Giáo dục mầm non
   Giúp con cái sống hoà thuận
 
“Con không gây chuyện. Chị Hiếu đánh con trước”, “Em Thảo phá đồ chơi của con”, “Tại sao con không chơi được? Vậy là không công bằng!” Nghe quen quá phải không? Để giúp con cái sống hoà thuận, cha mẹ hãy áp dụng 5 nguyên tắc sau đây: 1. Nhìn toàn cảnh. Nhà giáo dục Elizabeth Crary nói: “Người lớn thường xuyên can dự vào cuộc tranh chấp nên họ không nhìn được toàn cảnh”. Đứa trẻ tạo hỗn loạn bằng hành vi thù nghịch cũng có thể là nạn nhân của sự trêu ghẹo liên tiếp từ một đứa trẻ khác. Biết rõ điều gì đang xảy ra thì cha mẹ có thể giúp đỡ cho cả hai đứa trẻ. Nhận biết trẻ để có dịp khuyến khích trẻ có cách xử xự tốt: “Mẹ thích cái cách mà con cho em cùng chơi như vậy". 2. Tập trung vào tình cảm. Khi tức giận, trẻ cũng khó xử lý đúng. Trước hết, đặc biệt với đứa nhỏ hơn, cha mẹ có thể cần gợi ý. Chẳng hạn: “Mẹ biết con buồn vì chị con không cho con chơi bút màu”, hoặc: “Con có vẻ buồn vì mẹ dành nhiều thời gian cho em bé”. Khi trẻ thấy tình cảm của mình được nhận biết, thì trẻ thường dễ thông cảm hơn với người khác. 3. Bảo vệ quyền sở hữu của trẻ. Các động thái gây hấn của trẻ tạo ra sự chú ý hơn là vi phạm – chẳng hạn, lấy đồ chơi hoặc không chia sẻ. Nhưng tài sản và quyền cá nhân khá quan trọng đối với trẻ. Nên bảo vệ “quyền sở hữu” của trẻ để hạn chế việc tranh giành, đối chất. Khoảng riêng tư cũng đáng được bảo vệ. Tuy nhiên, cũng cần khuyến khích ở trẻ sự nhường nhịn hợp lý. 4. Để trẻ tự trả lời. Hãy giúp trẻ tự tìm ra cách giải quyết. Kế hoạch 3 bước là “thượng sách”. Một, xác định vấn đề: “Tranh giành cái gì?”, Hai, thúc đẩy sự hiểu biết bằng cách hỏi trẻ lập lặp lại quan điểm của trẻ: “Anh/chị/em con nói gì về việc chơi đồ chơi?”. Ba, hãy xem trẻ có thể tìm cách giải quyết hay không. 5. Làm gương tốt. Người mẹ là trọng tài trong các cuộc tranh chấp, nhưng có sự tham gia xử lý của người cha thì ảnh hưởng sẽ “nặng ký” hơn. Cha mẹ có thể tạo ra những tình huống giáo dục bằng cách chơi chung với trẻ làm tăng sự hợp tác. Được kích thích, trẻ sẽ thân thiện, biết yêu thương nhau trong gia đình. Theo Phụ Nữ TP.HCM
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Vườn ươm giáo dục mới (4/7)
 Học lớp tăng cường ngoại ngữ: Khó hay dễ? (1/7)
 Lập Website – Tại sao không? (26/6)
 IBM Kidsmart: học mà chơi, chơi mà học (25/6)
 Vào mạng cùng học sinh mẫu giáo (7/6)
 "Xây dựng văn hóa đọc cho trẻ từ khi mới biết chữ" (6/6)
 Học ngoại ngữ từ 3 tuổi hay lớp 3? (3/6)
 Nuôi con kiểu Tây (23/5)
 Học mầm non: Chọn trường maxơ (20/5)
 Nỗi khổ trường điểm! (8/5)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i