Giáo dục trẻ
   Làm sao cho bé thôi vòi vĩnh? Thử cách này xem…
 

Vòi vĩnh, mè nheo, đòi hỏi,... là phần cần thiết trong việc học làm người lớn của trẻ, và trách nhiệm của cha mẹ là giúp con cái hiểu được đâu là giới hạn không được vượt quá. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giúp con mình hiểu giới hạn cho bé mà không làm bạn phải căng thẳng hoặc bực tức.

Gia đình tôi không phải thành phần khá giả nhưng chúng tôi rất cố gắng để chiều con trong phạm vi có thể bởi tôi chỉ sinh được 1 cô con gái hiện đang học lớp 4. Con gái tôi hiểu hoàn cảnh gia đình mình nên biết cái gì là chừng mực, bé không dám đòi hỏi những thứ đắt tiền. Dù vậy, thỉnh thoảng bản tính trẻ con của bé trỗi dậy, Bé mè nheo cả tiếng đồng hồ đòi mua một món gì đó, khi là một cuốn truyện tranh không hợp tuổi, lúc khác lại đòi ăn kem vào giờ gần đi ngủ...khiến bố mẹ vô cùng bực mình. Tôi đã giả thích với con nhẹ nhàng để bé hiểu nhưng nhiều lúc bực mình tôi đã quát mắng con.

Thời gian này, bé càng hay đòi hỏi hơn, cháu còn biết so sánh "các bạn con cũng có, sao con lại không". Khá đau đầu với tiểu thư của mình tôi đã thử áp dụng cách dạy con dùng tiền của ông chủ 2 nhà hàng ở Hà Nội ngay sau khi đọc được.


Một hôm, bé nằn nì đòi mua kẹo bông sau khi đã ăn tối no căng bụng. Tôi đưa ra ý kiến, "Nếu bây giờ mẹ cho con 100 nghìn, là toàn bộ tiền tiêu vặt của con từ giờ đến cuối năm nay, con có dùng hết số tiền này mua kẹo bông luôn không?". Bé đồng ý ngay lập tức: "Con sẽ mua hết luôn".
Tôi đưa cho con tờ 100 nghìn và không quên dặn dò "Đây, từ bây giờ nó là của con. Mọi khoản tiêu vặt của con sẽ nằm ở trong số tiền này, và mẹ sẽ không cho thêm nữa. Con hãy tự tính toán dùng cho hợp lý. Nếu con thích gì, hãy đi ngay mua đi. Nếu hết, con sẽ không còn gì nữa".

Bỗng dưng bé ngẩn người ra hỏi "Mẹ, nếu bây giờ mua, thì sau này làm sao?". Rồi bé tự ngồi tính toán lẩm nhẩm 1 mình "100 nghìn mua được 10 gói bim bim, hoặc 7 cuốn truyện tranh. Mua hết rồi lấy gì mà mua nữa".

Tính toán xong, bé tuyên bố không mua kẹo nữa, mà yêu cầu mẹ đổi ra thành 10 tờ 10 nghìn rồi nói: "Mỗi tháng con chỉ tiêu một tờ thôi. Con sẽ để dành đến cuối năm học". Cả buổi tối đó, con ngồi loay hoay cất tiền vào ví, ghi cụ thể từng món sẽ mua. Thậm chí con còn dự tính sẽ bỏ một tờ 10 nghìn để dành vào quỹ từ thiện của nhà trường.

Kể từ hôm đó, con gái tôi không hề đòi hỏi mua thêm bất cứ thứ gì nữa. Nếu muốn mua thứ gì, bé đều cân nhắc và hỏi ý kiến mẹ. Con thường chạy đến bên tôi thỏ thẻ, "Con phải để dành mẹ ạ, để mua vào những dịp đặc biệt thôi". Bài học này thật hiệu quả đối với mẹ con tôi.

Theo Lamchame.com

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Những rào cản hạn chế sự giao tiếp của trẻ (18/11)
 Bí quyết khiến con trẻ hào hứng học (17/11)
 3 cách dạy con sớm tự lập (17/11)
 Cùng vượt qua thời kỳ phản kháng của trẻ (16/11)
 Điều bắt buộc mẹ phải dạy con gái về giữ gìn cơ thể (16/11)
 8 nguyên tắc bố mẹ Tây dạy con tự bảo vệ (12/11)
 Thói quen ‘hồn nhiên’ của bố mẹ khiến con chậm nói (12/11)
 Tuyệt chiêu dạy trẻ thoát khỏi đám cháy an toàn (11/11)
 Bí quyết để khích lệ con ham học của bố mẹ (6/11)
 Một vài cách hay dạy con nói lời xin lỗi chuẩn nhất (4/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i