Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Trò chơi điện tử - lợi và hại


Sự phát triển tốc độ của trò chơi điện tử đã làm nhiều người ngạc nhiên. Từ ý tưởng ban đầu như là một thú tiêu khiển giết thời gian nay nó đã trở thành một hiện tượng văn hóa toàn cầu, một hình thức văn hóa đang tương tác với những loại hình nghệ thuật khác và các loại phương tiện truyền thông khác. Trò chơi điện tử (TCĐT) sau một quá trình phát triển cũng đã bộc lộ những khuyết điểm của nó nhưng không vì thế mà không có cách sửa đổi. Theo các chuyên gia nghiên cứu tâm lý trẻ em của Viện Karolinska (Thụy Điển), trò chơi điện tử không chỉ làm trẻ em trở nên bạo lực hơn mà việc ít hoạt động thể lực (do ngồi dán mắt vào màn hình) còn khiến chúng bị béo phì. Nhưng trong cái khó không phải không có giải pháp. Các nhà nghiên cứu Canada đang thử nghiệm với độ 100 sinh viên của ĐH British - Columbia và ĐH Victoria loại TCĐT nối liền với máy tập xe đạp. Phát minh mới này có tên Cataye Interactive Game Bike (do một hãng nhỏ ở Texas, Mỹ sáng tạo) tương tác được với hầu hết trò chơi đua xe của PlayStation. Nguyên tắc trò chơi rất đơn giản: người chơi đạp pêđan càng nhanh thì nhân vật trong trò chơi càng mạnh hoặc xe đua càng vút đi. Theo giáo viên thể chất của ĐH Victoria, nếu kết quả nghiên cứu khả quan (thể lực của người chơi trò chơi mới này cao hơn cả người tập đạp xe bình thường) thì nhóm nghiên cứu sẽ khuyến khích mở rộng mô hình ra các trường học, trung tâm giải trí và cả ở từng ngôi nhà. Thậm chí các nhà nghiên cứu cũng đã bắt đầu vào cuộc để chứng minh rằng TCĐT cũng có những tác động tích cực và họ cũng đang hướng TCĐT vào những mục tiêu định sẵn hữu ích hơn. Ngôn ngữ Nhờ vào một trò chơi đơn giản, David Moore, thuộc ĐH Oxford, khẳng định những đứa trẻ gặp khó khăn trong ngôn ngữ có thể đạt được những tiến bộ nhanh chóng. Theo tạp chí khoa học New Scientist, giáo sư Moore đã viết ra chương trình Phonomena để dạy cho trẻ cách phân biệt các âm tiết. Chương trình này đã được thử nghiệm tại Anh, nơi mà 20% trẻ em gặp khó khăn về cách phân biệt âm thanh. Kết quả là sau vài tuần lễ những đứa trẻ đã đạt kết quả mà lẽ thường phải mất hai năm mới được. Nhân đạo Trước tình hình giới trẻ say mê TCĐT và lo ngại trước nguy cơ bạo lực trong các trò chơi, Liên Hiệp Quốc đã quyết định tài trợ viết ra một trò chơi mà mục tiêu là chiến đấu chống nạn đói trên thế giới. Theo tiết lộ của tờ Wall Street Journal, Chương trình Lương thực thế giới đã đầu tư 150.000 USD cho Công ty Deepend của Ý viết trò chơi này và một khi hoàn thành sẽ được phân phát miễn phí. Học lịch sử Có thể nào học bộ môn lịch sử khô cứng một cách lý thú hơn? Hãng Muzzy Lane Software của Mỹ đã phát triển một TCĐT mang tên Making History giúp học sinh Mỹ lưu tâm hơn với bộ môn lịch sử và thậm chí còn phát triển được khả năng suy luận và xử lý với những tình huống lịch sử của quá khứ theo quan điểm của họ hiện nay. Những tình huống lịch sử được đưa vào trong trò chơi và người chơi sẽ đưa ra cách giải quyết của mình. Kết quả nảy sinh dựa theo quyết định của người chơi sẽ được đối chiếu với diễn biến thực của lịch sử. Đó chính là điều mà giáo viên sẽ thảo luận với học trò sau mỗi buổi “chơi mà học”. Thành công mỹ mãn của phương pháp truyền đạt mới này đã được giới thiệu tại một hội thảo tổ chức ở Los Angeles trong khuôn khổ cuộc triển lãm thường niên về TCĐT mang tên Electronic Entertainment Exposition. Thị lực Lâu nay người ta vẫn tin rằng chơi TCĐT thường xuyên sẽ làm suy yếu thị lực. Dẫn chứng thường đưa ra là thế hệ chơi TCĐT hiện nay thường bị cận thị nhiều hơn. Nếu bạn tin theo một nghiên cứu của ĐH Rochester tại New York thì chính TCĐT đã giúp tăng thị lực, làm cho mắt linh hoạt hơn. Theo kết quả nghiên cứu này, các tác giả đề nghị nên khuyến khích những người lớn tuổi thường xuyên chơi TCĐT, nhất là khi họ còn cầm lái thường xuyên. Khéo léo Những bác sĩ phẫu thuật là fan của TCĐT sẽ khéo léo hơn các đồng nghiệp khác trong nghề nghiệp. Theo một nghiên cứu khoa học được tờ Spiegel của Đức dẫn chứng thì những bác sĩ có ít nhất ba giờ mỗi tuần ngồi trước máy tính hoặc bộ console sẽ ít phạm sai lầm hơn 37% và tác nghiệp nhanh chóng hơn 27% so với nhóm đối chứng. Điều trị Một số TCĐT có tác dụng điều trị hiệu quả đối với một số bệnh sợ hãi do tâm lý. Theo tạp chí khoa học New Scientist, các nhà khoa học Canada đã gài hình ảnh mấy con nhện trong trò chơi bắn súng Half-Life để điều trị chứng sợ nhện và thay đổi phông cảnh của trò chơi Unreal Tournament để chữa trị chứng sợ độ cao hoặc sợ không gian kín. N. QUÂN (Theo CI, NYT, L'Actualité)