Giáo dục mầm non
   Có nhiều sách dành cho thiếu nhi hơn ở NXB Kim Đồng
 
Cuộc vận động sáng tác tranh truyện cho thiếu nhi của Nhà xuất bản Kim Đồng đã được nhiều hoạ sĩ chuyên nghiệp có tên tuổi và các tác gỉa trẻ trong Nam ngoài Bắc nhiệt tình hưởng ứng, 67 tập tranh của gần 40 tác giả gửi tham dự là một số lượng không nhỏ, chứng tỏ tấm lòng yêu thương con trẻ của những người sáng tác mỹ thuật cho thiếu nhi, muốn đóng góp sức mình vào việc đưa cái đẹp đến các em. Qua vòng sơ khảo, NXB đã chuyển 22 tập tranh truyện và Cụm tranh truyện khoa học (10 cuốn ) tới Hội đồng chung khảo để thẩm định. Ba thành viên Hội đồng chung khảo tranh truyện là hoạ sĩ Thành Chương ở Hà Nội, hoạ sĩ Hoàng Tường ở TP Hồ Chí Minh và hoạ sĩ Phạm Quang Vinh- Phó giám đốc Nhà xuất bản Kim Đồng. Con số khiêm nhường 67 tác phẩm trong tổng số 306 tác phẩm truyện và tranh và tranh truyện tham dự cuộc vận động sáng tác này phần nào nói lên cái khó có tính đặc trưng của tác phẩm tranh truyện. Đó là một thể loại tranh và lời hỗ trợ, kết hợp nhau để tạo nên một tác phẩm hoàn chỉnh có khi là đồng tác giả và có khi là tác giả viết lời kết hợp với hoạ sĩ. Nếu ngược lại thời gian để nhìn lại cuộc vận động sáng tác lần 2 (1996-1997) về phần tranh chỉ có 38 bản thảo và nội dung các tác phẩm tranh truyện đa phần là chuyện cổ tích và đồng thoại thì trong cuộc vận động sáng tác lần này số lượng hoạ sĩ tham gia đông đảo hơn. Đặc biệt nội dung đề tài đa dạng, phong phú như truyện danh nhân lịch sử, tranh truyện khoa học, cổ tích dân gian và chuyện sinh hoạt của các em trong cuộc sống đời thường. Bên cạnh những hoạ sĩ có tên tuổi đã cộng tác lâu năm với NXB như hoạ sĩ Nguyễn Bích, Mai Long, Ngô Mạnh Quân, Vũ Duy Nghĩa... với những phong cách ổn định, đã xuất hiện một lớp hoạ sỹ trẻ, có cách nhìn mới mẻ mang đậm cá tính như Lý Thu Hà, Nguyễn Công Hoan, Tạ Huy Long... Đề tài lịch sử xưa nay vốn là một mảng khó, ít người tham gia vẽ cho trẻ em, nhưng lần này thật bất ngờ khi một chùm tranh truyện màu lịch sử được hoạc sĩ trẻ Tạ Huy Long thực hiện. Đó là 3 tác phẩm vẽ về 3 anh hùng dân tộc: Lý Thường Kiệt, Đinh Bộ Lĩnh và Lý Công Uẩn. Có thể nói đó là 3 tác phẩm tranh truyện vẽ về đề tài lịch sử có nhiều công phu trong tìm tòi tư liệu, sáng tạo trong ngôn ngữ tạo hình. Bằng những đường nét tài hoa, đậm đà sắc thái dân tộc, sự nhất quán trong phong cách thể hiện, hoạ sỹ Tạ Huy Long đã giúp các em cm nhận được vẻ đẹp hào hùng của mỗi nhân vật toát ra từ mỗi trang tranh. Đề tài cổ tích dân gian bao giờ cúng là "món ăn" hấp dẫn đối với các em. Với tác phẩm "Sự tích cây nêu ngày Tết " của hoạ sỹ Nguyễn Bích, "Nàng tiên gạo" của hoạ sỹ Vũ Duy Nghĩa, "Mụ Lường" của hoạ sỹ Ngô Mạnh Lân, "Nợ như chúa Chổm" của hoạ sỹ Lý Thu Hà và đặc biệt là 2 tác phẩm "Tìm mẹ", "Sự tích trầu cau" của hoạ sỹ Nguyễn Công Hoan với tạo hình, cách thể hiện mang nhiều xúc cảm đã tạo thêm cho mảng tranh truyện một vẻ đẹp hấp dẫn. Các hoạ sỹ đã tìm cho minh một cách thể hiện riêng trong việc khai thác và nâng cao từ các tinh hoa của nghệ thuật dân gian truyền thống, lôi cuốn về màu sác và tạo hình tạo nên ấn tượng trong con mắt bạn đọc trẻ thơ. Tranh truyện khoa học là một loại hình mới tham dự cuộc vận