Giáo dục mầm non
   Sẽ xóa bỏ biên chế hàng triệu nhà giáo
 

"Ban hành vấn đề cải cách hệ thống GD quốc dân trong quý 1/2009; Xóa bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng trong đội ngũ giáo viên, tạo nên sự cạnh tranh phấn đấu của mỗi cá nhân".

Đây là 2 giải pháp được Bộ GD-ĐT xác định là mang tính quyết định, đột phá nhằm đổi mới giáo dục Việt Nam. Viện trưởng Viện Khoa học GD (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Hữu Châu thông tin về những nội dung cơ bản của dự thảo lần thứ 12 của Chiến lược Phát triển Giáo dục giai đoạn 2009 - 2020.

Theo dự thảo, chậm nhất 2015 Việt Nam sẽ có chương trình GD phổ thông mới, hướng đến sự lựa chọn cho từng cá nhân người học. Ảnh: Lê Anh Dũng


3 thách thức
Trong tầm nhìn đến năm 2020, dự thảo nhấn mạnh 3 ý: Phấn đấu đến một nền GD hiện đại, mang tính dân tộc; mang đến một cơ hội học tập tốt hơn cho mọi người; Chuẩn bị đào tạo những người lao động hiện đại có thể làm việc trong môi trường quốc tế.

Từ đó, chiến lược đưa ra 3 mục tiêu, cũng được đánh giá là "3 thách thức cần vượt qua": quy mô, chất lượng và quản lý GD.

Quy mô giáo dục: Phát triển hợp lý để chuẩn bị nguồn nhân lực cho đất nước thời kỳ CNH-HĐH và tạo cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân.

Phổ cập 1 năm đối với trẻ 5 tuổi và điểm nhấn giáo dục đại học"

Cụ thể: Thực hiện phổ cập 1 năm đối với trẻ 5 tuổi - trước khi vào tiểu học. Vấn đề này đang bắt đầu hình thành đề án chuẩn bị.

Ở THPT, sẽ đạt chuẩn phổ cập cơ bản 9 năm đúng độ tuổi ở hầu hết các tỉnh và TP vào năm 2020. Phấn đấu đến năm 2020, có ít nhất 80% dân số trong độ tuổi đạt trình độ tương đương THPT; 65% người lao động trong độ tuổi được đào tạo.

Đặc biệt, GD đại học phải là "điểm nhấn": Phấn đấu để có ít nhất 5 ĐH Việt Nam được xếp hạng trong top 100 ĐH đầu của ASEAN và 2 ĐH nằm trong top 200 của ĐH thế giới.

Chất lượng và hiệu quả: Chương trình và phương pháp giảng dạy GD mầm non phải đổi mới quyết liệt; Giáo dục phổ thông không chỉ đẩy mạnh rèn chữ mà đẩy mạnh rèn năng lực làm người - một con người toàn diện. Đặc biệt, HS phổ thông sẽ có khả năng sử dụng tin học và ngoại ngữ.

Ở các chương trình nghề nghiệp, có 95% HS tốt nghiệp được cơ quan tuyển dụng đánh giá đạt yêu cầu làm việc. Trong vòng 5 năm tới, sẽ cung cấp được nguồn lao động có thể xuất khẩu, có thể cạnh tranh về xuất khẩu nhập khẩu nguồn nhân lực. 5% SV tốt nghiệp ĐH đạt trình độ giỏi của các trường ĐH hàng đầu của ASEAN; SV tài năng sẽ được chú trọng và bồi dưỡng để có thể tạo vốn tinh hoa của đất nước.

- Về nguồn lực: Cung ứng đủ, phân bổ và sử dụng hiệu quả, đảm bảo điều kiện phát triển. Phấn đấu đến năm 2015 giữ được mức đầu tư ngân sách cho giáo dục là 21% và duy trì ở những năm tiếp theo. Huy động được từ các tổ chức kinh tế xã hội và được chia sẻ một cách hợp lý giữa nhà nước, gia đình và người học tạo nên "nguồn vốn" đủ để tạo nên nền GD có chất lượng.


Chen lấn nộp hồ sơ xét tuyển giáo viên tại TP.HCM tháng 9/2008. Ảnh: Q.T


11 giải pháp chiến lược
Dự thảo nêu 11 giải pháp, trong đó, có 2 giải pháp ngành GD muốn đệ trình Chính phủ và coi đây là 2 giải pháp mang tính quyết định, đột phá.

