Giáo dục mầm non
   Tự nguyện hay "ép" tự nguyện?
 
Giờ học của cô và trẻ trường mầm non Cát Bi, Hải Phòng
(ảnh chỉ có tính minh họa)
Sau khi GĐ&XH đăng bài “Đừng “mua” cô giáo mầm non” (số 118, ra ngày 1/10/2008), chúng tôi đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi từ khắp mọi miền qua điện thoại, email. Nhiều ý kiến thông cảm nhưng không ít người cũng cảnh báo: nhà giáo đừng để sa vào vòng lao lý vì... “ăn quá mặn”!

Cảm thông và bức xúc
Trong email gửi tới diễn đàn, chị Nguyễn Mai Hương (email: ngockhanh.inexime@gmail.com) cho biết, rất buồn và bất bình với tình trạng “mua” giáo viên mà Báo GĐ&XH đã đưa tin.

Chị có một con trai hơn 3 tuổi, đi học ở trường mầm non dân lập, học phí cao hơn so với trường công lập gấp 3 lần. Theo thông lệ, mỗi phụ huynh các lớp đóng cho Ban phụ huynh là 600.000đ để Chi hội phụ huynh “có quà” cho các cô giáo ngày lễ, Tết. Sự đồng đều đó nhằm hạn chế tình trạng phụ huynh “mua” giáo viên.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có nhiều phụ huynh nhân ngày lễ, tết có “mua” thêm cô giáo. Mà “mua” thì mỗi năm có đến hàng chục ngày lễ: Tết dương lịch, Tết nguyên đán, ngày 8/3, ngày 1/5, 1/6, rằm Trung thu, 2/9, 20/10, 20/11, Noel...

Chị là một phụ huynh với đồng lương công chức ít ỏi, không có khả năng “mua” thêm cô nên thấy buồn và lo lắng khi nghĩ rằng: con mình sẽ không được quan tâm, dạy dỗ bằng con cái phụ huynh khác có nhiều tiền hơn.

Anh Trần Mạnh Tuấn, số 1086 đường 30/4 phường 11, TP Vũng Tàu có ý kiến: Tiêu cực trong giáo dục không chỉ làm “méo” hình ảnh các thầy cô giáo mà những “con sâu” này còn làm băng hoại tư cách cao đẹp, mất uy tín trong lòng nhân dân. Vì thế theo anh Tuấn, những thầy cô giáo “làm tiền”, nhất định phải đưa ra khỏi ngành giáo dục.

Chị Lại Thị Hồng Thắm ở địa chỉ email tham-lth@alpha-ecc.com cho rằng: “Tôi không tán thành việc “cô giáo nhận tiền ngoài sẽ bị thôi việc”.

Tôi có một con trai năm nay gần 6 tuổi và đi nhà trẻ từ khi được 17 tháng. Trong suốt thời gian cháu học ở nhà trẻ, gia đình luôn chú ý và hỏi thăm hoàn cảnh của từng cô giáo mà con đang theo học. Hoàn cảnh gia đình không giàu có nhưng ngày lễ trong năm lúc nào cũng có quà cho các cô. Tôi thường chia sẻ phần thưởng của tôi cho các cô, đơn giản tôi nghĩ đó là món quà để động viên tinh thần. Vấn đề ở đây là phụ huynh của các cháu đưa tiền cho cô giáo như thế nào?

Mỗi dịp lễ, Tết, tôi thường bỏ vào phong bì số tiền định sẵn, tất cả đều bằng nhau và không bao giờ ghi gì bên ngoài để các cô hiểu rằng tôi không phân biệt giữa các cô. Tôi nghĩ, đừng bao giờ đánh đồng giữa hai việc tự nguyện và đòi hỏi phụ huynh “tự nguyện”, vì thấy hoàn cảnh của các cô quá vất vả mà thu nhập không được bao nhiêu. Chuyện bồi dưỡng cho giáo viên xuất phát từ tình cảm cá nhân mỗi người, theo tôi, nhà trường không thể can thiệp”.

Khoản thu khó hiểu
Một phụ huynh khác gặp trường hợp, sau khi đã đóng 600.000đ tiền học cho con nhưng phải đóng “đột xuất” thêm 25.000đ tiền “chăm cháu buổi trưa” ở Trường mầm non HM, quận Hai Bà Trưng (HN) đã bức xúc: Lúc đóng học đầu năm, nhà trường đã tính giờ ở lớp cho cháu từ 7h sáng đến 4h chiều. Việc “đẻ” thêm tiền chăm cháu buổi trưa không đáng bao nhiêu nhưng không thuyết phục, vì thế nhiều phụ huynh cực lực phản đối. Thế nhưng nhà trường vẫn triệu tập cuộc họp phụ huynh đột xuất và phát giấy để phụ huynh đăng kí nộp tiền. Mặc dù nhiều người không đồng ý nhưng ai nấy đều nhìn nhau và cắn răng “tự nguyện” nộp.

