Website Giáo dục mầm non - www.mamnon.com
  

Chuẩn bị môi trường cho trẻ học Chữ


Môi trường đầy ấn phẩm Trẻ luôn luôn có ham muốn hoạt động, tìm tòi cái mới lạ, đồng thời muốn mọi người coi mình là người lớn. Một trong những cách đớn giản để làm cho trẻ tự khẳng định mình là nên dành cho trẻ một góc sách ở gia đình, hoặc ở trường mầm non – Góc thư viện. Ở góc này nên có các loại: 1. Trang ảnh về những con gnười, nghề nghiệp, con vật, cây, hoa quả… dưới các tranh ảnh nên có chữ viết to 2. Sách tranh, truyện ít trang có nội dung đơn giản, màu sắc đẹp, kích thước to, ít chữ với các loại giấy, bìa tốt, bền. 3. Các loại giấy, bìa màu sắc khác nhau cùng các loại bút chì màu. 4. Các dụng cụ để trẻ có thể cắt, xé, dán như keo, hồ… Hàng ngày trẻ có thể vào góc sách của mình để đọc sách. Khi 2 tuổi ở trẻ đã có kỹ năng tiền đọc như trẻ đã biết tranh ảnh có nội dung nào đó mà trẻ có thể xem biết lật giở sách, chăm chú nhìn và chỉ vào tranh ảnh nói một mình hoặc nói với người lớn. Khi 3 tuổi trẻ có thể xem sách, chỉ vào và giả vờ đọc. Lúc này người lớn có vai trò quan trọng đối với trẻ. Hàng ngày ở gia đình nên dành một khoảng thời gian nhất định để đọc sách báo. Như vậy sẽ gợi lên trí tò mò ở trẻ : “người lớn xem cái gì ấy nhỉ? Trong sách báo có gì hay không mà ai cũng xem?”… Thế là vì tò mò (là bản tính của trẻ) đồng thời cũng muốn khẳng định mình, thích làm người lớn, trẻ cũng lấy sách ra xem. Nếu chú ý bạn sẽ thấy hình ảnh dễ thương này: Trẻ ngồi chăm chú xem sách và “đọc”. Bạn nên nhớ chọn cho trẻ những sách báo, tạp chí có giấy loại tốt vì các cử chỉ của trẻ chưa thật nhẹ nhàng, dễ làm rách sách, báo. Nhiều khi bố mẹ tiếc mấy tờ báo đẹp dẫn đến cấm đoán trẻ đọc báo, bạn nên nhìn xa một chút nhé. Ở tuổi mẫu giáo, khi trẻ đã lớn hơn ta nên chọn cho trẻ những sách, truyện ngắn phù hợp với trẻ, những bài thơ ngắn, câu chuyện ngắn có những tình tiết thường lặp đi lặp lại để trẻ dễ nhớ, dễ thuộc. Trẻ có thể vừa xem tranh, vừa chỉ vào từng chữ và “đọc”. Ví dụ: Câu chuyện “Chị gà mái” “ Một chị gà mái nhặt được một hạt lúa mì, chị bèn hỏi các bạn: Ai giúp tôi mang hạt này đi gieo? Bạn vịt nói: không phải tôi. Bạn chim nói : không phải tôi Bạn chó cũng nói : không phải tôi Chị gà mái đành tự mình đi gieo hạt. Hạt lúa nảy mầm và mọc lên một cây lúa. Chị gà mái liền hỏi : Ai giúp tôi đi thu hoạch lúa? Bạn vịt nói: không phải tôi. Bạn chim nói : không phải tôi Bạn chó cũng nói : không phải tôi Chị gà mái đành tự mình thu hoạch lúa. Mang những hạt lúa về nhà, chị Gà mái hỏi: Ai giúp tôi mang lúa đi xay bột? Bạn vịt nói: không phải tôi. Bạn chim nói : không phải tôi Bạn chó cũng nói : không phải tôi Chị Gà mái đành tự mình mang lúa đi xay bột. Mang bột về nhà, chị Gà mái hỏi: Ai giúp tôi nhào bột làm bánh? Bạn vịt nói: không phải tôi. Bạn chim nói : không phải tôi Bạn chó cũng nói : không phải tôi Chị Gà mái đành tự nhào bột làm bánh. Khi bánh chín, chị Gà mái hỏi: Ai giúp tôi ăn