1. Đổi mới quản lý GD: Thủ tướng Chính phủ sẽ ban hành vấn đề cải cách hệ thống GD quốc dân trong quý 1/2009 để xóa đi tất cả những yếu kém, bất cập trong hệ thống. Sẽ tiến hành cải cách hành chính trong toàn bộ hệ thống GD, đẩy mạnh ứng dụng tin học hóa quản lý.

2. Xóa bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng đối với đội ngũ nhà giáo, tạo nên sự cạnh tranh phấn đấu của mỗi cá nhân. Sẽ miễn giảm học phí và cung cấp học bổng để thu hút HS vào các trường sư phạm...Thu hút giảng viên nước ngoài có uy tín về dạy học; tăng cường đẩy mạnh các khóa bồi dưỡng giáo viên bằng các chương trình tiên tiến. Đặc biệt là chương trình đào tạo 20.000 tiến sĩ để nâng trình độ giảng viên ĐH ở tầm tốt hơn.

3. Phát triển tài liệu chương trình GD, chậm nhất 2015 Việt Nam sẽ có chương trình GD phổ thông mới với những yếu tố tích cực hơn và hướng đến sự lựa chọn cho từng cá nhân người học. Viết nhiều bộ SGK dựa theo chương trình chuẩn.

2 giải pháp đột phá: ban hành vấn đề cải cách hệ thống GD quốc dân; xóa bỏ biên chế, chuyển sang hợp đồng đối với đội ngũ giáo viên, giảng viên, tạo nên sự cạnh tranh phấn đấu của mỗi cá nhân

4. Định kỳ 3 năm một lần, tổ chức đánh giá chất lượng học tập toàn quốc và công bố công khai để xã hội biết chất lượng GD Việt Nam đang ở mức nào.

5. Xây dựng các chương trình kiểm định độc lập các cơ sở và công bố công khai.

6. XHH GD với cơ chế học phí mới, có tinh thần đảm bảo sự chia sẻ giữa người học-nhà nước và người sử dụng. Nghiên cứu có hỗ trợ cho các cơ sở NCL về đất đai, vốn, thuế và xác định rõ những tiêu chí thành lập các cơ sở này

7. Đẩy mạnh hơn nữa việc hoàn thành các chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất, ưu tiên quỹ đất để xây dựng một số khu ĐH chung, tạo quỹ đất để xây dựng các trường học, phấn đấu học 2 buổi/ngày; Xây dựng một số phòng thí nghiệm hiện đại ở một số trường ĐH trọng điểm.

8.Gắn đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, lập các trung tâm dự báo, phân tích, dự đoán nhu cầu nhân lực của đất nước, cung cấp nguồn thông tin cho các cơ sở đào tạo. Đồng thời tạo điều kiện cho các DN tham gia vào quá trình đào tạo và mở các chương trình đào tạo trong các DN lớn.

9. Hỗ trợ GD cho các vùng miền ưu tiên tạo công bằng xã hội thì sẽ thực hiện cơ chế học bổng, học phí, quỹ tín dụng SV; hỗ trợ và giảm giá SGK cho những HS vùng sâu, vùng xa, đặc biệt với người khuyết tật và ưu tiên tuyển sinh với người dân tộc thiểu số.

10. Nâng cao hiệu quả hoạt động KH-CN, tập trung vào việc tổ chức 1 số ĐH phát triển theo hướng nghiên cứu, phấn đấu đến năm 2010, có 30 trường ĐH theo hướng nghiên cứu cơ bản, còn lại sẽ phát triển theo hướng nghề nghiệp. Hình thành tốt hơn tam giác liên kết giữa các ĐH, cơ sở nghiên cứu và doanh nghiệp.

11. Xây dựng những cơ sở GD tiên tiến, xây dựng 4 trường ĐH đẳng cấp quốc tế. Tiến tới phát triển mạng lưới các trường ĐH thân thiện.

Theo Vietnamnet

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:


guest

Chắc mình phải đổi nghề
Ngày gửi: 12/18/2008 9:49:17 PM

Nhờ có biên chế mà chúng tôi còn có động lực,cố gắng bám trụ với nghề. Trong tương lai, ngành GD cắt giảm biên chế tôi thiết nghĩ không biết còn được bao nhiêu giáo viên theo nghề. Đặc biệt là ngành mầm non mà tôi đang theo đuổi. Vì ngay chính bản thân tôi cũng đã nhiều lần suy nghĩ "chắc mình phải đổi nghề".


