Giáo dục mầm non
   Nhân chuyện học vẽ của trẻ
 
 
 Các em nhỏ trong giờ học vẽ tại TT Green Hà Nội. Ảnh: Linh Tâm
Những câu chuyện về thế giới xung quanh, những hình ảnh về gia đình thân thuộc... được các họa sĩ  “nhí” của trường mầm non Ohana tái hiện trong các bức tranh cắt dán và những sắp đặt ngộ nghĩnh. Cô giáo Hà đặt tên cho triển lãm của các em là “My name is”. Xem triển lãm nhỏ này chợt thấy giáo dục thẩm mỹ qua hội họa nói riêng và nghệ thuật nói chung cho các em vẫn là một câu chuyện dài.

Bài học vỡ  lòng

Viện sĩ thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học Giáo dục Nga - M.Xkatkin- người từng lo lắng khi thấy một bộ phận thanh thiếu niên phát triển quá yếu về mặt cảm xúc, đôi khi tới mức “thất học” về cảm thức, cho rằng: “Mọi cơ sở để trẻ phát triển toàn diện đều hình thành lúc tuổi còn thơ - trong gia đình, ở vườn trẻ và ở trường học”. Ông coi giáo dục thẩm mỹ là phương tiện quan trọng nhất để giải quyết nhiệm vụ này bởi “cũng như tất cả các môn học khác, nghệ thuật phải truyền thụ và có thể truyền thụ tới các thế hệ mới kho tàng kinh nghiệm đồ sộ của nhân loại”.

Cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn - người đã rất thành công trong sự nghiệp âm nhạc cũng từng nói: “Nhờ vào các môn học âm nhạc ở nhà trường mà từ rất sớm tôi tự thấy mình có năng khiếu về nghệ thuật”.

Có thể nói giáo dục thẩm mỹ là một trong những nội dung quan trọng của giáo dục toàn diện đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ ở tuổi mầm non. Thụy Điển coi giai đoạn mầm non là “thời kỳ vàng của cuộc đời” và dành nhiều ưu đãi cho trẻ ở lứa tuổi này...

Khi tâm hồn thơ trẻ được đắp bồi

Thập kỷ 80, người có công rất lớn đối với việc giáo dục thẩm mỹ cho các em nhỏ qua các tiết học hội họa phải kể đến họa sĩ Thẩm Đức Tụ. Khi còn làm phụ trách mảng mỹ thuật ở Câu lạc bộ thiếu nhi Hà Nội, ông đã dày công tổ chức những lớp học mỹ thuật cho các em. Không chỉ được làm quen với sắc mầu, hình khối, ông còn đưa các em đến với những họa sĩ có tâm huyết như Trần Văn Cẩn, Nguyễn Đỗ Cung... Chính những buổi giao tiếp trò chuyện có chủ đích ấy đã khơi nguồn và nuôi dưỡng tình yêu cái đẹp cho các bé thơ.

Cũng với tâm huyết cho các em nhỏ, mấy năm gần đây Nhà xuất bản Kim Đồng chấp nhận bù lỗ để có tủ sách kiến thức thế hệ mới một cách có hệ thống về văn hóa, nghệ thuật, lịch sử. Tủ sách nghệ thuật không chỉ giúp trẻ tiếp cận được với tinh  hoa văn hóa của nhân loại mà cũng chính là hướng các em tới những giá trị tốt đẹp cuộc sống. Khi trái tim biết rung cảm với cái đẹp thì cũng có nghĩa là cái xấu sẽ bị đẩy lùi.

Trở lại với “My name is” mới thấy không phải ngẫu nhiên Lisa Moore, người Australia - Hiệu trưởng trường Ohana nhận Nguyễn Thu Hà khi Hà vừa tốt nghiệp trường ĐH Mỹ thuật vào làm giáo viên dạy nghệ thuật. Luận án tiến sĩ của Lisa đưa ra các phương pháp giáo dục mầm non thử nghiệm áp dụng tại Việt Nam trong bối cảnh nền kinh tế văn  hóa đang phát triển. Tại Việt Nam, hiện  không ít tổ chức phi chính phủ hoạt động trong lĩnh vực bảo vệ quyền trẻ em đã thông qua các hoạt động nghệ thuật để thực hiện mục tiêu chăm sóc, bảo vệ trẻ. Điển hình là Plan, tới đây tổ chức này sẽ có một dự án lớn tại nhiều nước trong đó có nước ta về “Truyền thông và nghệ thuật nhằm xây dựng môi trường an toàn với trẻ”.