bánh? Bạn vịt nói: tôi. Bạn chim nói : tôi Bạn chó cũng nói : tôi Chị Gà mái bèn nói: Không, không, cái bánh này là để dành cho các con tôi ăn. Nói rồi chị Gà mái mang bánh ra cùng các con ăn uống vui vẻ.” Ta cũng có thể chọn những sách có lỗ, khi nhìn thông qua lỗ trẻ thấy một hình ảnh nào đó và có ham muốn mở trang sau ra xem đó là cái gì. Hoặc trẻ không biết được nhưng thấy có nhiều hình ảnh đẹp trẻ sẽ nhờ người lớn đọc cho trẻ nghe xem trong đó nói gì. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của chữ viết và giả vờ đọc sẽ giúp trẻ hiểu mối quan hệ tương ứng 1-1 giữa lời nói và chữ viết. Tất cả những điều tưởng như chơi này chính lại kích thích ở trẻ lòng ham muốn biết đọc nhiều nhất. Dần dần khi được 5-6 tuổi với sự trợ giúp của người lớn, trẻ có thể nhận biết và phân biệt được mặt chữ. Người lớn nên dành cho trẻ một vị trí nhất định trong gia đình hoặc trong trường Mầm non (ví dụ góc LQCC, mặt cửa, góc tường trống...) để trẻ có thể dán những bài thơ, câu chuyện, những thiệp chúc mừng, những bức thư có ý nghĩa gửi cho trẻ, hoặc trẻ gửi cho bạn, cho người thân... để trẻ cảm thấy được tôn trọng, được làm người lớn, đồng thời trẻ có thể nhìn vào những nội dung đó mà “đọc”. Ngoài việc đọc các chữ khác nhau, cũng dễ dàng như trẻ biết phân biệt đâu là gà trống, gà mái, cái chén ăn cơm, cái tô đựng canh vậy. Trẻ sẽ tập đọc các từ đơn giản trên ti vi, trên các sản phẩm quảng cáo, tên mình, tên ba mẹ, bạn hay cô giáo... Ở góc đọc sách trẻ có thể làm gì nữa? Trẻ còn có thể tập viết. Ngay từ khi 2 tuổi, trẻ đã biết cầm bút hoặc phấn vạch nên các dấu vết khác nhau trên giấy, trên sàn nhà, sân hoặc tường. Mới đầu chỉ là vô tình rồi dần dần trẻ ý thức được rằng với cái bút mình sẽ tạo nên một dấu vết nào đó. Từ đó trẻ chủ định để vẽ nên các nét nghuệch ngoạc. Đấy chính là những kỹ năng tiền “viết” đầu tiên của trẻ. Ở tuổi Mẫu giáo, nhân dịp các nhày lễ tết như năm mới, ngày 8-3, ngày 1-6, rằm trung thu, ngày 20-11, Noel, ngày sinh nhật... trẻ có thể bắt chước người lớn làm thiệp, viết thiệp chúc mừng, viết thư thăm hỏi gửi cho bạn, người thân, cô giáo. Ta nên khuyến khích trẻ viết nếu trẻ thích, hoặc giúp trẻ viết nếu trẻ yêu cầu bằng cách gợi ý nội dung, hoặc viết ra giấy, ra bảng để trẻ tự nhìn vào mà sao chép lại. Đơn giản hơn ta hỏi trẻ muốn viết gì để trẻ nói rồi ta viết giúp trẻ ngay trước mắt trẻ. Điều này sẽ giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của chữ viết, kích thích trẻ muốn học chữ để viết được như người lớn. Khi chơi ta gợi ý để trẻ có nhu cầu viết như: chơi bán hàng phải viết hoá đơn, chơi bác sĩ viết toa thuốc, góc gia đình phải viết thư, viết thực đơn, viết lời nhắn để lại góc, góc thư viện làm sách, góc LQVH sáng tác thơ, truyện, bài hát... Trẻ biết hát 1 bài hát, đọc 1 bài thơ mới, hay câu chuyện, ta có thể yêu cầu trẻ đọc để “dạy” lại cho mình, đọc để cô (hay ba mẹ) ghi vào cho khỏi quên. Khi trẻ 5-6 tuôi ta có thể mua cho trẻ những