Bệnh về tiêu hóa
Tài liệu > Góc mẹ > Bệnh trẻ em > Bệnh về tiêu hóa
   Thận trọng khi trẻ khó thở
 
 Dây thanh bị viêm, phù nề biến dạng
Trong các bệnh về hô hấp ở trẻ em thì khó thở thanh quản là một trong những bệnh được đặt trong tình trạng cấp cứu.

Hiện nay tình hình trẻ nhập viện vì các bệnh ở đường hô hấp đang tăng lên, nhiều trường hợp đến bệnh viện trong tình trạng bệnh rất nặng gây khó khăn cho công tác điều trị.

Nhận biết bệnh và phòng bệnh tốt cho trẻ là điều cần thiết đối với các bậc cha mẹ. Bài viết sau xin đề cập đến khó thở thanh quản ở trẻ em.

Nhận biết dấu hiệu khó thở

Hầu hết trẻ bị khó thở thanh quản đều có những dấu hiệu như hít thở khó, thở chậm, nghe có tiếng rít thanh quản khi thở, xuất hiện các cơn co kéo hô hấp nhất là tình trạng lõm ức và rút lõm lồng ngực. Bên cạnh đó, trẻ còn có những triệu chứng khác như khàn tiếng hay mất tiếng khi nói, ho, khóc. Đầu trẻ thường bị gật gù khi thở và hay bị ngửa ra sau trong thì hít vào. Nếu quan sát thì sẽ thấy sụn thanh quản nhô lên khi hít vào, mặt trẻ bị nhăn lại, hai cánh mũi nở rộng.

Để chẩn đoán mức độ khó thở thanh quản của trẻ, người ta chia ra 3 mức độ nặng, nhẹ khác nhau, đây là yêu cầu rất cần thiết để có thể đưa ra những xử trí đúng đắn nhất.

Mức độ 1: Trẻ xuất hiện khàn và rè tiếng khi khóc, khi nói, nhưng tiếng ho có thể vẫn trong hoặc hơi rè. Biểu hiện khó thở chưa điển hình, tiếng rít thanh quản nhẹ hoặc chưa rõ, cơn co kéo hô hấp ít. Tình trạng toàn thân chưa ảnh hưởng, trẻ vẫn còn chơi, chưa quấy khóc nhiều.

Mức độ 2: Trẻ bị mất tiếng, nói không rõ từ, tiếng ho trở nên ông ổng. Lúc này triệu chứng khó thở thanh quản rất điển hình, tiếng rít thanh quản rõ, cơn co kéo hô hấp mạnh. Trẻ xuất hiện trạng thái kích thích, vật vã, hốt hoảng, lo sợ.

Mức độ 3: Trẻ bị mất tiếng hoàn toàn, khóc hoặc nói không thành tiếng, nghe phều phào. Ngay cả khi ho cũng không thành tiếng hoặc muốn ho mà không ho được. Biểu hiện khó thở trở nên dữ dội, có triệu chứng thiếu ôxy nặng nề, lúc này trẻ có thể bị tím tái, rối loạn nhịp thở. Toàn thân trẻ bị ảnh hưởng thần kinh (hôn mê, lờ đờ hay vật vã...), tim mạch, da tái vã mồ hôi...

Xác định nguyên nhân khó thở

Trong trường hợp trẻ bị khó thở thanh quản cấp tính thường là do những nguyên nhân như: dị vật đường thở, đây là do quá trình ăn, ngậm thức ăn hoặc đồ vật nào đó bị rơi vào thanh quản. Trường hợp này rất hay gặp, nhất là khi trẻ vừa ăn vừa chơi không tập trung. Viêm thanh quản cấp là một nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng này, bệnh xuất hiện có thể do vi khuẩn (H.influenzae, streptocoque, staphylocoque) hoặc do virut (hay gặp nhất là virut cúm, sau đó là virut nhóm myxovirut).

Những trẻ bị còi xương và nhiễm khuẩn nặng ở họng, đau không nuốt, nói được cũng hay mắc phải tình trạng khó thở thanh quản cấp tính. Bên cạnh đó bệnh bạch hầu thanh quản và viêm thanh quản do sởi cũng là những yếu tố quan trọng khiến trẻ rơi vào tình trạng cấp cứu này.

Các trường hợp khó thở mạn tính có thể do mềm sụn thanh quản, dị dạng sụn thanh quản (trong những trường hợp này trẻ sẽ có tiếng thở rít thanh quản bẩm sinh) hoặc do hẹp thanh quản mạn tính (do hậu quả của chấn thương hoặc hẹp thanh quản do u máu, dị dạng bẩm sinh...). Khó thở mạn tính còn do papillone thanh quản, đó là loại u nhú, lành tính ở thanh quản, u phát triển nhanh, tái phát gây khó thở thanh quản từ từ. Để xác định chính xác cần phải soi thanh quản.

Xử trí khi bị khó thở

Tất cả những trường hợp khó thở thanh quản đều cần được theo dõi chặt chẽ và xử trí bệnh kịp thời, đặc biệt là tình trạng cấp tính. Nếu trẻ có nguyên nhân bị dị vật đường thở phải nhanh chóng lấy dị vật khỏi thanh quản. Nhiều trường hợp nặng phải sử dụng mở nội khí quản, thở ôxy. Tùy theo từng nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc khác nhau.

Khó thở thanh quản là bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra trong đó có nhiều nguyên nhân có thể dự phòng được. Các bậc cha mẹ không nên để trẻ ngậm đồ vật dễ gây hóc, mặt khác còn gây nhiễm khuẩn, giun sán. Nên vệ sinh sạch sẽ cho bản thân trẻ và người chăm sóc trẻ, nhất là vệ sinh trước khi cho trẻ ăn và sau khi đi vệ sinh.

Cần tiêm phòng đầy đủ cho trẻ theo lịch tiêm chủng. Mang lại cho trẻ một không gian sống thoáng, sạch. Nếu thấy có những dấu hiệu bất thường ở đường hô hấp nên cho trẻ đi khám ở các chuyên khoa hô hấp để phát hiện bệnh và điều trị sớm.

( Theo Sức khỏe và Đời sống )
 
 
 In Trang này    Chia sẻ lên Facebook  Email Trang này

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Khắc phục chứng táo bón ở trẻ (29/6)
 Chứng táo bón ở trẻ nhỏ (18/4)
 Phình đại tràng bẩm sinh. (16/3)
 Trị tiêu chảy ở trẻ em (6/3)
 Những điều cần biết khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy. (23/1)
 Bé hay bị tiêu chảy khi uống sữa. (23/1)
 Phòng chống viêm đường tiêu hóa do Rotavirus. (23/1)
 Trị chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh. (23/1)
 Bệnh lồng ruột ở trẻ nhỏ (23/1)
 Loét dạ dày ở trẻ em và những biến chứng. (23/1)
 Nên cho trẻ uống vắc-xin phòng bệnh tiêu chảy cấp (30/12)
 Phình đại tràng bẩm sinh (14/12)
 Đề phòng bệnh tiêu chảy do virus cho trẻ khi thời tiết khô lạnh (8/12)
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở ruột (4/12)
 Trẻ bị táo bón kéo dài có thể do bất thường ở đường ruột (29/11)
 Hăm da ở trẻ tiêu chảy (19/11)
 Bệnh tiêu chảy gia tăng ở trẻ em (9/11)
 Phòng bệnh tiêu chảy mùa đông (1/11)
 Nhiễm độc vì kỵ thức ăn (18/9)
 Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ em. (11/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i