Giáo dục mầm non
   Mầm non @
 
Giờ hoạt động của HS lớp chồi 3, Trường mầm non bán công Bến Thành, Q.1, TP.HCM ở phòng Kidsmart, từng nhóm 2-5 HS cùng ngồi vào một máy tính. Hai HS Chi Giang và Thùy Trang chọn ngay trò chơi tìm hạt đậu trong Ngôi nhà không gian và thời gian. CHƠI VÀ HỌC Trên màn hình hiện ra một con kiến màu cánh gián, xa xa là hạt đậu màu hồng xinh xinh, bên dưới có bốn mũi tên chỉ: phải, trái, lên, xuống. Giang cầm chuột điều khiển, Trang ngồi cạnh bên nhắc “phải” đi, “phải” đi, con kiến kêu tít tít cái đầu chớp đỏ “y như đèn giao thông ở ngã tư - nó báo mình sai đó” - Trang giải thích. Hai cô bé bắt đầu hồi hộp khi cái đầu con kiến chớp đèn đỏ liên tục. Chú két nằm bên góc màn hình cứ nháy nháy mắt động viên “try again!”. Và rồi... cả hai cùng reo lên thích thú: “Ăn rồi!”. Hạt đậu màu hồng chui thẳng vào miệng con kiến, nó nhai “sột sột” một cách ngon lành - cái đầu đang màu cánh gián chuyển ngay sang màu hồng, hai sợi râu đong đưa ra chiều thích lắm... Trong khi đó, Chấn Châu, Minh Triết và Bảo Minh lại cần mẫn ở “xưởng lắp ráp đồ chơi” trong Ngôi nhà khoa học: hàng loạt bộ phận của con vịt được tách rời và bày lộn xộn. Minh nhấp chuột lấy cái mỏ cho vào phía trước khuôn, lấy cái chân cho xuống phía dưới... - chú ong phía trên màn hình đóng vai vị giám khảo vỗ tay khen liên hồi “good, good!”. MỘT Ý TƯỞNG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Toàn bộ nội dung và cách trình bày được thiết kế theo quan điểm mới về phương pháp dạy học “lấy HS làm trung tâm”. Phần mềm gồm năm nội dung: Ngôi nhà toán học, Ngôi nhà khoa học, Ngôi nhà không gian và thời gian, Ngôi nhà sách và Những đồ vật biết nghĩ. TS Trần Lan Hương, Trường CĐ Sư phạm nhà trẻ - mẫu giáo T.Ư 1, cho biết: “Cách đây bốn năm, khi bắt đầu đưa chương trình Kidsmart vào thử nghiệm, nhiều người đã đặt nghi vấn “máy tính có phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo; có đóng vai trò giáo dục; có ảnh hưởng đến sự phát triển giao tiếp xã hội, ngôn ngữ của trẻ?...”. Bây giờ thì đã có thể khẳng định: nó là một chương trình dạy học tích cực, có thể coi như một bộ sưu tập phong phú về các chiến lược dạy học”. TS Hương cho rằng: “Sức mạnh đầu tiên và rõ nét của Kidsmart thể hiện ở sự lôi cuốn mạnh mẽ, kích thích sự tập trung chú ý cũng như hứng thú khám phá của trẻ (màu sắc của hình ảnh, sự ngộ nghĩnh của các nhân vật, nội dung chơi gần gũi, dễ hiểu, có ý nghĩa và âm thanh vui vẻ). Đây là bài học kinh nghiệm đầu tiên đối với giáo viên mầm non khi tổ chức cho trẻ học. Chúng ta quen bắt trẻ học theo cách dạy của người lớn, nhưng phần mềm này đã đặt lại vấn đề: hãy cho trẻ được tự làm, tự lựa chọn, tự quyết định và hài lòng, sung sướng với những kết quả lựa chọn ấy”. Không những thế, theo Th.S Nguyễn Thị Ngọc Châm - phó vụ trưởng Vụ Giáo dục mầm non, Bộ GD-ĐT: “Kidsmart còn giúp phát triển nghiệp vụ cho giáo viên mầm non: tự phát triển các hoạt động giáo dục khác từ ý tưởng của phần mềm”. Thật vậy, đến những trường mầm non có sử dụng phần mềm này sẽ thấy hàng loạt chương trình hoạt động, đồ dùng, đồ chơi (lấy ý tưởng từ Kidsmart) do giáo viên tự làm. Như giáo viên Trường mầm non Nhiêu Lộc (Q.Tân Phú, TP.HCM) lấy ý tưởng từ trò chơi “Nơi phân loại” phát triển thành “Những chiếc lá thú vị” (cả cô và trò cùng sưu tầm các loại lá có trong sân trường hoặc lấy từ sách, báo, tạp chí để ghép thành những con vật, đồ dùng ngộ nghĩnh...). Còn giáo viên Trường mầm non Măng non 2, Q.10, TP.HCM lại lấy ý tưởng từ “Xưởng lắp ráp đồ chơi” chế biến thành trò chơi tạo hình gắn xốp lên tường thành những vật trang trí xinh xắn... TS Lan Hương kết luận: Bên cạnh các trò chơi trên máy, chương trình còn cung cấp các trò chơi, hoạt động mở rộng. Nó không chỉ giúp trẻ biết cái gì, làm như thế nào mà còn giúp chúng biết ứng dụng vào cuộc sống thực (hiểu khi nào thì làm điều đó). Nghĩa là, Kidsmart đã mang đến thêm một ý tưởng trong việc đổi mới các hình thức giáo dục trẻ nhỏ, thúc đẩy bậc học mầm non tiếp cận tích cực hơn nữa trong việc đưa công nghệ thông tin vào nhà trường. Kidsmart là chương trình hỗ trợ giáo dục mầm non của tập đoàn IBM. Từ chương trình này, IBM đã triển khai tặng máy và phần mềm tại 82 trường mầm non ở 30 tỉnh, thành trên toàn quốc. Ngoài ra, IBM còn kết hợp với Vụ GDMN tổ chức các buổi tập huấn sử dụng phần mềm và các cuộc thi sáng tạo cho các giáo viên. HOÀNG HƯƠNG ( Tuổi Trẻ)
 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Đổi mới giáo dục mầm non bằng công nghệ thông tin (7/4)
 Cải thiện chất lượng giáo dục và dinh dưỡng mầm non (5/4)
 Giáo dục mầm non giai đoạn 2001 - 2005: Không đạt mục tiêu (30/3)
 Ba Đình: Đưa bóng đá vào...mầm non (27/3)
 TP.HCM: đổi mới giáo dục nghệ thuật trong trường mầm non (23/3)
 Sự hình thành và phát triển tư duy ở trẻ em: Nâng cao trí thông minh cho trẻ (21/3)
 Có những nhóm trẻ như thế ! (26/2)
 10 trò chơi bổ ích với trẻ (22/2)
 Bồi dưỡng GV mầm non theo phương pháp mới (21/2)
 Dạy con qua câu hát đồng dao (16/2)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i