Bệnh hô hấp
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh hô hấp
   Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp
Loại bệnh lý này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào, rất dễ xảy ra ở trẻ dưới 5 tuổi và là nguyên nhân gây tử vong cao ở trẻ em. Mỗi năm thế giới có hơn 4 triệu trẻ dưới 5 tuổi chết do chứng này. Ở Việt Nam, nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp chiếm 30-40% số bệnh nhi vào điều trị ở các bệnh viện; tỷ lệ tử vong lên đến 20-25% số trẻ mắc bệnh. Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp trên (mũi, xoang mũi, họng và thanh quản) Bệnh cảnh hay gặp nhất là cảm lạnh, viêm mũi, viêm họng, viêm hạch hạnh nhân (amiđan), bệnh bạch hầu. Ở nước ta, trẻ em thường mắc các bệnh này vào mùa đông xuân, lúc khí hậu lạnh và ẩm, mỗi năm có thể mắc vài lần. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là nhiễm virus, vi khuẩn, có khi phối hợp cả hai. Nếu bệnh nhẹ, triệu chứng chủ yếu là chảy nước mũi trong, hắt hơi, ho nhẹ, khô hốc mũi, khó chịu trong họng. Trường hợp nặng hơn, ngoài các dấu hiệu trên, trẻ rất mệt mỏi, sốt 38-38,5 độ C, có khi sốt cao hơn và co giật, khó thở, bỏ bú hoặc bỏ ăn. Bệnh kéo dài khoảng vài ngày đến 2 tuần, sau đó các triệu chứng nhẹ dần và khỏi hẳn. Phụ huynh thường không chú ý đến những nguyên nhân gây bệnh nên thường nhầm là cảm cúm. Các trường hợp nặng và kéo dài có thể gây các biến chứng như viêm tai giữa (sốt cao không giảm, do tai đau nên quấy khóc, ngoẹo đầu sang một bên, sau đó tai chảy mủ), có thể nhiễm khuẩn lan xuống đường hô hấp dưới gây viêm phổi. Có những trường hợp bị viêm thanh quản cấp làm cho khoang thanh quản bị sưng phù, lượng không khí vào phổi giảm rõ rệt, xuất hiện tình trạng “thở khó khi hít vào”, ho và khản tiếng. Viêm họng do liên cầu khuẩn nhóm A không được điều trị kịp thời có thể gây thấp khớp cấp và thấp tim, phải điều trị lâu dài. Nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp dưới (phế quản, phổi và phế nang) Nguy hiểm nhất là viêm phổi, vì đó là nguyên nhân gây tử vong cao cho trẻ và người cao tuổi. Trẻ 2-5 tuổi hay bị viêm phổi nhất. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông-xuân, khi nhiệt độ thay đổi đột ngột. Nguyên nhân thường là vi khuẩn và virus, hiếm khi do nấm, mốc, động vật đơn bào. Có những trường hợp khởi đầu bị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, không chữa trị kịp thời nên biến chứng lan vào phổi. Dấu hiệu thông thường của viêm phổi là sốt. Có trường hợp bắt đầu bằng cơn rét run, sau đó sốt mới xuất hiện, tiếp theo là tức ngực và ho, lúc đầu ho khan, về sau có đờm, ho làm tức ngực tăng thêm. Bệnh nhân khó thở, nhịp thở tăng nhanh, mạch nhanh, mệt mỏi, chán ăn. Các dấu hiệu viêm phổi ở người cao tuổi có khi không rõ rệt, sốt nhẹ hơn và đôi lúc có biểu hiện tâm thần như lú lẫn, chán ăn. Đối với trẻ nhỏ, sốt cao thường đột ngột (39-40 độ C), trẻ thở nhanh, ho khan, về sau mới có đờm, khó thở và nghe tiếng rít; mặt đỏ hoặc tím tái, có khi co giật, trướng bụng, nước tiểu ít và màu sẫm. Mỗi khi thấy trẻ dưới 1-2 tuổi có hiện tượng mệt mỏi, chán ăn thì phải chú ý ngay xem có sốt, ho, co giật không, giấc ngủ có bị lơ mơ, lồng ngực có co rút không, tiếng thở có khò khè không. Cần xem nhịp thở. Nếu nhịp thở trên 60 lần/phút với trẻ dưới 2 tháng tuổi, trên 50 lần/phút với trẻ 3-12 tháng tuổi, trên 40 lần/phút với trẻ 1-5 tuổi nghĩa là nhanh so với bình thường. Nếu thấy những dấu hiệu này, phải nghĩ đến viêm phổi cấp và đưa trẻ đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Việc sử dụng thuốc men, nhất là các kháng sinh, phải theo đúng chỉ định của thầy thuốc để tránh mọi nguy hiểm có thể xảy ra. Khi bị viêm phổi, ngoài thuốc do bác sĩ chỉ định, thì việc chăm sóc trẻ hết sức quan trọng. Phải cho trẻ nằm nghỉ tại giường, nơi thoáng khí nhưng không có gió lùa. Những ngày đầu cho ăn thức ăn lỏng và loãng, hợp khẩu vị, uống thêm nước hoa quả. Phải giữ hai lỗ mũi thông. Thường xuyên cứ 1-2 giờ lại lật người sang trái, sang phải một lần để thay đổi tư thế, phòng loét. Khi bệnh đã giảm vẫn phải tiếp tục cho trẻ nghỉ ngơi, cho ăn thêm bữa phụ, tăng các thức ăn giàu dinh dưỡng để bệnh chóng khỏi hơn. Cách phòng tránh nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp Tích cực luyện tập và có chế độ dinh dưỡng hợp lý để tạo sức đề kháng với bệnh. Thường xuyên hoạt động ngoài trời, không nên để trẻ suốt ngày ở trong nhà thiếu ánh nắng. Mùa hè nên tắm rửa bằng nước lạnh để tạo khả năng thích ứng của cơ thể với sự thay đổi nhiệt độ. Mùa đông cần giữ ấm đầu, cổ, ngực và hai chân. Trong nhà trẻ, nếu phát hiện một cháu bị nhiễm khuẩn cấp đường hô hấp hoặc bệnh truyền nhiễm như sởi, ho gà... thì phải cách ly suốt thời gian có khả năng lây truyền. Người lớn không được hút thuốc lá tại nơi trẻ ngủ. Trong năm đầu sau khi sinh, trẻ phải được tiêm phòng một số bệnh hay lây truyền như sởi, ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, lao. (Theo Sức Khỏe & Đời Sống)  
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Bệnh ho ở trẻ em (14/4)
 Chăm sóc khi trẻ bị viêm phế quản (5/12)
 Bệnh sưng phổi trẻ em (5/12)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i