Khoản tiền này không lớn nhưng nó khiến người khác phải băn khoăn. Trong khi đó, nhiều trường mầm non khác cũng có mức thu tương tự, họ không “đẻ” thêm khoản thu này mà trưa nào cũng cắt cử nhau trông các cháu. Nhiều phụ huynh cho rằng đây là một khoản thu vô lý, khó chấp nhận.

Mỹ Hà (lược ghi)

Quê nghèo, cô giáo “đói”
Cô giáo Nguyễn Thị Hồng Yên và các cháu Trường mầm non xã Quảng Phong, Quảng Trạch, Quảng Bình.
Diễn đàn nhận được bài viết về đời sống giáo viên của một miền quê nghèo thuộc tỉnh Quảng Bình. Xin giới thiệu để độc giả có cái nhìn nhiều phía về đời sống giáo viên mầm non.

Chúng tôi đến Trường mầm non xã Quảng Phong (Quảng Trạch, Quảng Bình) lúc cô giáo Nguyễn Thị Hồng Yên (40 tuổi) đang say sưa trong giờ kể chuyện. Là giáo viên lâu năm trong nghề, cô giáo Yên cho biết: “Thực tế, với đồng lương chưa đến 900.000 đồng/tháng, chúng tôi lo cho bản thân chưa đủ, nói gì đến chuyện chăm lo cho gia đình, con cái học hành, trong khi vật giá thì cứ leo thang từng ngày. Tất cả chỉ vì lòng yêu thương con trẻ nên tôi bám lấy nghề, nhưng nhiều đêm cũng phải thao thức và đấu tranh bản thân ghê lắm”.

Cùng chung tâm sự với cô giáo Yên là cô Nguyễn Thị Kim Thìn. Sau bao lần thay đổi nghề nghiệp, cuối cùng cô cũng trở về với công việc dạy học mầm non với niềm hy vọng: Một lúc nào đó, xã hội sẽ có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn đối với giáo viên mầm non để đời sống chị em đỡ khổ hơn.

Cô giáo Phan Thị Loan, Hiệu trưởng Trường mầm non Ba Đồn, một trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) cho biết, đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường là 32 người, trong đó 100% giáo viên trực tiếp đứng lớp có trình độ chuyên môn từ Cao đẳng trở lên. Cô Loan bộc bạch: “Ngoài số giáo viên thuộc diện biên chế (12 người) hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, số giáo viên còn lại chủ yếu là hợp đồng. Chúng tôi trả lương cho họ từ nguồn thu học phí của các cháu. Với mức 85.000 đồng/cháu/tháng, trường dành đến 90% trong số này để trả lương từ 1,1 - 1,3 triệu đồng/giáo viên/tháng. Như vậy đã cố gắng hết sức. Ngoài ra, giáo viên không có nguồn thu nào khác”.

Nên chăng, đã đến lúc, toàn xã hội hãy chung tay với giáo dục mầm non, không chỉ bằng những lời động viên, mà bằng cả những hành động cụ thể, thiết thực để giáo viên mầm non yên tâm với công việc trồng người.

Đinh Xuân Tiễn (Khu phố 3, thị trấn Ba Đồn, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình)

Theo Giadinh.net
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Chế độ sinh hoạt 1 ngày của trẻ Mẫu Giáo ( 3 đến 6 tuổi ) (3/10)
 Nhiều trường mầm non chưa công bố chất lượng sữa (2/10)
 Đừng “mua” cô giáo mầm non (1/10)
 Thực hiện phương hướng nhiệm vụ GDMN năm học 2008-2009 (1/10)
 Ðiều kiện thành lập trường mầm non tư thục (30/9)
 Mầm non An Giang, từng bước công nghệ hóa giáo dục. (29/9)
 Sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa trong trường mầm non: Không để trẻ thiệt thòi ! (26/9)
 Trường mầm non ngưng dùng sản phẩm chế biến từ sữa (26/9)
 Giáo dục mầm non tư thục khu vực ngoại thành: Mạnh ai nấy làm! (25/9)
 Thông báo : vệ sinh an toàn thực phẩm của mặt hàng sữa (25/9)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i