guest
Chắc mình thất nghiệp qúa.
Ngày gửi: 12/19/2008 9:17:25 PM


Ngành mầm non là ngành mà giáo viên rất dễ bị bắt nạt ngầm của BGH vì chúng tôi lên một tiết dạy hoàn chỉnh đàng hoàng phải mất thời gian chuẩn bị hơn một tuần. Giáo án thì kiến thức mênh mông, không có giới hạn dạy gì, không dạy gì, tất cả chúng tôi đều phải cung cấp, dạy mẫu giáo mà như dạy đại học gì cũng dạy, lúc thì cô đưa yêu cầu cao qúa, lúc thì cô cần phải mở rộng thêm cho trẻ hiểu, trẻ đả 5 tuổi rồi còn gì? Lúc vui thì chấm tốt lúc không vui thì chấm trung bình, lưỡi thì mãi không xương, nếu đi dự giờ đột xuất thì không chết cũng lết, cho nên cần phải biết yêu thương quý trong BGH, bây giờ cắt giảm biên chế đưa hết vào hợp đồng, lần này BGH cần được yêu thương quan tâm nhiều không thôi thất nghiệp như chơi chứ lỵ. Hãy cho chúng tôi một chương trình dạy cụ thể, rõ ràng đâu ra đó thì môi trường mẫu giáo mới thân thiện, học sinh mới tích cực được. Đấy là thực trạng trường tôi, hiệu trưởng trường tôi từng nói khi tức giận : "Tôi mà có quyền sa thải thì trường này tôi sa thải 5 người" trời ơi không biết 5 người đó có mình không nữa, cả trường co rúm người lại, phải yêu thương hiệu trưởng thôi. Kẻo thất nghiệp như chơi. Hiệu trưởng một trường nhiều nhiệm kỳ quá mọc răng nanh chứ chẳng vừa. Vua một cõi là hiệu trưởng trường tôi hét ra lửa đấy...



guest

Mệt chết người ....
Ngày gửi: 12/21/2008 5:11:19 PM

Hiệu trưởng là phe của PGD giáo dục đấy, Hiệu trưởng có sai phạm gì đi nữa, "cấp trên" cũng phải đàn áp giáo viên trước. Các bạn có gặp trường hợp này không: Cơ sở xuống cấp, SGD góp ý bộ phận nào chịu trách nhiệm bộ phận đó( Tại chị không đề nghị mua, tại chị làm sai...) nhưng qua kiểm tra rồi....thì "Hiệu trưởng nói không có tiền, xài đỡ đi", bó tay luôn. Chuyên môn thì sao "hiệu trưởng thương thì tốt, không thích thì TB muôn đời đó", Sổ sách qui định đã mệt- HT còn cho thêm một lô sổ nữa Vì nghĩ rằng CNV, GV còn quởn chưa làm hết thời gian của mình.... Mệt chết người !


guest
Đã quyết định thế !
Ngày gửi: 12/24/2008 8:18:18 PM


Nói gì thì nói cuối cùng tôi nghĩ chắc là không thay đổi đươcc gì, đất nước ngày một thay đổi và ai cũng muốn tự mình thay đổi một cái cho " Kêu" nhẽ nào .....



guest

Tui cũng mệt
Ngày gửi: 12/24/2008 9:11:05 PM

Hiệu phó chuyên môn trường tôi thật khó khăn, ai yêu sếp thì sếp yêu lại


guest
Xóa biên chế là tạo điều kiên cho BGH tham ô, móc ngoặc và lộng quyền.
Ngày gửi: 12/25/2008 6:34:21 PM


Trong một trường thì bao giờ cũng vậy BGH chỉ chấm những giáo viên cho mình quà cáp nhiều mới có những danh hiệu như chiến sĩ thi đua, tấm gương sáng, dạy giỏi...., còn những giáo viên khác dù có nhiệt tình chăm sóc và giảng dạy các cháu nhưng thiếu quà cáp quan tâm những khi 1 trg BGH bị đau ốm. Thì bao giờ cũng chỉ là giáo viên trung bình hoặc khá là cùng. Đó cũng là cách đánh giá hầu hết trong các trường đều như thế. Nay ra quyết định xóa biên chế là tạo điều kiện để BGH càng lộng quyền và bành trướng uy quyền để thu nhận những giáo viên có đút lót quà cáp, hoặc dùng những người thân trong gia đình mình vào trường và tống khứ những người gv mà họ cho là chống đối hoặc không biết biếu xén.....tôi nghĩ lãnh đạo khi ra quyết định gì thì cũng phải xem xét cho kỹ luỡng. Đừng góp phần cho bọn sâu dân mọt nước tiếp tục tiêu cực trong khi miệng thì hô to khẩu hiệu chống tham nhũng mà vô tình lại tạo cơ hội để bọn tham ô lộng hành



guest

Đồng ý .
Ngày gửi: 12/26/2008 8:32:38 PM

Tôi cũng đồng ý với ý kiến trên, rất đúng với trường của tôi nữa. Hiệu trưởng trường tôi bây giờ nhận hối lộ trắng trợn, xin vào làm việc trường tôi là phải tốn 5 - 6 triệu, và hiệu trưởng toàn nhận người không ra gì, cô giáo Mẫu giáo mà hát một bài hát Mẫu giáo không đúng giọng.


