. Cocaine là một loại ma túy bị cấm tại Hoa Kỳ và tại VN. Nghe thì có vẻ nghịch lý nhưng đã có trường hợp phụ huynh (tại Hoa Kỳ) cho trẻ dùng cocaine và họ tuyên bố rằng cocaine giúp cho con họ tốt hơn. Lý do vì thuốc Ritalin (một loại thuốc hay được sử dụng cho trẻ TĐTCY) có cấu trúc hóa học và tác dụng tương tự như cocaine, và các phụ huynh này đã nhầm lẫn. Thuốc Ritalin được bác sĩ viết toa nên bác sĩ sẽ biết cách tránh cho trẻ bị "nghiện". Thuốc có tác dụng lên não chậm, đúng như bác sĩ muốn trong khi cocaine tác dụng đột ngột (vì được tiêm hoặc hút) nên rất nguy hiểm. Một điều đáng buồn là các trẻ trưởng thành đôi khi tìm uống Ritalin để tìm cảm giác bay bổng. Nếu trong nhà có trẻ đang dùng Ritalin, phụ huynh nên cẩn thận để ý xem anh/chị của trẻ có "nghịch ngợm" những viên thuốc này không. Đã có trường hợp trẻ đánh cắp thuốc Ritalin đem bán, hoặc nghiền ra trộn vào thuốc lá để hút. Đây là một hành vi cực kỳ nguy hiểm về cả mặt pháp luật (bị truy tố) và y khoa (sốc thuốc chết, gây nghiện...)

- Tránh dùng cá hoặc dùng ít. Một số chuyên gia khuyên phụ huynh tránh dùng cá vì sợ rằng nguồn cá có nhiễm độc thủy ngân. Điều này cũng tùy nơi mình đang sinh sống hoặc lọai cá mình tiêu thụ được nhập từ đâu. Tại Hoa Kỳ, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng những loài sau đây chứa ít thủy ngân hơn các loài khác: tôm, cua, catfish (catfish ở Mỹ không phải là cá trê mà là 1 loài khác). Các loại cá nhiều thủy ngân là cá mập, cá lưỡi kiếm, king mackerel và tilefish.
Người ta tin rằng các nhà máy độc hại thải khói có thủy ngân, khói bốc lên tụ lại trong mây và theo mưa rơi xuống ao hồ, sông, biển... làm cá bị nhiễm độc.

- Thử gluten. Chỉ có khoảng 1 phần trăm trẻ dị ứng chất gluten, nhưng với trẻ TĐTCY thì con số này cao hơn. Vì vậy một số bác sĩ hay đưa trẻ TĐTCY đi thử xem có dị ứng gluten không. Các trẻ TĐTCY, nếu có dị ứng gluten, đã có tiến bộ về hành vi khi phụ huynh cho ăn kiêng gluten. Bánh mì, bột mì, tiêu trắng, một số loại nước tương/xì dầu, bánh quy có chứa nhiều gluten.
Dùng thực phẩm organic. Ví dụ thực phẩm organic là rau không bón phân hóa học, gà không cho ăn thuốc giục lớn, bò không cho ăn thuốc kháng sinh...

- Tránh salicylates. Bác sĩ Benjamin tại California nói rằng qua quan sát của ông, nhiều trẻ TĐTCY hành vi xấu đi khi dùng thực phẩm có chất salicylate như ăn cam, táo, nho và nho khô. Chất salicylates cũng được dùng để bảo quản thực phẩm. Viện Sức khỏe tâm thần quốc gia HK (National Institue of Mental Health) tuyên bố khỏang 8 tới 10 phần trăm trẻ TĐTCY có phản ứng với salicylates.

- Tránh dùng thức ăn chiên, chiên xù (nhiều dầu), tránh bột ngọt/mì chính, nước ngọt
Các lọai thực phẩm sau đây được phụ huynh, chuyên gia, bác sĩ báo cáo là gây ảnh hưởng cho trẻ TĐTCY:

Sữa bò, phô mát, sữa chua, kem... (các sản phẩm phụ từ sữa).
Bắp, ngô
Lúa mì
Đậu nành
Trứng

- Tránh tiếp xúc với kim loại nặng. Ví dụ như một số vòng niềng răng có chứa nickel (kẽm), sơn có chứa chì, cadmium (một số nơi nha sĩ dùng cadmium để trám răng, cadmium cũng có trong khói thuốc lá). Đã có trường hợp trẻ nghịch thủy ngân (dùng trong nhiệt kế), để lăn qua lăn lại trên tay và thủy ngân đã ngấm qua da vào trong cơ thể. Thủy ngân được dùng trong một số lọai pin đặc biệt (nhất là các dụng cụ điện tử nhỏ), các loại bóng đèn nê ông, đèn tiết kiệm điện. Có một người đầu bếp (xin dấu tên) đã khuyên phụ huynh dùng giấy bạc bọc thức ăn (tin foil) như sau: thay vì bỏ bánh mì đắp thịt xay vào chiên trong dầu ăn, nên bọc giấy bạc bên ngoài rồi chiên để tránh bớt dầu ngấm vào bánh mì. Đây là một lời khuyên không hợp lý đại trà vì giấy bạc có thể chứa kim loại nặng, sẽ dính vào thực phẩm.

- Thuốc như Ritalin là phương tiện can thiệp cuối cùng - không phải đầu tiên. Nếu trẻ đang dùng Ritalin, nên chú ý canh chừng nguồn thuốc như đã nói trên (tránh anh/chị trẻ lạm dụng thuốc của em), nên chú ý việc thử cocaine (có trường hợp trẻ dùng Ritalin và kết quả thử nước tiểu nói trẻ đang sử dụng ma túy do nhầm lẫn, sau đó trẻ bị đuổi học).

- Không dùng thực phẩm junk (junk food), lọai này chứa nhiều đường và carbonhydrate (nhìn vào bản hướng dẫn thực phẩm in sau lưng các loại thức ăn này). Trẻ thích ăn junk food vì chúng ngon, có nhiều đường/mỡ, calories cao, nhưng lại không/ít, hoặc gồm các thành phần không có giá trị dinh dưỡng.

- Thịt gà tây tương đối bớt mỡ hơn các loại thịt khác.

Tóm lại, việc cho trẻ ăn kiêng có thể để lại kết quả hay hậu quả lâu dài. Phụ huynh nên làm việc với các bác sĩ địa phương để phác thảo, theo dõi và can thiệp kịp thời. Nên xem xét các thông tin đọc được, bàn thảo, lấy nhiều ý kiến khác nhau trước khi quyết định. Khi trẻ bắt đầu ăn kiêng, ghi lại tất cả các dữ kiện quan sát.

Nên nhớ rằng bất kể ai là người khuyên bạn cho trẻ ăn kiêng, người phải ăn kiêng cuối cùng vẫn chính là con bạn. Kết quả tốt, hậu quả xấu sẽ ảnh hưởng lên trẻ trước nhất.

Theo concuame.com

 

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ: Những biểu hiện nổi bật (14/5)
 Trẻ em mắc triệu chứng ADHD khi trưởng thành dễ mắc các bệnh về tâm lý hơn (15/3)
 Vấn đề của trẻ rối loạn tăng động và cách điều trị? (9/3)
 Chứng rối loạn hành vi đập phá ở trẻ (25/8)
 Thế nào là ADHD? (18/6)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i