Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Những Cách Thú Vị Dạy Trẻ Về Lòng Biết Ơn


Nuôi dưỡng lòng biết ơn từ lúc trẻ 1 tuổi trở lên, con của bạn sẽ cảm nhận được hạnh phúc từ những điều nhỏ nhất trong cuộc sống. Những đứa trẻ biết ơn có thể trở thành những người hạnh phúc khi trưởng thành.

 

Tiến sỹ Chistine Carter tại trường Đại học California cho biết: "Các nhà khoa học xã hội cho rằng 40% hạnh phúc của chúng tôi xuất phát từ chủ ý và do các hoạt động được lựa chọn trong suốt cả ngày. Lòng biết ơn không phải là một đăc điểm, đó là một kỹ năng có thể học được giống như đá bóng hoặc học ngoại ngữ". Bố mẹ hãy thử những cách thú vị dưới đây để dạy cho trẻ có thói quen về lòng biết ơn.

Mua sắm và chia sẻ

Dẫn con bạn đến các cửa hàng tạp hóa, cửa hàng đồ chơi... và hỏi trẻ có thể tưởng tượng ra trẻ em đang ở độ tuổi của trẻ muốn gì và sau đó giúp trẻ mua chúng. Dùng những món quà trẻ đã chọn cùng trẻ tặng cho những đứa trẻ khác ở các mái ấm, nhà tình thương, trẻ lang thang cơ nhỡ. Đây là cơ hội để trẻ có thể học cách suy nghĩ của người khác và bắt đầu đánh giá cao những nhu cầu mà người khác cần có.

Đóng gói và quyên góp

Khuyến khích trẻ tặng lại đồ chơi hoặc quần áo mà trẻ không còn sử dụng nữa. Hãy cho trẻ biết rằng một số thứ mà trẻ không cần nữa có thể có ích cho một đứa trẻ khác. Bạn cũng nên cho trẻ được tham gia lựa chọn những món đồ mà trẻ muốn hoặc không muốn cho đi. Việc này sẽ giúp trẻ nuôi dưỡng lòng biết ơn và giúp đỡ người kém may mắn.

Làm tình nguyện

 

Hãy tìm kiếm cơ hội để cả gia đình bạn có thể tham gia tình nguyện như phục vụ bữa ăn hoặc giúp đỡ các cụ già ở nhà tình thương. Cho trẻ nhận thấy rằng không chỉ là tiền bạc, đồ vật mà chỉ cần thể hiện tình cảm sẵn sàng giúp đỡ người khác điều đó đã thể hiện lòng biết ơn đối với những gì bạn đạng có.

Hoặc có thể dành thời gian cùng các hàng xóm khác tham gia dọn vườn cho một người thân lớn tuổi hoặc nấu một bữa ăn cho người vô gia cư.

Viết ghi chú

 

 

Hãy cho con bạn những tờ giấy ghi chú viết tay để viết về một người nào đó mà trẻ biết ơn. Nếu trẻ còn quá nhỏ để viết, hãy cho trẻ vẽ một bức tranh để thay thế. Hãy hỏi trẻ về người nào trong cuộc sống mà trẻ cảm thấy họ có ảnh hưởng lớn đến chúng, làm chúng trở nên tốt hơn? Khi trẻ em suy nghĩ về những người mà chúng muốn ghi vào, chúng luôn hiểu rõ giá trị của người đó trong cuộc sống của mình.

Đừng quên gia đình

 

Nhiều bậc cha mẹ dạy con cái của họ nói lời cảm ơn khi nhận được một món quà, nhưng các thành viên trong gia đình thường quên cảm ơn nhau hằng ngày. " Tôi nghĩ rằng chúng ta thiếu cách để nói chuyện về lòng biết ơn. Con tôi đãcó được những ý tưởng đẹp về tình yêu lãng mạn là từ bộ phim của Disney, nhưng họ không bao giờ thể hiện rằng Lọ Lem cảm thấy biết ơn đối với tất cả những gì mà bà tiên đỡ đầu đã cho cô ấy!" Tiến sỹ Carter nói. Bạn nên nói lời cảm ơn trẻ và người bạn đời nhiều hơn như: "Cảm ơn con đã dọn dẹp phòng của mình" hay "Cảm ơn con đã chia sẽ đồ ăn với anh trai"... Điều này không chỉ cho phép trẻ biết rằng những nỗ lực của trẻ (như dọn phòng, hay phụ bố mẹ việc vặt) đều luôn được đánh giá cao. Trẻ cũng sẽ hiểu rằng "cảm ơn" là không dành riêng cho diệp sinh nhật. Trẻ sẽ nhận thấy lòng biết ơn trong hành động và nó giúp cho gia đình bạn hòa thuận hơn.

Đánh giá những chi tiết nhỏ nhất

 

 

Hãy dành thời gian để đánh giá cao những điều tốt đẹp xung quanh con bạn. Hãy sử dụng thời gian đi du lịch trong xe như một cơ hội để chia sẽ một điều gì đó tích cực với trẻ như: "Các con hãy nhìn vào những chiếc lá đẹp trên cây kìa"hay "Không phải nó rất thú vị để làm mẫu vẽ trong lớp học ngày mai hay sao..." Bắt đầu câu chuyện bằng những câu hỏi đơn giản để khuyến khích trẻ chiêm ngưỡng và đánh giá cao vẻ đẹp xung quanh.

Theo Lamchame.com