guest
Thắc mắc.
Ngày gửi: 12/26/2008 8:41:26 PM


Lương hiệu trưởng đâu có cao hơn giáo viên là bao mà chúng nó xây lầu 5- 6tầng, nhà cao cửa rộng quá. Hhọc sinh mẫu giáo từ 3-5 tuổi nhưng hiệu trưởng nhận luôn học sinh 2 tuổi 2,5 tuổi những học trò này sắp xếp rải rác các lớp mầm và mua phiếu ăn bằng sổ đen, chấm cơm bằng sổ đen thu các khoản bằng sổ đen, khi có phòng kiểm tra thì cho học sinh đó nghỉ học (Vì đã thỏa thuận từ khi nhận) và chúng tôi cực khổ trăm điều với những trẻ nhỏ chưa đủ tuổi này nhưng đành phải im lặng vì sợ hiệu trưởng lắm lắm... ,



guest

Chống tiêu cực để làm gì?
Ngày gửi: 1/1/2009 2:14:55 PM

Tôi là giáo viên mầm non rất lo sợ vì mất việc làm khi hợp đồng. Nhưng rồi sự lo sợ đó đã dến với tôi, trường tôi là trường công lập nên 100% đều biên chế, chỉ một lí do là cô công tác chưa đủ 5 năm nên không được biên chế. Trong khi nhiều cô dạy 10-17 năm nhưng không biết giáo án này phải soạn ra sao và sổ sách làm như thế nào? Trình độ chỉ có trung cấp trong khi tôi chỉ dạy 4 năm nhưng năm nào cũng có bằng khen "CHIÊN SĨ THI ĐUA CẤP TỈNH" có một cô ở trường khác chỉ mới hợp đồng chưa đầy 2 tháng thì lại được biên chế và đến công tác tại trường tôi. Và thế là tôi phải chuyển đến hợp đồng ở trường khác cách xa nhà tôi tận 7km với đồng lương hợp đồng ít ỏi 540000 chưa dóng BHXH. Biên chế thì được ở lại trường còn hợp đồng thì phải đi xã khác xa hơi thử hỏi có công bằng không?


guest
Nỗi lo lắng.
Ngày gửi: 1/3/2009 9:30:12 PM


Tôi là hiệu trưởng của một trường mầm non xã thuộc huyện biên giới. Quy định năm nay của ngành là định biên giáo viên đứng lớp là 1,7. Thế nhưng trường tôi có 9 nhóm lớp trong đó có 8 nhóm lớp là tổ chức ăn bán trú tại trường. Trong đó biên chế là 15 CB-GV-NV, chia ra BGH: 3 đồng chí, giáo viên: 10 đồng chí, nhân viên: 2 đồng chí. Như vậy năm học này thiếu 6 giáo viên nữa. Trường tôi đã phải vận động phụ huynh và xã hội hóa ủng hộ mỗi tháng chỉ chi trả cho mỗi giáo viên hợp đồng được 800.000 đồng/1 tháng. Nếu theo tình trạng lương hiện nay kéo dài năm này, sang năm sẽ phải làm như thế nào để tăng thêm mức thu nhập cho giáo viên từ 1.000.000 đến 1.300.000/1 tháng.



guest

Biên chế hay hợp đồng? Điều gì mới là quan trọng thực sự với GVMN?
Ngày gửi: 1/3/2009 10:43:48 PM

