Bệnh truyền nhiễm
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh truyền nhiễm
   Mùa thủy đậu: Lưu ý điều gì?

Tháng 3 là mùa bùng phát của dịch thủy đậu (trái rạ). Vài tuần qua, tại TPHCM đã xuất hiện rải rác các ca thủy đậu

Thống kê tình hình dịch tễ tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 - THCM 5 năm qua (2001-2005) cho thấy thủy đậu xảy ra quanh năm, nhưng thời điểm phát bệnh cao nhất là từ tháng 2 đến tháng 6, trong đó tháng 3 là mùa bùng phát của dịch thủy đậu. Chỉ riêng tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 trung bình có khoảng từ 80 đến 100 ca thủy đậu/tháng từ tháng 6 đến tháng 10, nhưng từ tháng 12 và những tháng đầu năm số ca bệnh tăng dần, đỉnh điểm là hơn 500 ca trong tháng 3 năm 2004 và 2005.

Có thể gây biến chứng ở thần kinh, phổi

Thủy đậu lây lan dễ dàng qua không khí, hít phải nước bọt khi bệnh nhân hắt hơi, ho hoặc tiếp xúc với mụn nước của người bị bệnh. Bệnh cũng có thể truyền từ mẹ sang con nếu người mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai. Cần lưu ý là khi nhiễm virus thủy đậu bệnh nhân thường không có triệu chứng gì trong 2 tuần đầu, nhưng 2-4 ngày trước khi phát bóng nước (nốt rạ), bệnh đã có khả năng lây nhiễm. Ngay cả khi bệnh nhân thủy đậu đã phát bóng nước được 6 ngày, virus gây bệnh vẫn có thể lây lan cho người lành.

Thủy đậu gây ra do virus varicella zoster. Phần lớn bệnh nhân là trẻ từ 5-11 tuổi, nhưng bệnh cũng có thể xảy ra ở người lớn. Đặc trưng của bệnh thủy đậu là ngứa, phát ban ngoài da, ban sẩn có mụn nước thường kèm theo sốt. Người bệnh thường có dấu hiệu ban đầu là sốt, mệt mỏi, biếng ăn, đau cơ. Sau đó các nốt rạ xuất hiện ở da đầu, mặt, lan xuống thân và tay chân với số lượng từ 300 đến cả ngàn nốt gây ngứa ngáy, đau nhức rất khó chịu. Bệnh thường diễn biến nhẹ, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm từ bội nhiễm vi khuẩn đến viêm não. Nếu bệnh nhân bị bội nhiễm da có thể để lại sẹo vĩnh viễn. Thủy đậu có thể gây biến chứng đến hệ thần kinh trung ương và gây viêm phổi dẫn đến tử vong. Bên cạnh đó, một biến chứng về sau của bệnh thủy đậu là Zona (còn gọi là giời leo), thường gây đau nhức nhiều hơn so với bệnh thủy đậu và có thể kéo dài trong nhiều năm.

Phòng bệnh: cách ly bệnh nhân và chủng ngừa

Điều quan trọng khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là phải giữ vệ sinh, tránh ủ kín, theo dõi thường xuyên để phát hiện sớm những dấu hiệu nghi ngờ biến chứng như sốt cao, mụn nước ửng đỏ xung quanh hay có mủ... Trong gia đình, trường học, công sở có người mắc bệnh thủy đậu, để phòng tránh lây lan cho cộng đồng, việc cách ly bệnh nhân (7-10 ngày) là hết sức quan trọng. Vì thế, nếu trẻ ở độ tuổi đi học bị mắc bệnh thì buộc phải nghỉ học và người lớn thì phải nghỉ làm từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, điều này vẫn không bảo đảm ngừa được bệnh cho người khác, vì virus có thể lây lan ngay cả trước khi phát mụn nước và sau khi mụn nước đã lành. Do đặc tính rất dễ lây lan của bệnh với tỉ lệ lây nhiễm lên đến 90%, muốn phòng bệnh hiệu quả chúng ta cần chủ động phòng bệnh cho mình và người thân càng sớm càng tốt.

Để không mắc bệnh, biện pháp tích cực nhất và hiệu quả nhất vẫn là chủng ngừa vắc-xin. Những nghiên cứu trên thế giới cho thấy 90% đối tượng chưa chủng ngừa thủy đậu có khả năng mắc bệnh. Điều này có nghĩa là một người chưa được chủng ngừa thủy đậu nếu tiếp xúc với người mang mầm bệnh hoặc bệnh nhân thủy đậu thì hầu như chắc chắn sẽ bị lây bệnh.

Việc tiêm ngừa vắc-xin thủy đậu không chỉ giúp bản thân bạn tránh được bệnh mà còn ngăn chặn việc lây lan cho những người xung quanh, về lâu dài sẽ giảm được sự bùng phát dịch thường niên. Vắc-xin ngừa thủy đậu tạo được miễn nhiễm lâu dài gần như suốt đời, có tính an toàn cao, ít tác dụng phụ (chỉ khoảng 5% sốt nhẹ sau khi chích). Trẻ từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi chỉ cần tiêm một liều dưới da. Trẻ trên 13 tuổi và người lớn tiêm 2 liều, mỗi liều cách nhau từ 4-8 tuần. Tại TPHCM, phụ huynh có thể liên hệ tiêm ngừa ở các bệnh viện, Viện Pasteur và trung tâm y tế dự phòng quận, huyện.

Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng Khoa Nhiễm BV Nhi Đồng 1)
NLĐ

 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Sốt xuất huyết nguy hiểm nhất chính là lúc hết sốt (18/7)
 Nhận biết và điều trị sốt virus ở trẻ em (20/6)
 Bệnh Rubella khác gì với bệnh sởi? (22/5)
 Viêm não Nhật Bản - bệnh nguy hiểm nhất với trẻ em (22/5)
 Nhận biết nhanh trẻ sốt xuất huyết (7/12)
 Bệnh chàm trẻ em (eczema) (5/12)
 Bệnh sốt xuất huyết những điều cần lưu ý (5/12)
 Bệnh Sởi và các biến chứng nguy hiểm (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i