sách tập tô, vở để ở góc sách ở gia đình hoặc góc học tập, LQCV ở trường MN để trẻ tự do tập viết khi có ý thích. Cứ như thế tự nhiên mỗi ngày một ít trẻ sẽ dần dần biết viết các chữ cái, các từ... Những ấn phẩm của trẻ cần được trân trọng và giữ gìn. Ở gia đình có thể dán lên tường trong phòng của trẻ, ở cạnh giường ngủ, ở lớp học treo lên tường, trên dây. Ở lớp lá, khi dạy trẻ theo chủ đề (dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện, đàm thoại) giáo viên nên dán các ấn phẩm về chủ đề lên tường cho trẻ đọc. Ví dụ: Các bài hát, bài thơ, câu đố, ca dao. Khi trò chuyện, đàm thoại với trẻ, giáo viên nên ghi ngay những từ trẻ nói lên bảng, lên giấy to rồi treo trong lớp để hàng ngày trẻ có thể nhìn thấy, nhập tâm dần dần. Ví dụ như: tên các loại hoa, tên các bộ phận của hoa, các trạng thái của hoa (Hoa tươi, hoa nở, hoa tàn, rụng, hé nở, đẹp, thơm, rực rỡ, khoe sắc, khoe hương, mọc, ra hoa...) Khi trò chuyện, đàm thoại, giáo viên nên ghi ngay những ý tưởng hoặc những câu hỏi của trẻ lên bảng, lên giấy ngay khi trẻ nói. Hành động này có tác dụng rất lớn. Nó không chỉ giúp trẻ hiểu ý nghĩa của chữ viết, giúp trẻ làm quen với các chữ cái, biết cách viết từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, hiểu ngay nội dung ý́ nghĩa của chữ viết nói gì mà còn kích thích trẻ muốn biết đọc, biết viết như cô, như người lớn. Đồng thời trẻ cảm thấy mình có giá trị, được tôn trọng. Ở lớp Mẫu giáo lớn nên có bảng biểu giúp trẻ là quen với chữ như: + Thời khoá biểu vừa có chữ vừa có hình ảnh cho trẻ hiểu + Lịch: Hàng ngày trẻ sẽ tự gắn số thứ tự ngày tháng, năm lên bảng. + Hoặc trẻ sẽ tự viết, tự gắn tên các ngày trong tuần lên bảng. Ví dụ: Hôm qua: Thứ tư Hôm nay: Thứ năm Ngày mai: Thứ sáu + Hôm nay ai đến lớp: có gắn tên trẻ + Bạn cảm thấy như thế nào? Vừa có chữ : vui, buồn, bình thường, giận..., vừa có biểu thị tương ứng trên bảng. + Thời tiết hôm nay: Mưa, nắng, râm vừa, nóng nực, lạnh, bình thường, mát mẻ, gió to, gió nhẹ, không có gió, vừa có hình tương ứng lên bảng. + Thực đơn hôm nay: Sáng : phở bò Trưa: canh cua rau đay mùng tơi, thịt kho tàu Xế: nui xào thịt heo. Vai trò của người lớn - Tạo điều kiện cơ sở vật chất thuận tiện cho hoạt động đọc và viết của trẻ, tạo môi trường đầy ấn phẩm để trẻ có thể “tắm mình” trong chữ viết. - Làm gương cho trẻ bắt chước: mỗi ngày cha mẹ nên dành một thời gian vào buổi tối để trẻ đọc sách báo, đọc cho trẻ nghe. Ở trường Mầm non giáo viên bố trí mối ngày 1 lần đọc sách, truyện cho trẻ nghe. - Dành 1 chỗ nhất định trong gia đình, trong lớp, dán và giữ gìn những ấn phẩm của trẻ. - Thường xuyên khuyến khích trẻ “đọc”, “viết”, viết thơ, viết thiệp. - Ghi nhận những cố gắng của trẻ, tôn trọng trẻ. Chấp nhận những nét vẽ, viết nghuệch ngoặc của trẻ. Không cố sửa cho trẻ viết đúng, viết đẹp. - Hãy thường xuyên viết tên bài hát (thơ, tạo hình, sử dụng chữ viết trước mặt trẻ khi có cơ hội) lên bảng. Tác giả Nguyễn Thị Phương Nga