Tôi là một GVMN Với 10 năm tuổi nghề nhưng chưa được biên chế. Thực sự điều đó không quan trọng bởi nếu được biên chế thì lương của tôi khi già mới gọi là cao hơn một chút. Vậy tôi thiết nghĩ vậy tại sao không có chế độ lương bổng thỏa đáng cho GVMN khi họ còn đang tuổi cống hiến, họ cũng có gia đình, con cái như bao người khác, họ cũng học các trường cao đẳng, đại học chí ít cũng 3,4 năm đấy chứ. Đó là chưa kể đến thời gian làm việc do đặc thù của nghề mà họ làm việc đến 10 tiếng một ngày. Ai sẽ trả lương cho số giờ công dôi dư này? Cá nhân tôi nhận thấy muốn GVMN yên tâm công tác nghành GD phải có một chế độ lương bổng thỏa đáng, bởi tôi tin chắc rằng mức lương hiện nay của GVMN chỉ bằng lương của lao động phổ thông mới ra nghề mà thôi. Bỏ biên chế cũng tốt, nhưng phải có chế độ lương xứng đáng với công sức các GV cống hiến. Như thế họ mới thực sự yên tâm công tác. Nhiều lúc tôi tự hỏi bao giờ tôi dám tự tin động viên con gái mình theo nghề của mẹ.Chắc ngày đó còn xa lắm.!.!!!!!!


guest
Mong muốn
Ngày gửi: 1/4/2009 4:49:48 PM


Là cán bộ quản lý chuyên môn của một trường mầm non, tôi mong sao tiền lương trả cho giáo viên theo hiệu quả công việc. Bởi hiện nay có nhiều giáo viên trong biên chế ì ra, họ không cố gắng làm việc. Trong khi đó giáo viên hợp đồng phải nói rằng nai lưng ra làm và gánh vác công việc lớp. Lương của họ rất thấp. Chính vì vậy, việc xóa bỏ biên chế tạo sự cạnh tranh trong mỗi cá nhân là điều cần làm. Song, sự cạnh tranh đó cũng cần phải tính đến tiền lương chi trả phù hợp để sự cạnh tranh đó có tác dụng thúc đẩy mỗi cá nhân thực sự làm việc có hiệu quả, tránh tạo ra cuộc đua "gần" sếp (hiện nay đã giao quyền tự chủ cho hiệu trưởng)để được lương cao thì GVMN đã khổ sẽ càng lại khổ hơn nữa.



guest

Chuyển nghề.
Ngày gửi: 1/5/2009 3:11:50 PM

Tôi đang là sinh viên SPMN chắc tôi sẽ chuyển sang ngành kinh tế. Không những riêng tôi mà còn rất nhiều người khác nữa, có như vậy cuộc sống của tôi sau này mới đảm bảo.


guest
Góp ý.
Ngày gửi: 1/8/2009 9:37:53 PM


Tôi cũng đổi nghề thôi, tôi chưa hết vui mừng vì được trúng tuyển vào trường Cao đẳng sư pham TW3, vậy mà tôi phải bỏ học vì tôi thấy các cô tâm sự tôi sợ quá. Bỏ nghề thôi chưa muộn kẻo sau này dính vô rồi thời gian dành hết cho công việc, chăm sóc con thiên hạ, con của mình ai lo???? Chồng của mình thậm chí không có thời gian yêu, thôi vĩnh biệt những đôi mắt tròn ngơ ngác, vĩnh biệt những đôi môi phụng phịu dễ thương,....cô không đủ can đảm để yêu như thế....tôi không ham giàu sang phú quý, tôi chỉ cần có thời gian để đảm việc nhà......



guest

Chia sẻ với đồng nghiệp
Ngày gửi: 5/2/2012 9:10:33 PM

Tôi thấy rằng các bạn có những bức xúc giống như chúng tôi .Hiệu trưởng bây giờ họ chỉ ăn tiền thôi ,chuyên môn thì không có vì họ mua chức mà ,họ phải tìm đủ mọi cách thu lại vốn họ bỏ ra .Nếu có trình độ chuyên môn ,chịu khó ,chưa đủ để tiến lên mà dù có ngu dốt có tiền thì người ta cho đi đào tạo và hưởng lương cao hơn người vắt sức đi làm từ sáng sớm cho đến tối .


Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Mầm non tư thục khu vực Hà Nội mở rộng đang bị thả nổi (16/12)
 Bảo đảm an toàn sức khỏe cho trẻ mầm non: Cẩn trọng từ những việc nhỏ (15/12)
 Nộp tiền để được lên...bìa lịch? (11/12)
 Quá tải mầm non công lập: Cần giải quyết sớm (11/12)
 Ở nơi trường không ra trường (10/12)
 Gửi trẻ kèm theo thuốc phải ký cam kết (3/12)
 Ngành mầm non bước qua khó khăn để đi lên! (2/12)
 Gợi ý từ Giáo dục Mỹ bậc tiểu học (1/12)
 “Người của Đảng” (28/11)
 Xót con thì phải "phong bì" cho cô giáo? (27/11)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i