động sáng tác tranh truyện lần này, với chùm tranh truyện khoa học, hoạ sĩ Tô Ngọc Trang và tác giả Nguyễn Như Mai đã giúp các em khám phá ra bao điều đang diễn ra quanh em. Bằng nét vẽ mộc mạc, giàu chất ngộ nghĩnh, tính cách điệu cao, hoạ sĩ Tô Ngọc Trang đã mang lại cho bạn đọc niềm say mê tìm tòi và khám phá nhưng bí ẩn trong cuộc sống hàng ngày. Như chúng ta đã biết tranh cômic là một thể loại được trẻ em nhiều nước trên thế giới ưu thích trong đó có Việt Nam. Đó là một loại truyện tranh mà mỗi tranh các em có thể thu nhận một lượng thông tin lớn. Các sự kiện và hành động của nhân vật trong từng trang thì dồn nén và cuốn hút vì vậy loại tranh này rất phù hợp với trí tưởng tượng xét đoán của các em. Bộ tranh "Tí và Tèo phiêu lưu ký" của hoạ sỹ Đào Hải không phải bỗng dưng được bạn đọc trẻ chào đón nông nhiệt. Đằng sau sự nghịch ngợm ma quái của hai nhân vật chính là Tí và Tèo, người đọc lại tìm ra nét đáng yêu của tuổi học trò. Đó là sự thông minh đi liền với sự hài hước lém lỉnh. Bằng cách tạo hình hấp dẫn dễ gây cười, nội dung giáo dục nhẹ nhàng với những khám phá bất ngờ, hoạ sĩ Đào Hải đã mang tới cho các em bộ tranh cômic nhiều tập đầy ấn tượng. Bộ tranh "Bóng nhựa- Bút thép" của Cửu Thọ và Thiên Chưng bước đầu có những thành công đáng kể. Bóng nhựa, Bút Thép là hai hình ảnh đối ngược nhau về hình hài nhưng trong mọi việ làm họ lại luôn là bạn tốt của nhau. Tóm lại, điểm nổi bật của tác phẩm tranh truyện lần này là mang đậm nét riêng biệt của mĩ thuật Việt Nam. Không lai căng vay mượn từ hình thức thể thiện của nước ngoài. Bằng đầu tư, tìm tòi sáng tạo của mình, từ hình vẽ, màu sắc đến cách bố cục các hoạ sĩ đã đóng góp tích cực vào kết quả thu được trong cuộc vận động sáng tác lần này.Với chất lượng nghệ thuật trong xử lý tạo hinh, sắp xếp bố cục, thể hiện tích cách sinh động, hoà sắc có tính thẩm mỹ và lối diễn tả phù hợp với tâm lý và sự thích thú của trẻ em, các tác phẩm tranh truyện được giải lần này một lần nữa lại khẳng định cùng bạn đọc: Tranh truyện của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên, mặt yếu mà chúng tôi thấy cần nói thêm ở đây là kịch bản sáng tác còn quá ít. Đa phần các hoạ sĩ đều dựa vào tư liệu có sẵn từ sử sách hoặc cổ tích dân gian Thêm vào đó là phần lời và tranh kết hợp với nhau chưa thật nhuần nhuyễn, bố cục có chỗ còn lỏng lẻo. Một số bìa làm còn chưa công phu, sáng tạo. Loại tranh cômic được bạn đọc ưa thích nhưng chúng ta chưa có ai chuyên về thể loại này. Các hoạ sỹ chưa quan tâm đến loại hình cômic. Hy vọng thời gian tới các em thiếu nhi sẽ được đón nhận nhiều sáng tác mới của các hoạ sĩ chuyên và không chuyên trong cả nước.
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Ngành Giáo dục - Đào tạo Ninh Hải:Phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ năm học 2003-2004 (25/12)
 Vấn đề chuyển trường mầm non sang bán công ở Hà Nội (25/12)
 Hội thi cán bộ quản lý mầm non giỏi (24/12)
 Chất lượng giáo dục thấp, do đâu? (24/12)
 Mamnon.com được giới thiệu trên VNExpress (23/12)
 Cho trẻ học trước chương trình lớp 1 (4/12)
 Thời gian quyết định chất lượng giáo dục con? (22/11)
 Trẻ em học nói như thế nào? (2/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i