Lời kết

Môi trường thiên nhiên, văn học, âm nhạc, hội họa... và cuộc sống sinh động hàng ngày chính là những bài học giáo dục thẩm mỹ cần được khuyến khích đưa đến với các em. Sự thiệt thòi của các em ở những môi trường “trắng” nghệ thuật, cũng như sự thiếu hiểu biết trong giáo dục thẩm mỹ đã để lại những hậu quả lớn. Đó là sự tụt hậu về mặt tâm hồn.

 Họa sĩ Đặng Thị Khuê - người rất quan tâm đến việc giáo dục thẩm mỹ cho trẻ nhỏ cho biết: ở nhiều nước hiện nay họ đã đưa vào chương trình giáo dục thẩm mỹ ở bậc học phổ thông những nội dung toàn diện hơn qua cách tận dụng tối đa các đặc thù của môn học và ứng dụng linh hoạt cho các bậc học phù hợp.  Chính việc giáo dục thẩm mỹ qua các loại hình nghệ thuật giúp trẻ tiếp cận với kiến thức nhân loại dưới góc nhìn bao dung và có trách nhiệm hơn, đồng thời cũng giúp trẻ ý thức được về tính cách độc lập trong sáng tạo cũng như sự gắn kết với cộng đồng. Những phẩm chất này còn đặc biệt có ý nghĩa trong cách ứng xử của trẻ với cuộc sống hàng ngày.

                                            ( Theo Hà Nội Mới )

 In Trang này     Email Trang này Chia sẻ lên Facebook

Bình luận:

Nhận xét của bạn:

Tiêu đề:
Nội dung:


Các bài đã đăng :
 Các địa phương tự quyết định ngày tập trung học sinh (7/8)
 Làm thế nào tổ chức hoạt động âm nhạc có hiệu quả trong trường mầm non? (6/8)
 Giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học (3/8)
 Quản lý mầm non tư thục - bài toán chưa có lời giải (2/8)
 TPHCM : Lớp Bồi dưỡng chuyên môn hè Nghành Giáo dục Mầm Non 2007 (2/8)
 TPHCM : Lớp tập huấn Can thiệp sớm trẻ khuyết tật tự kỷ học hòa nhập tại trường mầm non hè 2007 (2/8)
 Mầm Non Tuổi Ngọc _ Trường mầm non đầu tiên của Quận 8-TPHCM đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2002-2005 (1/8)
 Giáo dục mầm non TP.HCM: Cung không đủ cầu (28/7)
 Cô Trương Thị Việt Liên: Tâm đắc với sự sáng tạo (27/7)
 Gò Vấp: Thêm trường mầm non đạt chuẩn quốc gia (25/7)
Đăng nhập:
Mật khẩu:
Đăng kí tài khoản
nhac thieu nhi truyen thieu nhi
giáo án mầm non kheo tay



Truy cập:
http://www.mamnon.com
Công Ty Cổ Phần Mạng Trực Tuyến VietSin
Trung Tâm CNTT Giáo Dục Mầm Non
QTSC Building 3, Công viên Phần mềm Quang Trung, P. Tân Chánh Hiệp, Q.12, Tp. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (028).37150256
Số giấy phép: 62/GP-BC, cấp ngày: 09/02/2007. ® Ghi rõ nguồn "mamnon.com" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này. Mamnon Portal 5.0 - Bản quyền của công ty Vsionglobal
Số GCNĐKKD: 0303148799, Ngày cấp 19/12/2003 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh cấp. Email: mamnon@vsionglobal.com
code vyng magicbox 120x600 bjn ph?i