Bệnh về tiết niệu
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh về tiết niệu
   Trẻ em và chứng
Đái dầm là chứng bệnh thông thường của trẻ em. Khoảng 15-20% trẻ em dưới 5 tuổi mắc bệnh đái dầm. Đái dầm là gì? Trẻ nào hay tè dầm? Khi đến tuổi (con gái 5 tuổi, con trai 6 tuổi) mà trẻ không kiểm soát được việc đi tiểu trong lúc ngủ là bị bệnh tè dầm. Trẻ tới 5 tuổi tè dầm liên miên, là loại tè dầm loại 1 (Khoảng 15-20%). Trẻ từ 5-12 tuổi, có lúc đã không đái dầm được 6 tháng, rồi lại tè dầm trở lại, là loại tè dầm loại 2 (Khoảng 3-8%). Có tới 2-5% trẻ đã lớn rồi, thậm chí ở vị thành niên vẫn còn tè dầm. Bệnh tè dầm có tính di truyền. Nếu bố hay mẹ thuở nhỏ đái dầm thì 40% con cái cũng sẽ bị bệnh tè dầm. Nếu cả bố lẫn mẹ thuở nhỏ bị bệnh tè dầm thì có tới 70-75% con cái sẽ bị bệnh tè dầm. Nguyên nhân tè dầm Chưa biết được rõ ràng. Tuy nhiên, kiểm soát tiểu tiện tùy thuộc vào nhiều yếu tố, như: Khả năng phát triển bàng quang không tốt, hay bàng quang quá nhỏ, không kiểm soát được hoạt động của ống dẫn tiểu, không kiểm soát được hoạt động của bàng quang, chậm phát triển hệ thống thần kinh cũng có thể sinh ra đái dầm. Khi bàng quang đã đầy nước tiểu mà bệnh nhân vẫn chưa muốn thức giấc, sẽ đái dầm. Phụ huynh thường than phiền rằng con cái ngủ say quá nên tè dầm, nhưng thật ra tè dầm không liên quan tới giấc ngủ, mặc dầu trẻ lớn thường thức giấc kịp thời để đi tiểu nên ít bị tè dầm hơn. Trẻ em bị những chứng bệnh sau đây có thể hay tè dầm: - Tâm lý căng thẳng. - Ngủ ngáy lớn vì bị adenoids hay có cục thịt dư lớn trong họng. - Đi tiểu thường xuyên vì nhiễm trùng đường tiểu. - Đi tiểu nhiều, giảm trọng lượng (bị bệnh đái tháo đường, bệnh thận). - Đường tiểu yếu, đêm ngày đều tiểu són (bị nghẹt đường tiểu), v...v... "Tè dầm" ảnh hưởng tới tâm tính trẻ em Trẻ bị bệnh tâm lý ít khi bị tè dầm, nhưng ngược lại, đái dầm gây nhiều vấn đề tâm lý cho trẻ. Nếu trên 10 tuổi mà trẻ còn tè dầm, có thể trẻ đã bị chứng bệnh tâm lý vì không được săn sóc, bị chú ý quá mức, bị căng thẳng, buồn rầu, không thích chơi với những trẻ khác. Tâm tính trẻ sẽ trở nên bất thường, khó chịu vì cảm thấy tự mình không kiểm soát được chính mình. Điều trị bệnh tè dầm Những thuốc chữa đái dầm gồm có: - Oxybutynin chloride (Di-tropan). - Imipramine HCL (Tofranil). - Desmopressin acetate (DDAVP). Thuốc chữa tè dầm phức tạp, tùy theo những trường hợp khác nhau mà cần có toa, cần có bác sĩ theo dõi. Những phương pháp chữa tè dầm khác: Tùy theo môi trường xung quanh mà trước khi trẻ được đưa đi bác sĩ khám bệnh tè dầm, bố mẹ thường tìm cách tự giảm bệnh bằng nhiều phương pháp khác nhau như: hạn chế không cho con uống nhiều nước trước khi đi ngủ, đánh thức con dậy đi tiểu… Đôi khi bố mẹ còn hạn chế không cho con ăn chocolate, uống sữa, nước cam, hay những loại dễ làm đi tiểu như nước trà, coca cola ( G. Lackgren et al. Acta Paediatr. 88: 679, 1999). Khi trẻ đã đến tuổi đi học thì nên trải miếng nhựa trên giường, tốt hơn là bắt trẻ mặc tã. Nên để đèn đêm gần chỗ tiểu, để trẻ không ngại trở dậy đi tiểu. Nên khuyến khích trẻ Nên giúp đỡ trẻ vượt qua những lúc khó khăn, đừng trừng phạt trẻ. Không nên đổ lỗi cho trẻ, mà ngược lại nên giúp trẻ hiểu biết, có trách nhiệm, để trẻ có thể làm được những gì cần phải tự làm. (Trẻ có thể giúp bố mẹ lau rửa giường nệm hay tự tắm rửa). Nếu trẻ thức giấc, khuyên trẻ cố gắng tự đi tiểu hay đêm nào trẻ không bị đái dầm, nên khuyến khích, khen ngợi trẻ. Phương pháp này sẽ giúp trẻ tự tin lên và khỏi hẳn đái dầm (lên tới 25%) giúp trẻ thêm tiến bộ trong việc tự kiểm soát được đái dầm (khoảng 75%) (HG Ruston, J. Pediatr. 114: 691, 1989). Tập luyện bàng quang: Nhất là trong trường hợp bọng đái quá nhỏ. Tập luyện bằng cách lúc đang đi tiểu, tự ngưng lại, kéo dài đường tiểu. Cũng có thể uống nhiều nước vào ban ngày. Dụng cụ báo động lúc tè dầm: Có lẽ đây là phương pháp hiệu quả nhất để chữa bệnh đái dầm. Dụng cụ nối với đồng hồ báo thức được gài vào trong quần của trẻ. Khi đái dầm, nước tiểu trong quần có độ ẩm báo hiệu, đồng hồ reo vang, đánh thức trẻ dậy đi tiểu. Thường thì phải cần tới 3 tuần lễ mới có kết quả tốt. Đôi khi, có thể kết hợp như: vừa dùng thuốc, vừa dùng đồng hồ báo thức, cũng có kết quả tốt. Sau hết, trong trường hợp trẻ đi cắm trại, hay ngủ lại nhà bạn, nên mang theo tã (cho dù không thường dùng tã ở nhà), hoặc dùng thuốc Desmopressin acetate, nhưng phải được bác sĩ chỉ dẫn. TS. BS. TRẦN MẠNH NGÔ (Hoa Kỳ) - Sức khoẻ Đời sống  
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Cách phòng bệnh bí đại tiện cho trẻ (5/12)
 Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i